Sở hữu tại ngân hàng cô đặc như thế nào?

Thông tin công bố cho thấy, sở hữu tại nhiều ngân hàng có tính cô đặc khá lớn, khi chỉ một lượng cổ đông nhỏ nắm giữ phần lớn cổ phần ngân hàng.

Sở hữu tại ngân hàng cô đặc như thế nào?

Là một ngành kinh doanh có điều kiện và được giám sát chặt chẽ, nên ngành ngân hàng luôn nhận được sự quan tâm lớn về cơ cấu cổ đông.

Theo Luật các TCTD năm 2010, cổ đông sẽ chỉ phải công bố thông tin về các giao dịch, sở hữu, người liên quan khi nắm giữ từ 5% vốn điều lệ trở lên hoặc thông tin của lãnh đạo cùng người có liên quan. Điều này khiến nhà đầu tư gặp khá nhiều khó khăn khi muốn tìm hiểu về cơ cấu cổ đông của ngân hàng.

Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), để đảm bảo minh bạch, bắt đầu từ ngày 1/7/2024, các ngân hàng phải công bố thông tin các cổ đông nắm từ 1% vốn điều lệ. Đồng thời, danh sách người có liên quan, đối với cả cá nhân và tổ chức, cũng được mở rộng hơn nhiều so với trước.

Một số thông tin quan trọng cổ đông phải cung cấp bao gồm họ và tên cổ đông; số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng; số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của người có liên quan tại tổ chức tín dụng,…

Đây được đánh giá là sự thay đổi lớn, nằm trong một loạt các thay đổi về quy định mới về nghĩa vụ cung cấp thông tin cổ đông, quy định giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông và quy định về giới hạn cấp tín dụng trong nỗ lực ngăn chặn hiện tượng sở hữu chéo, thao túng ngân hàng của Nhà điều hành.

Theo đó, để đáp ứng quy định mới, hơn một tháng qua, các ngân hàng đã lần lượt công bố thông tin cổ đông sở hữu từ 1% vốn, dần “hé lộ” các ông chủ thực sự đứng sau nhà băng.

Một điều không mấy bất ngờ, khi thông tin công bố cho thấy sở hữu tại nhiều ngân hàng có tính cô đặc khá lớn, khi chỉ một lượng cổ đông nhỏ nắm giữ phần lớn cổ phần ngân hàng.

Kienlongbank là một ví dụ. Công bố mới đây của ngân hàng cho thấy, chỉ 21 cổ đông (16 cổ đông cá nhân và 5 cổ đông tổ chức) nhưng đã sở hữu tới gần 70% vốn điều lệ của ngân hàng.

Trong đó, sự hiện diện lớn nhất thuộc về 2 nhóm liên quan đến ông Võ Quốc Thắng (hay còn gọi là bầu Thắng) và Sunshine Group.

Cụ thể, cổ đông cá nhân là bà Trần Thị Thu Hằng hiện đang nắm giữ 17,2 triệu cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ 4,72% vốn điều lệ. Bà Hằng từng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch KienlongBank từ tháng 5/2021 đến ngày 8/7/2024 và hiện là thành viên Hội đồng Quản trị.
Bà đang là một trong những cổ đông lớn của Chứng khoán SmartMind, trước đây là Chứng khoán KS, thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Sunshine.

Quảng cáo

Cũng liên quan đến Sunshine, một cổ đông khác là Công ty Cổ phần Vinamico Khánh Hòa (có chung người đại diện pháp luật với Công ty Cổ phần Sunshine Tây Hồ, Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Sunrise Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư Empire MP) đang nắm giữ 2,43% vốn ngân hàng.

Bên cạnh đó, nhóm cổ đông là cá nhân, tổ chức có mối liên hệ với nhóm Đồng Tâm của ông Võ Quốc Thắng (hay còn gọi là bầu Thắng) hiện là Chủ tịch của CTCP Đồng Tâm, nguyên cố vấn của KienlongBank cũng đang nắm lượng cổ phần khá lớn tại KienlongBank.

Trong đó, CTCP Đồng Tâm đang nắm giữ 1,82% và nhóm người có liên quan năm 2,9%; CTCP Khu Công Nghiệp Long An (thành viên của Đồng Tâm Group) có tỷ lệ sở hữu 2,41% tại KienlongBank, người có liên quan đến công ty nắm 1,82%.

Ông Võ Quốc Lợi là con trai của bầu Thắng nắm 4,69% vốn ngân hàng. Ông Võ Thành Phúc là cháu ruột của bầu Thắng có tỷ lệ sở hữu là 3,38%. Ông Võ Thanh Tú – Giám đốc Công ty TNHH MTV Hòa Thành Long An, có tỷ lệ sở hữu là 1,44%. Bà Nguyễn Thụy Quỳnh Hương - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Quản lý & Khai thác Cảng Quốc tế Long An, sở hữu 4,42% vốn của ngân hàng.

Ông Lê Võ Mạnh Cường và ông Huỳnh Văn Quan là hai cổ đông của Đồng Tâm, nắm giữ 4,65% và 3,33% vốn của KienlongBank.

