Lạm phát tại châu Âu cao nhất trong 25 năm khi căng thẳng Nga – Ukraine kéo dài

Lạm phát tăng quá nhanh nhiều khả năng sẽ khiến cho châu Âu buộc phải nâng lãi suất chủ chốt vào tháng sau, ngoài ra, nó cũng có thể sẽ khiến cho tiêu dùng của các hộ gia đình châu Âu sụt giảm.

Tỷ lệ lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) trong tháng 9/2022 chạm mức 2 con số bởi hiện đang tồn tại quá nhiều yếu tố bất ổn xung quanh khả năng của khu vực này trong việc thu xếp đủ nguồn năng lượng cho mùa đông sắp tới.

Theo bài đăng mới đây trên Wall Street Journal, tốc độ tăng của lạm phát nhiều khả năng sẽ khiến cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) buộc phải nâng lãi suất chủ chốt vào tháng sau, ngoài ra, nó cũng có thể sẽ khiến cho tiêu dùng của các hộ gia đình sụt giảm, nó đe dọa đẩy nền kinh tế khu vực vào suy giảm.

Theo số liệu của cơ quan thống kê thuộc Liên minh châu Âu (EU), giá cả tiêu dùng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu hiện cao hơn khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước và như vậy lạm phát cao nhất tính từ khi các số liệu được tính toán vào năm 1997, 2 năm trước khi đồng euro bắt đầu được đưa vào lưu hành. Còn nếu tính riêng từng quốc gia, số liệu từ Cơ quan Thống kê Đức cho thấy lạm phát tại Đức cao nhất tính từ cuối năm 1951.

“Áp lực lạm phát đang dâng cao trong khắp các lĩnh vực của nền kinh tế”, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng ING – ông Carsten Brzeski phân tích.

Tính từ căng thẳng Nga – Ukraine vào tháng 2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sử dụng dự trữ năng lượng khổng lồ của nước này như “đòn bẩy” để ngăn cản châu Âu hỗ trợ cho Ukraine. Vào đầu tháng này, Nga đã tạm ngưng cung cấp khí đốt thông qua hệ thống đường ống NordStream.

Vào đầu tuần này, tình trạng rò rỉ khí đốt và việc hệ thống đường ống kép bị đóng cửa đã khiến cho nhiều người sợ hãi về khả năng sẽ có tình trạng phá hoại tại đường ống, đồng thời nó đặt ra nhiều câu hỏi về an ninh của hạ tầng năng lượng châu Âu.

Quảng cáo

Bị mất đi nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga, các nhà cung cấp điện của châu Âu đã gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung khí đốt thay thế trên toàn cầu, giá khí đốt vì vậy tăng cao hơn nữa. Tính toán của Eurostat cho hay giá năng lượng các hộ gia đình châu Âu vào tháng 9/2022 cao hơn đến 40,8% so với cùng kỳ năm trước.

Các doanh nghiệp trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao hiện cũng đang ngày một khó khăn hơn. Giá cả dịch vụ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước dẫn đến lạm phát lõi tăng 4,8% từ mức 4,3%.

Trước đây, từng có khoảng thời gian giá tiêu dùng tại châu Âu tăng thấp hơn so với Mỹ, tuy nhiên chỉ số giá tiêu dùng này giờ đây đang tăng nhanh hơn. Tháng 8/2022, lạm phát tại Mỹ tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, khá cao so với mức tăng 9,1% tại khu vực đồng tiền chung châu Âu. Mỹ hiện tại chưa công bố số liệu của tháng 9/2022.

Vào ngày thứ Hai, Tổ chức các nước hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) công bố tỷ lệ lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu được dự báo ở mức khoảng 8,1% trong năm nay, cao hơn đáng kể so với mức khoảng 7% theo tính toán được công bố vào tháng 6/2020. Với năm 2023, tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, OECD dự báo lạm phát trung bình ước tính khoảng 6,2% còn lạm phát tại Mỹ ước tính khoảng 3,4%.

Một yếu tố có thể gây xáo trộn triển vọng lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu chính là ảnh hưởng từ các đợt hạn chế giá cả do chính phủ các nước thông báo trong nỗ lực bảo vệ các hộ gia đình khỏi những khó khăn của mùa đông. Vào ngày thứ Năm, chính phủ Đức thông báo sẽ áp mức giá trần khí đốt và điện cho người tiêu dùng và doanh nghiệp tính theo một ngưỡng sử dụng nhất định.

Các biện pháp hạn chế tăng giá sẽ có thể tạm thời ngăn lạm phát tăng cao trong ngắn hạn. Thế nhưng về dài hạn nó sẽ khiến lạm phát duy trì ở ngưỡng cao trong thời gian dài bởi nó khiến cho người dân chi tiêu mạnh tay hơn vào nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác.

Nâng lãi suất chủ chốt muộn hơn 4 tháng so với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hiện đang cố gắng để ngăn giá cả leo thang, đồng thời nâng lãi suất thêm ¾ điểm phần trăm trong tháng 9/2022. ECB đồng thời phát đi thông điệp rằng sẽ có thêm các đợt nâng lãi suất trong các buổi họp chính sách sắp tới.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?