ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

screen-shot-2022-08-01-at-6-59-06-pm-20220801185944.png
ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo kế hoạch của ADB, Mỹ, quốc gia giàu nhất thế giới, sẽ bảo lãnh các khoản vay hiện có lên tới 1 tỷ USD từ ADB, trong khi Nhật Bản sẽ bảo lãnh 600 triệu USD, giúp ADB có thể tăng cường cho vay đối với các dự án liên quan đến khí hậu.

ADB đã đặt mục tiêu tài trợ khí hậu tích lũy dài hạn là 100 tỷ USD từ năm 2019 đến năm 2030. Năm 2023, ADB đã cho vay 9,8 tỷ USD.

Quảng cáo

Giám đốc phụ trách các quỹ đối tác tại ADB, Jacob Sorensen, cho rằng đây là một cách hiệu quả để tăng năng lực cho vay của một ngân hàng phát triển đa phương mà không phải đối mặt với sự khó khăn về mặt chính trị khi tăng vốn chung.

Chiến lược mới có thể mở đường để các ngân hàng phát triển khác noi theo khi Hội nghị lần thứ 29 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Baku, Azerbaijan, diễn ra từ ngày 11 đến ngày 22/11, tập trung vào việc tăng cường tài trợ cho các quốc gia đang phát triển.

Các nhà đàm phán cho rằng chiến thắng của ông Donald Trump, người đã tuyên bố sẽ rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Paris về khí hậu, trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tuần trước, đã làm giảm sự chú ý đến COP29, gây thêm áp lực lên châu Âu và Trung Quốc nhằm đạt được kết quả ấn tượng.

Khi biến đổi khí hậu làm tăng mối đe dọa về các hiện tượng thời tiết cực đoan và thảm họa trên toàn thế giới, các nước đang phát triển được dự báo sẽ cần hơn 2.000 tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2030 để chuyển đổi sang năng lượng sạch và thích ứng với việc Trái Đất ấm lên.

Các quốc gia giàu có đang hy vọng rằng một thỏa thuận tài chính tại COP29 không chỉ dựa vào sự quyên góp từ họ cho tài chính khí hậu, mà thay vào đó hướng tới các ngân hàng phát triển cũng như các nhà đầu tư tư nhân cho phần lớn nguồn tài trợ khí hậu của thế giới.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm