LNG của Mỹ không thể giải quyết khủng hoảng khí đốt châu Âu?

Trong 10 năm tới, LNG được coi là chiếm tới 75% nhu cầu ở châu Âu. Các nhà sản xuất Mỹ sẽ vẫn là nhà cung cấp LNG lớn nhất cho các nước châu Âu trong dài hạn, nhưng trong ngắn hạn, LNG của Mỹ không thể lấp đầy khoảng trống do nguồn cung từ Nga sụt giảm.

Khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ đã trở thành một “phao cứu sinh” cho châu Âu đang gặp khó khăn khi Nga cắt nguồn cung thông qua một trong những đường ống dẫn khí đốt lớn nhất vào lục địa này. LNG của Mỹ sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong nguồn cung khí đốt của châu Âu, nhưng sẽ không đủ để tránh một đợt thiếu hụt lớn trong 3 năm tới.

Một nghiên cứu gần đây của công ty Rystad Energy, được tài trợ bởi Viện Dầu khí Mỹ và Hiệp hội Sản xuất Dầu khí Quốc tế cho thấy các nhà sản xuất Mỹ sẽ vẫn là nhà cung cấp LNG lớn nhất cho các nước châu Âu trong dài hạn. Nhưng trước khi thị trường tái cân bằng, sẽ có sự chênh lệch về nguồn cung kéo dài trong khoảng giữa năm 2023 và năm 2025.

Trong 10 năm tới, LNG được coi là chiếm tới 75% nhu cầu ở châu Âu. Mặc dù có nhiều lựa chọn khác ngoài Nga để có thêm nguồn cung khí đốt, chẳng hạn như từ Na Uy, Azerbaijan và Algeria, nghiên cứu của Rystad vẫn cho rằng LNG của Mỹ sẽ trở thành nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên chính cho châu Âu, sẽ đáp ứng một nửa nhu cầu vào năm 2030.

Hiện tại, hóa đơn nhập khẩu khí đốt của EU đã tăng gấp 10 lần so với bình thường để lấp đầy các kho chứa mùa Đông do việc chuyển sang sử dụng LNG từ khí đốt đường ống. Điều đáng chú ý là tất cả LNG được mua trên thị trường giao ngay và Brussels đang trở thành một khách hàng chính của thị trường giao ngay.

Trong khi đó, các nhà sản xuất Mỹ dường như rất vui khi bán khí đốt hóa lỏng của họ trên thị trường giao ngay, nơi mà họ có thể đạt được mức giá mà chỉ vài năm trước đây không thể tưởng tượng được. Các phương tiện truyền thông thậm chí đã đưa tin về các trường hợp chuyển hướng hàng hóa LNG từ châu Á sang châu Âu vì châu Âu sẵn sàng trả một khoản phí bảo hiểm để có được nguồn khí đốt này.

Với năm 2022, hành vi như vậy là hoàn toàn dễ hiểu khi các nước châu Âu tranh nhau tích trữ khí đốt cho mùa Đông, nhưng về lâu dài, nó có thể không mang ý nghĩa kinh tế.

Quảng cáo

Các ngành công nghiệp châu Âu đang phải vật lộn để duy trì lợi nhuận trong bối cảnh hóa đơn năng lượng tăng vọt. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ hiện đang quá chú trọng đến cạnh tranh để tồn tại mà không bận tâm đến lợi nhuận, điều đang gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với các chính phủ và thúc đẩy sự đa dạng hóa toàn diện hơn trong việc cung cấp khí đốt.

Dựa trên nghiên cứu của Rystad, về cơ bản, châu Âu đang thay thế một nhà cung cấp lớn - Nga - bằng một nhà cung cấp lớn khác – Mỹ - do đó khó có thể đa dạng hóa.

Đúng như vậy LNG từ Qatar và LNG từ châu Phi cũng là một lựa chọn, nhưng trừ khi châu Âu đồng ý với các cam kết dài hạn đối với dòng khí đốt của Qatar. Mặt khác, các dự án của châu Phi vẫn chưa được phát triển đầy đủ, hoặc, trong trường hợp của Nigeria , các vấn đề an ninh cần được giải quyết.

Mặc dù tất cả những điều này chắc chắn là tin tốt cho các nhà sản xuất khí đốt của Mỹ, nhưng cũng có một vấn đề nảy sinh: Không có đủ công suất đường ống để vận chuyển khí từ các lò đá phiến đến các đoàn tàu hóa lỏng ven bờ Vịnh, và việc cấp phép cho công suất LNG mới là một quá trình phức tạp và kéo dài.

Trước những thách thức này, các công ty khoan khí đốt của Mỹ đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu cả trong nước và quốc tế. Mặc dù quốc gia này có trữ lượng khí đốt khổng lồ, nhưng sản xuất lại là một vấn đề khác, và ngay bây giờ, đó là một vấn đề khó khăn do gia tăng sản xuất điện từ khí đốt trong nước và sự sụt giảm nghiêm trọng khí đốt của châu Âu.

Báo cáo của Rystad tiếp tục chỉ ra rằng sau năm 2025, việc vận chuyển khí đốt từ Mỹ đến châu Âu sẽ tương đối suôn sẻ - mặc dù có thể tốn kém. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là châu Âu sẽ làm gì trong ba năm sắp tới này?

Đáp án dễ hiểu nhất cho câu hỏi trên là khá khó chịu vì nó thực sự có thể dẫn đến sự sụp đổ của châu Âu với vị thế là một “cường quốc công nghiệp”: Không thể có đủ tiền trên thế giới để duy trì và hỗ trợ tất cả các ngành công nghiệp ở châu Âu để chúng tồn tại và có lãi trong 3 năm.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Các "ông lớn" tài chính kỳ vọng BoJ tiếp tục tăng lãi suất

Công ty quản lý tài sản lớn số hai thế giới đẩy mạnh nắm giữ vị thế bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) vì vẫn thấy khả năng BoJ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 tới.

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng mặt trời và điện gió, đồng thời, có thể giải quyết thử thách về than đá thông qua hợp tác, cộng thêm việc các chính sách công có thể tăng quy mô cho các giải pháp tài chính mới, chuyên gia của HSBC cho rằng nguồn năng lượng tái tạo tại ASEAN có thể tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này.

HSBC: Khởi đầu hanh thông của kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực về triển vọng cả năm HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%

Các đồng tiền ở châu Á phục hồi lên các mức cao nhất trong 5 tháng

Đồng ringgit của Malaysia tăng mạnh nhất trong số các đồng tiền trong khu vực, nhờ triển vọng tăng trưởng kinh tế lạc quan và đồng baht Thái Lan lên giá khi những căng thẳng chính trị dịu bớt.

Mất mốc 155 yên đổi 1 USD, đồng tiền Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong 34 năm USD vẫn là đồng tiền dự trữ chính của toàn cầu trong ngắn hạn và trung hạn