Nhận diện thách thức kinh tế Việt Nam đối mặt trong “vòng xoáy” khó khăn của toàn cầu

Bối cảnh kinh tế hiện nay dù có nhiều trở ngại nhưng vẫn mang đến cơ hội cho những ai biết nắm bắt cơ hội, các chuyên gia nhận định tại Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam 2023.

Tại Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam 2023 tổ chức ngày 8/8 bởi Báo Đầu tư và Cộng đồng Cố vấn Tài chính Việt Nam, các nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh tế đã đưa ra nhiều phân tích về những thách thức mà kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam đang đối mặt, đề xuất một số khuyến nghị chính sách về định hướng chính sách tài khóa, tiền tệ cho Việt Nam trong khoảng thời gian còn lại của năm.

Ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia kinh tế trưởng tại Việt Nam của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho rằng nửa cuối năm nay và năm 2024, Mỹ vẫn tiếp tục xu hướng tăng lãi suất, ít nhất là chưa giảm lãi suất song kinh tế Mỹ vẫn tương đối tốt, dự báo không bị suy thoái năm nay.

Trong khi đó, kinh tế châu Âu đang có dấu hiệu suy thoái. Đặc biệt, kinh tế Trung Quốc – nước “hàng xóm” của Việt Nam và cũng là động lực tăng trưởng kinh tế lớn trong khu vực không phục hồi như kỳ vọng sau khi mở cửa nền kinh tế “hậu COVID-19”. Trung Quốc chuyển hướng sang chính sách tiền tệ nới lỏng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ông Hùng phân tích một “vòng xoáy” nữa mới xuất hiện là sự cạnh tranh chiến lược trong mảng công nghệ bán dẫn giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc đang siết nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành bán dẫn trên toàn cầu trong khi Mỹ, Châu Âu cũng muốn tự chủ hơn trong chuỗi sản xuất điện tử khiến chuỗi giá trị ngành điện tử toàn cầu sẽ có biến động. Vốn là một mắt xích trong chuỗi cung ứng hàng điện tử toàn cầu, Việt Nam chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng.

Ba kịch bản tăng trưởng GDP và lạm phát

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chia sẻ một số nhận xét về diễn biến kinh tế vĩ mô trong thời gian qua.

Các tổ chức quốc tế đã có sự điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 và 2024 khoảng 3%.

nguyenanhduong-495.jpg

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Tuy nhiên, ông Dương cho rằng, bối cảnh kinh tế hiện nay dù có nhiều trở ngại nhưng vẫn mang đến cơ hội cho những ai biết nắm bắt. Phân tích của ông Dương cho thấy xu hướng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát vẫn hiện hữu, song không còn là chủ đạo.

Dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ thông điệp về khả năng tăng lãi suất nhưng đã có sự đảo chiều ở một số nước. Cụ thể tại Việt Nam, trong nửa đầu năm Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành.

Dựa trên tính toán và nghiên cứu riêng, ông Dương đưa ra ba kịch bản tăng trưởng GDP và lạm phát. Kịch bản 1 được tính toán trên giả thiết các yếu tố kinh tế thế giới tiếp tục duy trì phù hợp với đánh giá của các tổ chức quốc tế, và Việt Nam duy trì nỗ lực chính sách tương tự như nửa cuối các năm 2021 - 2022.

Kịch bản 2 giữ nguyên hầu hết các giả thiết trong kịch bản 1 liên quan đến yếu tố kinh tế thế giới, song có một số điều chỉnh về nới lỏng tiền tệ và tài khóa tích cực hơn ở Việt Nam.

0808-7269.jpg

Ba kịch bản kinh tế dựa trên tính toán và dự báo của ông Nguyễn Anh Dương

Kịch bản 3 có thể xảy ra với giả thiết bối cảnh kinh tế thế giới có một số chuyển biến tích cực hơn (tăng trưởng phục hồi, gián đoạn chuỗi cung ứng đã giảm đáng kể, lạm phát ở Mỹ giảm, thời tiết thuận lợi hơn,…). Cùng lúc đó cần đến sự quyết liệt trong cải cách và điều hành ở Việt Nam, qua đó giúp đạt kết quả tối đa về giải ngân/hấp thụ đầu tư công và tín dụng, cải thiện môi trường kinh doanh và năng suất lao động giúp thúc đẩy và thực hiện hoạt động đầu tư (cả tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài) theo hướng hiệu quả hơn.

