"Ngành thép trên đà phục hồi", Hòa Phát vẫn đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2023 đi lùi

Năm 2023, Tập đoàn Hòa Phát đặt kế hoạch doanh thu 150.000 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2022 song dự kiến mục tiêu lợi nhuận sau thuế giảm 5% so với năm ngoái, đạt 8.000 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn Hoà Phát (mã HPG) vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị (HĐQT) thông qua các nội dung trình đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023, dự kiến diễn ra vào ngày 30/3/2023.

Theo đó, HĐQT Hòa Phát dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 với kế hoạch doanh thu dự kiến đạt 150.000 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2022 và kế hoạch lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 8.000 tỷ đồng, giảm 5% so với thực hiện năm ngoái.

hpg-9754.png

Trước đó, năm 2022, Hòa Phát ghi nhận doanh thu đạt hơn 141.000 tỷ đồng và LNST 8.444 tỷ đồng, giảm lần lượt giảm gần 6 % và 76% so với mức doanh thu và lợi nhuận cao kỷ lục của năm 2021.

Với mức LNST 8.444 tỷ đồng đạt được năm 2022, tại ĐHĐCĐ tới HĐQT Hòa Phát dự kiến trình đại hội trích 42,2 tỷ đồng để trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi và không trích lập các quỹ đầu tư phát triển, thù lao HĐQT cũng như quỹ khen thưởng ban điều hành.

Phần còn lại của toàn bộ LNST chưa phân phối luỹ kế tính đến thời điểm 31/12/2022 sau khi trích lập các quỹ (số tiền trích quỹ 42,2 tỷ đồng), HĐQT Hòa Phát đề xuất sẽ để lại dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn tập đoàn. Điều này đồng nghĩa với việc Hòa Phát sẽ không chia cổ tức năm 2022.

Về phương án trích lập các quỹ năm 2023, HĐQT Hòa Phát đề xuất vẫn trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi là 5% LNST, thù lao HĐQT tối đa là 1% LNST, và quỹ khen thưởng ban điều hành tối đa 5% của phần LNST vượt kế hoạch mốc 8.000 tỷ đồng.

Kế hoạch kinh doanh thận trọng của Hòa Phát đặt ra trong bối cảnh ngành thép được dự báo vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2023, mặc dù tại thời điểm công bố kết quả kinh doanh năm 2022, lãnh đạo Hòa Phát nhận định "ngành thép đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đà hồi phục”.

Hòa Phát không phải là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành thép đặt kế hoạch lợi nhuận đi lùi trong năm 2023. Trước đó, trong tài liệu chuẩn bị trình ĐHĐCĐ thường niên niên độ tài chính 2022-2023 tới đây (ngày 10/3), CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) cũng công bố kế hoạch kinh doanh không mấy tích cực.

Theo đó, Hoa Sen đặt kế hoạch kinh doanh dựa trên hai phương án.

Quảng cáo

Phương án một, sản lượng đạt 1,52 triệu tấn, trong đó, thành phẩm là 1,4 triệu tấn và phụ phẩm 152.000 tấn, đều giảm 16% so với niên độ trước. Với sản lượng như vậy, công ty dự kiến doanh thu niên độ 2022-2023 đạt 34.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ đồng, lần lượt giảm 32% và 60% so với niên độ trước.

Phương án hai, với sản lượng đạt 1,63 tấn (giảm 10%), trong đó thành phẩm là 1,5 triệu tấn và phụ phẩm 130.000 tấn, ước tính doanh thu đạt 36.000 tỷ đồng, giảm 28% so với niên độ 2022-2023 và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 300 tỷ đồng, tăng 20% so với niên độ trước.

Giá bán thép tăng nhưng khó cải thiện biên lợi nhuận gộp

Trong báo cáo giữa tháng 2/2023, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KSBV) cho biết, các động thái nới lỏng lệnh cấm liên quan tới dịch COVID-19 tại Trung Quốc đã tạo kỳ vọng về sự hồi phục cho thị trường quốc tế, khiến giá quặng sắt, than cốc tăng lần lượt 23% và 15% trong giai đoạn từ đầu quý 4/2022 cho tới nay.