Tương tự, tại OCB, 20 cổ đông đang sở hữu 1,66 tỷ cổ phần, tương ứng với 80,6% vốn của ngân hàng.

Trong danh sách này, có 13 cổ đông tổ chức, nắm tổng cộng 1,46 tỷ cổ phiếu OCB, tương đương 55,7% vốn của ngân hàng. Trong đó, Aozora Bank đang là cổ đông tổ chức nắm lượng cổ phần lớn nhất, 308 triệu cổ phiếu, tương đương 15% vốn điều lệ. Tổng Công ty Bến Thành nắm 4,964% vốn, CTCP Đầu tư Bình An House nắm 4,735% vốn, CTCP Greenwave Capital nắm 4,437%,…

Ngoài ra, OCB còn có 7 cổ đông cá nhân, sở hữu 24,8% vốn. Trong đó, Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn cùng vợ và ba con gái đang nắm giữ tổng cộng hơn 382 triệu cổ phiếu, tương đương 18,605% vốn ngân hàng.

Tại ngân hàng VIB, theo thông tin mới công bố, ngân hàng đang có 18 cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ trong đó có 13 cá nhân và 5 tổ chức. Tổng số cổ phần các cổ đông này nắm giữ là 1,854 tỷ, tương đương sở hữu hơn 72% vốn điều lệ của ngân hàng.

Trong đó, cổ đông chiến lược và cũng là cổ đông lớn nhất của VIB là Commonwealth Bank of Australia (CBA) sở hữu hơn 503 triệu cổ phần, tương đương 19,837% vốn của ngân hàng.

Ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch VIB, nắm giữ 125 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 4,949%, là cá nhân nắm nhiều cổ phiếu VIB nhất. Nhóm người có liên quan tới ông Đặng Khắc Vỹ sở hữu hơn 15,316%, tương đương hơn 388 triệu cổ phần của VIB.

Tại MSB, cập nhật mới nhất cho thấy, 11 cổ đông đang nắm giữ 708,5 triệu cổ phần, tương đương 35% vốn điều lệ ngân hàng. Tương tự, tại VPBank, 17 cổ đông nắm giữ hơn 64% vốn, tại Techcombank, 13 cổ đông nắm 52,265% vốn ngân hàng hay tại ABBank, 16 cổ đông cá nhân và 3 cổ đông tổ chức, nắm giữ hơn 689 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu gần 67% vốn điều lệ ngân hàng.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước: tỷ giá diễn biến linh hoạt, phù hợp điều kiện thị trường

Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, tỷ giá diễn biến linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm, phù hợp với điều kiện thị trường. Trong nhiều giai đoạn, VND diễn biến ổn định hơn nhiều đồng tiền khác.

Tỷ giá biến động trái chiều, giá vàng SJC vẫn đứng im sau kỳ nghỉ lễ Tỷ giá đột ngột giảm sâu dưới mốc 25.000 VND/USD

Ngân hàng Nhà nước trả lời kiến nghị cử tri về gỡ khó cho ngư dân đóng "tàu 67"

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho cả ngư dân và ngân hàng thương mại cần phải có sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ.

"Điểm danh" các ngân hàng có thể được nới room tín dụng Trái ngược tăng trưởng tín dụng tại hai “đầu tàu” kinh tế

Cổ đông một ngân hàng sắp được nhận cổ tức tiền mặt sau 10 năm

Eximbank sẽ chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 3% và 7% bằng cổ phiếu. Đây là lần đầu tiên sau 10 năm, Eximbank mới thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông, kể từ năm 2014.

Một doanh nghiệp rút khỏi nhóm sở hữu trên 1% vốn Eximbank Mua thêm 89 triệu cổ phiếu, GELEX trở thành cổ đông lớn nhất của Eximbank

Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn lãi suất 7,1%/năm

Từ ngày 05/09/2024, Sacombank phát hành 5.000 tỷ đồng Chứng chỉ tiền gửi dài hạn có ghi danh với lãi suất hấp dẫn dành cho Khách hàng cá nhân và tổ chức, thêm một kênh đầu tư dài hạn an toàn, giúp tối ưu dòng tiền nhàn rỗi với tỷ suất sinh lời cao hơn so

Sacombank tiếp tục được The Asian Banking and Finance vinh danh Chi phí dự phòng rủi ro giảm tới 64,6%, Sacombank bão lãi quý II/2024 tăng hơn 13%

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG

Lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" từ ADB, HDBank một lần nữa khẳng định năng lực quản lý rủi ro, sự minh bạch và hiệu quả trong hoạt động tài trợ thương mại, hỗ trợ phát triển bền vững cho các doanh nghiệp Vi

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu Cổ đông HDBank sắp nhận cổ tức 30%, cao nhất toàn ngành

BoJ sẵn sàng tăng lãi suất nếu lạm phát phù hợp với dự báo

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẵn sàng tăng lãi suất nếu lạm phát vẫn phù hợp với dự báo, mặc dù cần theo dõi sự biến động trên các thị trường tài chính, Phó thống đốc BoJ vừa cho biết.

Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất Quyết định của BOJ có phải nguyên nhân khiến VN-Index mất 8 tỷ USD sau một phiên giao dịch?