Quảng cáo

"Hơi chủ quan khi dự báo khả năng phục hồi rất tốt"

Với quan điểm thận trọng, ông Dominic Scriven – Chủ tịch Dragon Capital cho rằng trong bối cảnh có quá nhiều biến số bất thường như hiện nay, ngay cả các tổ chức quốc tế cũng đang gặp khó khi cố gắng phân tích về các “vòng xoáy” ảnh hưởng đến tình hình vĩ mô thế giới và cả Việt Nam.

dominicscriven-8781.jpg

Ông Dominic Scriven – Chủ tịch Công ty Dragon Capital

Từ góc độ cá nhân, nói về chính hiệu quả đầu tư của quỹ, Chủ tịch Công ty Dragon Capital thừa nhận đã chủ quan khi dự báo không chính xác các diễn biến, đặc biệt sau cuộc chiến tranh tại Ukraine, cũng như không dự báo đúng biến động yếu tố lạm phát, tỷ giá,…

“Đối với các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán năm 2022, đây là năm khá buồn. Đặc biệt ở giai đoạn cuối năm ngoái, khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp rất khó khăn”, ông Dominic Scriven cho biết.

Phân tích về tình hình năm nay, chủ tịch Dragon Capital đánh giá chính sách tiền tệ của các quốc gia lớn khá cởi mở. Như tại Mỹ, dù lãi suất tăng, Fed luôn đưa thông điệp tăng ở mức thấp mỗi lần điều chỉnh. Các thị trường tài chính phản ứng khá tích cực với động thái chính sách trong các tháng gần đây. Hầu hết các thị trường chứng khoán thế giới đã tăng 15-28% trong năm nay, trong đó có Việt Nam.

Lạm phát của Việt Nam năm ngoái và năm nay ổn định và được kiểm soát. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Tài chính đang bắt đầu tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường tài chính Việt Nam, nhờ vậy mà cho đến bây giờ, nhà đầu tư đã khắc phục được một phần khoản lỗ năm ngoái.

Tuy nhiên, ông Dominic cho rằng việc nhận định về khả năng phục hồi “rất tốt” trong năm sau như phân tích của WorldBank cũng như của một số bên phân tích gần đây là “hơi chủ quan”, đặc biệt trong bối cảnh nhiều đầu tàu chính trên nền kinh tế thế giới đều có vấn đề như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản, châu Phi…

Cân nhắc tăng độ mở cho nhà đầu tư ngoại

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô thế giới và Việt Nam có nhiều thách thức, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Anh Dương đã đưa ra một số khuyến nghị chính sách. Ông Dương cho rằng, nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát vẫn quan trọng, song cũng cần lưu tâm hơn đến tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.

Đồng thời, cần cải thiện tiếp cận vốn và cả khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp; cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng suất lao động; mạnh dạn ban hành quy định về cơ chế thử nghiệm cho các mô hình kinh tế mới (fintech, kinh tế tuần hoàn).

Thứ hai, cần thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP... và nghiên cứu, đàm phán nâng cấp một số FTA của ASEAN. Hành động cụ thể mà ông Dương khuyến nghị là đơn giản hóa thủ tục cấp Giấy Chứng nhận Xuất xứ Hàng hóa (C/O), đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại.

Ông Dương lưu ý giải pháp thứ ba là cần thu hút và sử dụng hiệu quả đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới, trong đó cân nhắc tăng độ mở cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia một số lĩnh vực, liên kết vùng trong thu hút FDI, thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài, đào tạo kỹ năng cho người lao động để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp FDI…

Thách thức với hoạt động ngân hàng bán lẻ

Với tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam hiện nay, theo bà Đậu Thị Kim Dung, Trưởng phòng Marketing bán lẻ Vietcombank, trong tương lai không xa, hoạt động ngân hàng bán lẻ sẽ diễn ra chủ yếu trên các kênh số. Bên cạnh những thuận lợi, thách thức có thể gặp phải như việc chuẩn bị nền tảng công nghệ đáp ứng các sản phẩm dịch vụ số cho khách hàng trong thời gian ngắn. Năng lực quản lý, năng lực hạ tầng số hoá, bổ sung sản phẩm dịch vụ.