Theo quan điểm của KBSV, đà tăng của giá nguyên vật liệu đầu vào sẽ kéo dài tới hết quý 2/2023 do việc khai thác than cốc tại Úc bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, khiến thời gian xuất khẩu sang các thị trường Mỹ và EU bị lùi lại, các nhà sản xuất đang có thái độ thận trọng trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu khi giá đang ở mức cao. Do đó, sản lượng tiêu thụ thép trên thị trường cũng sẽ bị giới hạn khi các nhà thầu tại thị trường nước ngoài thận trọng trong việc nhập khẩu, làm chậm tốc độ phục hồi của thị trường thép.

Việc nguyên liệu đầu vào tăng cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận gộp của Hòa Phát. Theo KBSV, mặc dù, giá thép xây dựng đã tăng khoảng 6% từ đầu năm đến nay, tuy nhiên, giá nguyên vật liệu (quặng sắt, than cốc, thép phế) lại tăng trung bình tới 14%. Điều này dẫn đến mặc dù giá bán tăng, nhưng đây là mức điều chỉnh giá để đảm bảo biên lãi gộp cho HPG khi giá nguyên vật liệu đầu vào đồng loạt tăng.

Ngoài ra, KBSV cho rằng, trong thời điểm hiện tại, với việc tạm dừng hoạt động 4/7 lò cao tại Hải Dương và Dung Quất 1, kết quả kinh doanh của Hòa Phát sẽ bị ảnh hưởng từ khấu hao của các nhà máy trên, cộng thêm vào đó là rào cản về sản lượng tiêu thụ cũng như là kiểm soát biên lãi gộp.

quy1-3843.jpg

Doanh thu, LNST và biên lãi gộp dự phóng quý 1/2023 của Hòa Phát so với các quý gần đây

Với những khó khăn hiện tại, KBSV dự phóng sản lượng tiêu thụ quý 1/2023 của Hòa Phát sẽ đạt 1,45 triệu tấn, giảm 42% so với cùng kỳ và sẽ có sự cải thiện từ quý 2/2023 với giả định các cơ chế hỗ trợ thị trường bất động sản được thông qua và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sôi động hơn. Tuy nhiên, trong kịch bản thận trọng KBSV cho rằng các lò cao sẽ quay trở lại hoạt động 100% công suất từ quý 4/2023, trước đó sẽ có 1 lò cao hoạt động trở lại trong quý 2.

Theo đó, KSBV dự phóng doanh thu quý 1/2023 của Hòa Phát sẽ đạt 24.588 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ với biên lợi nhuận thấp (đạt 3% so với 23% cùng kỳ năm trước). LNST âm 130 tỷ đồng nhờ hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho do giá nguyên vật liệu trong quý 1/2023 hồi phục về vùng của quý 2 và 3/2022.

Năm 2023, KBSV dự phóng Hòa Phát có thể đạt mức doanh thu 126.770 tỷ đồng, giảm 10% với tổng sản lượng tiêu thụ khoảng 6,95 triệu tấn, giảm 16% so với cùng kỳ. LNST ước tính đạt 3.799 tỷ đồng, giảm 55% so với cùng kỳ.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Nam Long muốn xây 20.000 căn nhà xã hội ở Đồng Nai

Trong chia sẻ của đại diện Tập đoàn Nam Long với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, doanh nghiệp đề xuất thực hiện dự án xây dựng khoảng 20.000 căn nhà ở xã hội tại huyện Nhơn Trạch và thành phố Biên Hòa.

Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vọt khi tung “bom tấn” lên sàn chứng khoán THACO được chấp thuận xây dựng KCN cơ khí ô tô hơn 1.400 tỷ đồng ở Quảng Nam

Năm 2025, người dân sở hữu nhà ở xã hội trên 5 năm sẽ không phải nộp khoản phí này khi bán nhà

Trước đây, theo Luật Nhà ở 2014 quy định, bên mua, thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở theo cơ chế thị trường sau 5 năm và phải nộp 4 loại thuế, phí gồm: Tiền sử dụng đất; Thuế thu nhập cá nhân; Phí công chứng; Lệ phí trước bạ.

Hai dự án nhà ở xã hội nghìn tỷ tại Hà Nội tìm nhà đầu tư Hà Nội cho phép Ngôi sao Châu Á chuyển gần 5.000 m2 đất sang xây nhà ở xã hội

Áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản, cần cách tiếp cận đồng bộ, toàn diện

Đối với đề xuất áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản, theo chuyên gia, chính sách hợp lý này cần được tiếp cận một cách đồng bộ, toàn diện để đảm bảo hiệu quả.

