Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng trưởng 2 con số

Do xuất khẩu sầu riêng và nhiều loại trái cây khác chậm lại, kéo kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm liên tiếp 2 tháng 6 và 7. Tuy nửa đầu tháng 8/2024, xuất khẩu rau quả tăng trưởng hơn 46,66% so với nửa đầu tháng trước.

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng trưởng 2 con số
Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 8/2024, xuất khẩu rau quả đạt 350,087 triệu USD, tăng 46,66% so với nửa đầu tháng trước, và đến 96,82% so với nửa đầu tháng 8/2023.

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/8, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt hơn 4,231 tỷ USD, tăng 29,71% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruite), kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt khoảng 4,6 tỷ USD, dự tính mỗi tháng xuất khẩu rau quả đạt khoảng 600 triệu USD, 4 tháng còn lại của năm 2024 sẽ đạt 2,4 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả của năm 2024 đạt 7 tỷ USD.

Top 10 thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam lần lượt là: Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan, Úc, …

7 tháng đầu năm 2024, nhóm trái cây đạt giá trị xuất khẩu cao, gồm: Sầu riêng, thanh long và chuối, trong đó, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đạt 1,602 tỷ USD, tăng 49,8%, thanh long đạt 324 triệu USD, giảm 19,4%, xuất khẩu chuối đạt 233,61 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ.

Theo đó, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 2,491 tỷ USD, tăng 24,9% và chiếm tỷ trọng 64,18%; thị trường Mỹ đạt 189,409 triệu USD, tăng 34,9% so với cùng kỳ, chiếm tỷ lệ 4,88%, Hàn Quốc đạt 188,937 triệu USD, tăng 51,1%, chiếm tỷ lệ 5,87%, Thái Lan đạt 122,290 triệu USD, tăng 70,3%, chiếm tỷ lệ 3,15%, …

Quảng cáo

Với tốc độ xuất khẩu tăng trưởng 2 con số trong thời gian qua, cho thấy chất lượng rau quả của Việt Nam ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu cao về vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường nhập khẩu.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Vinafruite cho biết, năm ngoái kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt hơn 5,60 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đạt gần 2,4 tỷ USD. 7 tháng đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 3,881 tỷ USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 1,60 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 49,8%, chiếm 41,30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước.

Mặt hàng trái cây có tốc độ tăng trưởng 2 con số là chuối. Trước đây, Philippines là thị trường cung cấp chuối chủ lực cho Trung Quốc, nhưng nay người tiêu dùng Trung Quốc giảm tiêu thụ chuối của nước này và quay sang dùng chuối của Việt Nam, nhờ vậy mà kim ngạch xuất khẩu chuối tăng trưởng tốt.

Nguyên nhân là do chuối của Philippines mắc bệnh Panama làm giảm sản lượng. Các chợ đầu mối tiêu thụ rau quả của Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây và Bằng Tường, ... chỉ cách biên giới Việt Nam khoảng 100 km nên chi phí vận chuyển tương đối rẻ. Trong khi đó, Philippines phải vận chuyển bằng tàu cập cảng Thẩm Quyến hoặc Quảng Châu, … sau đó vận chuyển bằng đường bộ vào các chợ đầu mối để phân phối, nên giá thành cao hơn nhiều so với Việt Nam.

Mặt hàng khác có giá trị xuất khẩu cao vào Trung Quốc là sầu riêng đông lạnh. Mặc dù, Việt Nam và Trung Quốc đã ký xong Nghị định, nhưng phải chờ phía Trung Quốc kiểm tra và các nhà máy chế biến đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, và cơ sở đóng gói phải được cấp mã số mới đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, vì vậy, nhanh lắm phải đến tháng 12/2024 thậm chí đầu năm 2025 sầu riêng đông lạnh mới đủ điều kiện xuất khẩu vào Trung Quốc.

“Nghị định thư tuy đã ký xong nhưng chúng ta vẫn phải chờ phía Trung Quốc kiểm tra các nhà máy chế biến, cơ sở đóng gói, nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến phải được thu hoạch từ các vùng trồng đã được cấp mã số, và phải trồng trọt theo hướng nông nghiệp tốt VietGAP hoặc GlobalGAP.

Khi sầu riêng đông lạnh chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng có thể đạt 4 tỷ USD. Đưa tổng kim ngạch xuất khẩu ra quả của cả nước có khả năng đạt 7,5 tỷ USD. Với năng lực sản xuất và xuất khẩu như hiện nay dự đoán khoảng vài năm nữa kim ngạch xuất khẩu rau quả có khả năng bắt kịp kim ngạch xuất khẩu thủy sản”, Tổng thư ký Vinafruite lạc quan nói.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Tin mới

Logistics: Bệ phóng cho các đô thị toàn cầu

Tại Rotterdam, Thâm Quyến hay Singapore, logistics đã nâng tầm và đưa các đô thị trở thành tâm điểm sầm uất của cả thế giới. Một diện mạo tương tự đang hiện hữu tại Hải Phòng, trong đó khu vực Hải An đóng vai trò mũi nhọn.

Doanh nghiệp cảng biển và đường bộ: Kinh doanh tăng trưởng tích cực Nhóm Cảng biển tạo điểm nhấn cho thị trường trước kỳ nghỉ lễ

Nhóm ngành nào tăng trưởng lợi nhuận cao nhất nhìn từ kế hoạch kinh doanh năm 2025?

Theo Chứng khoán Agribank, bức tranh kế hoạch lợi nhuận toàn thị trường năm 2025 của các doanh nghiệp nhìn chung tích cực nhưng phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành. Trong đó, lợi nhuận của nhóm bất động sản, bán lẻ, dịch vụ,… dự kiến phục hồi mạnh, trong

Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi Lợi nhuận ròng của 1.000 doanh nghiệp niêm yết ghi nhận quý tăng thứ 6 liên tiếp

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Từ ngày 19/5/2025, các ngân hàng tham gia phương án tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém sẽ được phép nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tối đa 49%, thay vì mức 30% như trước đây. Đây được xem là cú huých lớn giúp HDBank, MBBank và VPBank tăng khả năng huy động vốn, duy trì đà tăng trưởng tài sản mạnh mẽ trong bối cảnh nhu cầu vốn bổ sung ngày càng cấp thiết.

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên? Cuộc đua phá kỷ lục của cổ phiếu Ngân hàng đã trở lại Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

Sáng 23/5, Quốc hội bàn kế hoạch đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Theo Chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng thứ 6 (ngày 23/5) Quốc hội thảo luận tại tổ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có giải pháp để đạt mục tiêu GDP tăng 8% trở lên.

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD? Việt Nam vừa lập kỷ lục tăng trưởng GDP, mục tiêu vào top 30 nền kinh tế lớn thế giới

Bay cùng Vietjet, hết mình với đại nhạc hội Kpop hoành tráng nhất mùa hè 2025

Tháng 6 này, đại nhạc hội Kpop K-Star Spark in Vietnam được mong chờ nhất mùa hè 2025 sẽ diễn ra tại Hà Nội với sự đồng hành của Vietjet trong vai trò nhà bảo trợ vận chuyển hàng không của chương trình.

Bay khắp thế giới, làm mới chất hè với ưu đãi vé hấp dẫn cùng Vietjet Mang G-Dragon trở lại Việt Nam sau 12 năm, cổ phiếu VPB tăng trần rực rỡ

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