Ngoài ra, tài chính - ngân hàng là lĩnh vực rất đặc thù, vừa phải đảm bảo phát triển, cạnh tranh với các ngân hàng khác lại vừa đáp ứng các chính sách, quy định của Ngân hàng nhà nước cũng như các quy định liên quan đến rủi ro, phòng chống rửa tiền…

Và một điểm rất cần được chú trọng là việc nâng cao nhận thức, kỹ năng của người dùng để đảm bảo vừa tận dụng được các điểm vượt trội của các dịch vụ ngân hàng số, vừa chủ động phòng tránh các rủi ro, gian lận của ngày càng nhiều chiêu trò, thủ đoạn lừa đảo tinh vi, biến hóa.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Các nhà đầu tư nước ngoài có “khẩu vị” đa dạng với thị trường bất động sản Việt Nam

Thị trường Việt Nam là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát triển mạnh mẽ, nhờ đó tạo nên sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài ở hầu hết các phân khúc bất động sản như nhà ở, công nghiệp,

Dòng vốn FDI dồi dào tác động tích cực đến thị trường bất động sản "Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất ASEAN nhờ nhạy bén với các FTA và thu hút FDI"

EU siết chặt thuế VAT đối với nền tảng số

Để đối phó với tình trạng trốn thuế và cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế số, Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua một loạt quy định mới về thuế giá trị gia tăng (VAT).

Tài khoản chứng khoán tăng lên sát mốc 9 triệu Tiền vào chứng khoán mất hút, giá trị khớp lệnh trên HoSE xuống thấp nhất 1,5 năm, điều gì đang diễn ra?

Giá vé máy bay từ Mỹ sang châu Âu giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá vé máy bay giữa Mỹ và châu Âu đang ở mức thấp nhất trong ba năm qua. Giá vé thường ở mức thấp trong những tháng cuối Thu và trong mùa Đông, ngoại trừ những kỳ nghỉ lễ lớn.

Ủy ban châu Âu giới hạn 15% đối với nhập khẩu HRC từ Việt Nam: Hòa Phát chịu ảnh hưởng như thế nào? 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Ngày đại hỷ ngập tràn hạnh phúc cùng ưu đãi lớn từ DOJI

Với thông điệp “Ngày chung đôi - Đời chung vui”, DOJI tiếp tục mang đến chương trình khuyến mãi trang sức cưới hấp dẫn cùng nhiều phần quà giá trị với mong muốn giúp các cặp đôi tìm thấy tín vật tình yêu hoàn hảo, ghi dấu ngày trọng đại.

Dự án nhà ở hơn 520 tỷ đồng ở Hải Dương “về tay” liên danh Tập đoàn Quang Giáp - Đức Dương Việt Nam SuperPort thúc đẩy năng lực ngành logistics

Việt Nam SuperPort thúc đẩy năng lực ngành logistics

“Việt Nam SuperPort™ sẽ đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực logistics của Việt Nam trong bối cảnh dòng chảy sản xuất và thương mại toàn cầu dịch chuyển sang Đông Nam Á,” Tiến sĩ Yap Kwong Weng, CEO Việt Nam SuperPort™ nhấn mạnh tại Hội nghị Logistics Việt Nam 2024 diễn ra ngày 31/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tập đoàn CIENCO4 bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì loạt vi phạm hành chính Dự án nhà ở hơn 520 tỷ đồng ở Hải Dương “về tay” liên danh Tập đoàn Quang Giáp - Đức Dương

Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao, ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam

Tại đề án chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vừa trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù như ưu tiên nhà thầu chuyển giao công nghệ, khai thác quỹ đất, giảm thủ tục khai thác mỏ để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 67 tỷ USD Giá vé trung bình trên mỗi km đường sắt cao tốc của Trung Quốc là 0,19 USD, Nhật Bản là 0,28 USD và 0,26 USD với Indonesia: So với các nước Việt Nam đắt hay rẻ?

GEFE 2024 thúc đẩy chuyển đổi xanh và các mô hình kinh tế bền vững

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE) 2024 diễn ra trong các ngày từ 21-23/10 đã quy tụ các nhà lãnh đạo, giới doanh nhân trong và ngoài nước cùng cam kết đồng hành, kiến tạo tương lai xanh.

Xung đột leo thang tại Trung Đông, chứng khoán Mỹ và châu Âu giảm điểm Chứng khoán châu Âu và Mỹ phần lớn tăng điểm trong phiên 17/10