Cơ quan giám sát của Quốc hội kiến nghị sớm đánh thuế bất động sản Chuyên gia nói gì về việc áp thuế bất động sản theo thời gian sở hữu?

Cân nhắc áp thuế chuyển nhượng bất động sản theo lãi thực

Hiện Bộ Tài chính đang nghiên cứu phương án tính thuế chuyển nhượng bất động sản theo lãi ròng thay vì thu trên toàn giá trị hợp đồng như hiện nay. Nếu được thông qua, mức thuế có thể lên tới 20% trên phần chênh lệch.

Chuyên gia Savills: Đánh thuế bất động sản thứ 2 sẽ tối ưu hóa được nguồn lực và giúp điều tiết thị trường Cơ quan giám sát của Quốc hội kiến nghị sớm đánh thuế bất động sản

Loạt dự án mở bán mới ở các huyện vùng ven kéo giảm giá nhà “triệu đô” ở Hà Nội

Quý đầu năm nay, các sản phẩm nhà ở thấp tầng đều ghi nhận mức giảm theo quý nhưng tăng theo năm. Cụ thể, giá biệt thự giảm 14% theo quý nhưng tăng gấp đôi theo năm, trung bình đạt 282 triệu đồng/m2. Giá nhà liền kề giảm 14% theo quý, tăng 24% theo năm, đạt 239 triệu đồng/m2 đất.

Chuyên gia lý giải nguồn cung bất động sản TP. Hồ Chí Minh "tắc nghẽn" Giới đầu tư bất động sản tìm về vùng ven TP.HCM “săn” đất nền

Giá biệt thự tại Hà Nội tăng 29% mỗi năm

Báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2025, Savills Việt Nam cho biết, phân khúc biệt thự/nhà liền kề ghi nhận tín hiệu tích cực. Đặc biệt tại thị trường Hà Nội, giá biệt thự tăng trung bình 29% mỗi năm, liền kề tăng 22% mỗi năm...

Nỗi lo thuế quan thúc đẩy dòng tiền từ Mỹ đổ vào bất động sản châu Âu Giới đầu tư bất động sản tìm về vùng ven TP.HCM “săn” đất nền

Diễn biến trái chiều giá chung cư Hà Nội

Thị trường chung cư Hà Nội ghi nhận diễn biến trái chiều trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Trong khi thị trường sơ cấp vẫn duy trì đà tăng giá thì thị trường thứ cấp, giá đã chững lại và đi ngang. Tỉ lệ thanh khoản trên cả 2 thị trường này nhìn chung là

Giá chung cư Hà Nội đã tăng 50% chỉ sau 1 năm, xuất hiện dự án có giá bán từ 200 triệu đồng/m2 Tin vui: Giá chung cư Hà Nội và TP.HCM chững lại

Chuyên gia lý giải nguồn cung bất động sản TP. Hồ Chí Minh "tắc nghẽn"

Báo cáo của Savills Việt Nam về thị trường bất động sản TP.HCM trong Quý 1/2025 cho thấy sự sụt giảm đáng kể về nguồn cung mới. Theo đó, chỉ có khoảng 800 căn hộ được chào bán ra thị trường, giảm mạnh 70% so với quý trước.

VARS: Thị trường bất động sản Trung Trung Bộ phục hồi rõ rệt Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Hà Nội lên kế hoạch rà soát trụ sở dôi dư, sử dụng không đúng mục đích

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Kế hoạch số 113/KH – UBND ngày 23/4 về việc xử lý và tổ chức xử lý tài sản công là nhà, đất (trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp) không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả hoặc sử dụng không đúng mục đích.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Hà Nội giao đất đợt 2 cho Đầu tư DIA xây khu đô thị ở Đan Phượng

Ông Nguyễn Trọng Đông - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ngày 22/4 đã ký Quyết định số 2159/QĐ-UBND về việc giao 38.507m2 đất (đợt 2) tại các xã Tân Lập, Tân Hội, huyện Đan Phượng và xã Đức Giang huyện Hoài Đức cho Công ty cổ phần Đầu tư DIA để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Nhịp sống mới - Sunshine Grand Capital.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Với kinh nghiệm và thế mạnh thi công các dự án bất động sản và hạ tầng khu công nghiệp, các nhà thầu xây dựng đang tận dụng lợi thế để “lấn sân” sang đầu tư bất động sản, nhất là mảng bất động sản công nghiệp - vốn được đánh giá còn tiềm năng tăng trưởng.

Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao" Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành