Nga nâng dự báo kim ngạch xuất khẩu dầu khí năm 2024

Tài liệu của Bộ Kinh tế Nga cho thấy năm nay xuất khẩu dầu thô của Nga sẽ đạt 239,9 triệu tấn, tương đương 4,8 triệu thùng/ngày, tăng nhẹ so với mức 238,3 triệu tấn năm ngoái.

Công nhân vận hành đường ống dẫn khí đốt của Nga. (Ảnh: Bloomberg/TTXVN)

Bộ Kinh tế Nga đã nâng dự báo kim ngạch xuất khẩu dầu khí năm nay thêm 17,4 tỷ USD so với ước tính trước đó lên 257,1 tỷ USD do giá nhiên liệu có triển vọng tăng.

Dầu mỏ và khí đốt hiện là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nước này.

Tài liệu của Bộ Kinh tế Nga cho thấy năm nay xuất khẩu dầu thô của Nga sẽ đạt 239,9 triệu tấn, tương đương 4,8 triệu thùng/ngày, tăng nhẹ so với mức 238,3 triệu tấn năm ngoái.

Bộ Kinh tế Nga cũng dự báo giá dầu xuất khẩu trung bình năm nay là 70 USD/thùng, tăng 5 USD so với ước tính hồi tháng Tư. Con số này cao hơn mức 64,5 USD/thùng năm ngoái và giá trần 60 USD/thùng mà Phương Tây áp lên dầu Nga.

Giá khí đốt tự nhiên cũng tăng, với cả khách hàng châu Âu và Trung Quốc.

Quảng cáo

Các dự báo trên đi ngược với mục tiêu của phương Tây là giáng đòn lên kinh tế Nga sau khi xảy ra xung đột tại Ukraine.

Nga cho biết lệnh trừng phạt của phương Tây lên các ngành kinh tế chủ chốt chỉ giúp nước này tự chủ hơn.

Nga đã nỗ lực đa dạng hóa hoạt động kinh tế, mở rộng xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc và Ấn Độ.

Hôm 5/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng kinh tế toàn cầu sẽ lao đao nếu không có dầu khí Nga.

Tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông diễn ra từ 3-6/9 Tổng thống Putin cho biết Nga vẫn muốn bơm khí đốt sang Liên minh châu Âu (EU) thông qua hệ thống đường ống quá cảnh sang Ukraine. Tuy nhiên, Nga không thể buộc Ukraine duy trì thỏa thuận sẽ hết hạn cuối năm nay.

Bộ Kinh tế Nga dự báo sản lượng khí đốt tăng hàng năm cho đến 2030. Tuy nhiên, sản lượng dầu và xuất khẩu năng lượng nói chung lại bị hạ xuống.

Nguyên nhân là Nga và các thành viên Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC) và các đối tác (OPEC+) đang nỗ lực cắt giảm sản lượng để đẩy giá lên.

Năm nay, sản lượng dầu của Nga có thể chỉ đạt 521,3 triệu tấn, thấp hơn so với mức 529,6 triệu tấn năm ngoái.

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung

Phiên 10/4, giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng, xóa bỏ đà tăng của phiên trước đó, khi các nhà đầu tư đánh giá lại việc tạm dừng áp thuế quan diện rộng của Mỹ và chú ý đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm

Phiên giao dịch này đã ghi nhận sự biến động mạnh khi giá có lúc giảm hơn 3 USD/thùng, nhưng sau đó lại tăng hơn 1 USD/thùng sau khi có thông tin cho rằng Mỹ đang xem xét tạm dừng áp thuế 90 ngày.

Giá dầu giảm mạnh do lo ngại về thuế quan mới của Mỹ Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu

Giá dầu đảo chiều giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump công bố thuế đối ứng

Sau khi tăng 1 USD trong phiên ngày 2/4, giá dầu thế giới đảo chiều giảm mạnh trong phiên giao dịch ngoài giờ, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đối ứng với các đối tác thương mại.

Mỹ đe dọa áp thuế, giá dầu biến động trái chiều Giá dầu nhích nhẹ sau khi Mỹ cảnh báo trừng phạt "vàng đen" của Nga