7 hãng hàng không Hàn Quốc bị phạt vì vi phạm quy định hỗ trợ người khuyết tật

7 hãng hàng không Hàn Quốc đã bị phạt vì không chỉ định hoặc cung cấp chỗ ngồi ưu tiên, cũng như các thông tin cần thiết cho hành khách gặp khó khăn trong việc di chuyển.

airplane-jejuair-20240808110624.png
Jeju Air là một trong 7 hãng hàng không bị phạt vì vi phạm quy định hỗ trợ người khuyết tật. Ảnh minh họa: Jeju Air

 

Ngày 7/8, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc (MOLIT) cho biết 7 hãng hàng không của nước này đã bị phạt vì không chỉ định hoặc cung cấp chỗ ngồi ưu tiên, cũng như các thông tin cần thiết cho hành khách gặp khó khăn trong việc di chuyển.

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, mức phạt 2,5 triệu won (1.816 USD) đã được áp dụng đối với mỗi hãng hàng không nói trên, bao gồm Jeju Air, T'way Air, Air Seoul, Air Premia, Air Busan, Eastar Jet và Aero K.

Theo MOLIT, các hãng hàng không đã vi phạm tiêu chuẩn thuận tiện giao thông hàng không dành cho người khuyết tật. Các đơn vị khai thác vận tải hàng không phải tuân thủ tiêu chuẩn này để đảm bảo an toàn cho hành khách khuyết tật, theo quy định của Luật Kinh doanh hàng không Hàn Quốc.

Quảng cáo

Các nhà khai thác vận tải hàng không Hàn Quốc được yêu cầu cung cấp các dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách khuyết tật khi lên và xuống máy bay, đồng thời cung cấp các chương trình đào tạo phù hợp cho nhân viên của hãng.

Trong khoảng 1 tháng tính từ ngày 8/5, MOLIT đã tiến hành thanh tra việc tuân thủ các quy định nói trên đối với 10 hãng hàng không và hai nhà khai thác sân bay ở Hàn Quốc. Theo đó, đã xác định các hãng Korean Air, Asiana Airlines, Jin Air và Korea Airports Corp. đáp ứng các tiêu chuẩn, trong khi 7 hãng hàng không giá rẻ nói trên đã vi phạm quy định.

Kết quả thanh tra cho thấy hai nhà khai thác sân bay Incheon International Airport Corp. và Korea Airports Corp. đã điều hành các trung tâm dịch vụ đặc biệt dành cho hành khách có vấn đề về khả năng di chuyển, đồng thời hỗ trợ họ di chuyển trong sân bay. Các công ty này cũng tích cực mở rộng các dịch vụ chuyên dụng tại các sân bay để tạo sự thoải mái cho hành khách.

MOLIT cho biết các hãng hàng không đã cập nhật trang web của hãng với thông tin mới nhất về chỗ ngồi ưu tiên, phát sách chữ nổi trên máy bay và nhanh chóng khắc phục các hoạt động kinh doanh không phù hợp.

Một quan chức của MOLIT cho biết: "Chúng tôi tin rằng đợt kiểm tra mới nhất này là cơ hội để các hãng hàng không nâng cao dịch vụ phục vụ nhiều hành khách hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi xem họ có tiếp tục tuân thủ các tiêu chuẩn hay không và nếu cần thiết, chúng tôi sẽ tăng cường các biện pháp phạt đối với những vi phạm tiêu chuẩn và các quy định hàng không khác”.

Theo một cuộc khảo sát trước đó của MOLIT, tính đến năm 2021, khoảng 30% dân số Hàn Quốc (hơn 15 triệu người) gặp các vấn đề khó khăn về khả năng đi lại. Con số này đã tăng mạnh trong vài năm qua, tăng khoảng 800.000 người từ năm 2016 đến năm 2021. Điều này đã làm dấy lên ngày càng nhiều ý kiến kêu gọi các nhà điều hành dịch vụ vận tải đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ hơn cho những người gặp khó khăn.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt

Ngân hàng Thế giới bổ sung vốn kỷ lục lên đến 100 tỷ USD cho phát triển toàn cầu

Số tiền khổng lồ sẽ được dùng để hỗ trợ 78 quốc gia có thu nhập thấp, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và ứng phó với Biến đổi Khí hậu.

WB: Lượng kiều hối toàn cầu tăng chậm đáng kể trong năm 2022 Nguyên nhân khiến WB cảnh báo về một thập kỷ mất mát của kinh tế thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần