LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

Công ty CP Thương mại và Xây dựng Phúc Thuận Phát có đơn yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty CP Đầu tư LDG (mã LDG), do doanh nghiệp bất động sản này mất khả năng thanh toán.

screenshot-2024-07-25-at-14.24.47.png
Ảnh minh hoạ

Ngày 23/7, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Đồng Nai quyết định chỉ định Công ty hợp danh quản lý tài sản Uy Nam làm doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là Công ty CP Đầu tư LDG (mã LDG).

Quảng cáo

Công ty CP Thương mại và Xây dựng Phúc Thuận Phát (Phúc Thuận Phát) có trách nhiệm tạm ứng chi phí quản lý, thanh lý tài sản cho Công ty hợp danh quản lý tài sản Uy Nam.

Trước đó, ngày 22/5, Phúc Thuận Phát đã có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Đầu tư LDG.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày TAND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ phải liên hệ với Tòa án để biết quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để gửi giấy đòi nợ. Hết thời hạn này, các chủ nợ không gửi giấy đòi nợ đến Tòa án thì được coi là từ bỏ quyền đòi nợ.

Sau khi có thông tin từ Tòa án, giá cổ phiếu LDG nằm sàn ngay phiên sáng 25/7, ở mức 2.410 đồng/cổ phiếu, giảm 20% so với đầu năm, khối lượng giao dịch đột biến lên gần 3,7 triệu cổ phiếu, gấp hơn 4 lần phiên trước đó. Bên cạnh đó, còn hơn 22,3 triệu cổ phiếu dư bán sàn đang chờ khớp lệnh.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường chưa kích hoạt bán tháo sau khi đánh mất xu hướng tăng ngắn hạn

Ngoại trừ trường hợp của NVL và SSB, các cổ phiếu trên thị trường giao dịch không có đột biến sau phiên giao dịch để thủng xu hướng tăng ngắn hạn. Thậm chí, một số mã Chứng khoán, Thép, Bất động sản ít nhiều đã thể hiện được nỗ lực.

Thị trường lại thủng xu hướng tăng ngắn hạn TPBank chốt quyền chi cổ tức 20% vào cuối tháng 9

Hiệu suất nhiều quỹ mở vượt trội hoàn toàn so với VN-Index sau 8 tháng đầu năm

Top 5 quỹ mở có hiệu suất tăng trên 23% thuộc về VMEEF, SSISCA, VLGF, BVPF và VCBF-BCF. Trong đó, dẫn đầu là quỹ VMEEF của VinaCapital với hiệu suất tăng đến 32,84%, dù quỹ mới thành lập vào tháng 5/2023.

Ba rủi ro khiến VN-Index có thể giảm điểm tiếp Hiệu suất Pyn Elite Fund “chiến thắng” VN-Index nhờ đâu?

Làm chủ thị trường chứng khoán phái sinh với cuộc thi trực tuyến của DNSE

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đã mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho những nhà đầu tư nhanh nhạy, bắt kịp xu hướng của thế giới để gia tăng thu nhập.

DNSE chiếm gần 30% thị phần tài khoản chứng khoán mở mới trong 6 tháng đầu năm Trợ lý chứng khoán ảo Ensa của DNSE được vinh danh “Giải pháp AI đột phá lĩnh vực tài chính”

Khi thị trường ám ảnh chuyện kinh tế Mỹ "hạ cánh cứng"

Không ít nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam đang lo sợ về suy thoái của nền kinh tế Mỹ và cố gắng đi tìm các bằng chứng. Các chuyên gia đã đưa ra những đánh giá về rủi ro suy thoái và xu hướng của VN-Index.

Thị trường chông chênh sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh Chứng khoán VIX trở thành cổ đông lớn của PC1, Sabeco lên kế hoạch mua lại 43% cổ phần Sabibeco

Thị trường chông chênh sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh

Trong 3 phiên giao dịch đầu tiên của tháng 9/2024, thị trường chủ yếu chịu sự điều tiết của nhóm Bluechips. Những dấu hiệu sẵn sàng để chinh phục mốc 1.300 điểm vẫn chưa thực sự rõ ràng khi dòng tiền đang thể hiện sự thận trọng.

VN30 cầm nhịp, thị trường đóng cửa gần cao nhất phiên "Dòng tiền trên thị trường chứng khoán sẽ sớm lan tỏa đến nhóm Midcap"