Ngân hàng Nhà nước trước những thách thức trong điều hành chính sách tiền tệ

Trong bối cảnh môi trường quốc tế biến động phức tạp, khó lường, là một nền kinh tế nhỏ có độ mở rất lớn như Việt Nam, nội tại còn nhiều khó khăn thách thức, công tác điều hành chính sách tiền tệ gặp rất nhiều khó khăn để xử lý hài hòa nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thách thức cân bằng đa mục tiêu

Bối cảnh vĩ mô năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 biến động nhanh và mạnh nhất trong nhiều thập kỷ, vượt khỏi mọi dự đoán trước đó.

Từ suy thoái sâu trong đại dịch COVID-19, kinh tế toàn cầu nhanh chóng chuyển trạng thái thành lạm phát cao kỷ lục, lên mức trên 8% tại Mỹ và trên 10% tại châu Âu, hơn 80 quốc gia lạm phát từ 2 con số trở lên trong năm 2022.

Lạm phát tăng cao nên xu hướng thắt chặt tiền tệ là không tránh khỏi. Fed tăng lãi suất với tần suất và mức độ nhanh nhất trong lịch sử, tăng 5% chỉ trong 14 tháng. Thị trường quốc tế biến động mạnh, từ tiền tệ với đồng USD có thời điểm tăng giá lên mức kỷ lục trong 20 năm, đến cổ phiếu, trái phiếu, và lưu chuyển dòng vốn toàn cầu.

Xu hướng tăng lãi suất, bán can thiệp ngoại tệ diễn ra tại nhiều nước mới nổi và đang phát triển nhằm bảo vệ đồng nội tệ trước áp lực mất giá quá mạnh, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Những tháng đầu năm 2023, nhiều quốc gia đối mặt với rủi ro suy thoái kinh tế kèm lạm phát cao, thương mại toàn cầu giảm, khủng hoảng tại một số ngân hàng ở Mỹ, châu Âu tiếp tục đặt ra thách thức cho điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) trên toàn thế giới.

Phát biểu tại Diễn đàn toàn cảnh Ngân hàng 2023, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà nhấn mạnh, trong bối cảnh môi trường quốc tế biến động phức tạp, khó lường, là một nền kinh tế nhỏ có độ mở rất lớn như Việt Nam, nội tại còn nhiều khó khăn thách thức, công tác điều hành CSTT, nhất là điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng gặp rất nhiều khó khăn để xử lý hài hòa nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau.

“Làm sao để vừa hỗ trợ kinh tế phục hồi sau đại dịch mà vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá cả, lạm phát toàn cầu tăng cao, vừa giảm áp lực mất giá mạnh của đồng Việt Nam mà vẫn phải giữ ổn định mặt bằng lãi suất, vừa đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng trong khi vẫn phải đảm bảo nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế, đồng thời triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn. Đó là những nhiệm vụ vô cùng thách thức”, ông Hà nhấn mạnh.

Theo Phó Thống đốc, tăng trưởng tín dụng mấy tháng đầu năm ở mức khá thấp, tuy nhiên, nếu nới lỏng tín dụng sẽ rất rủi ro.

“Năm ngoái, NHNN đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 14% nhưng trong 6 tháng đầu năm, tín dụng đã tăng rất nhanh. Tuy vậy, đến tháng 9/2022, kinh tế thế giới biến động mạnh, Fed tăng lãi suất, USD tăng giá kỷ lục, trong nước xảy ra sự cố SCB dẫn tới khó khăn thanh khoản hệ thống, tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống”, Phó Thống đốc nói.

Phó Thống đốc nhấn mạnh, trong bối cảnh nhiều thách thức, NHNN đã đưa ra các mục tiêu ưu tiên khác nhau về chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn.

Ví dụ, năm 2022, khi USD lập đỉnh trên thế giới, Nhà điều hành phải ưu tiên xử lý vấn đề tỷ giá trước, sau đó là xử lý vấn đề thanh khoản rồi mới đến câu chuyện lãi suất. Đến nay, mặt bằng lãi suất đã giảm dần, thanh khoản hệ thống ngân hàng cũng đã ổn định, đảm bảo vốn cho nền kinh tế.

Chính sách tiền tệ năm nay đa mục tiêu hơn

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, nhiều khả năng Fed sẽ ngừng tăng lãi suất, theo đó, lãi suất cơ bản sẽ đi ngang từ nay đến cuối năm và sẽ bắt đầu đảo chiều đầu năm tới.

Với Việt Nam, NHNN đã đi trước một bước trong giảm lãi suất điều hành và thị trường đang kỳ vọng Nhà điều hành sẽ giảm tiếp lãi suất điều hành về mức 4% vào năm 2025 – mức tương đương trước đại dịch.

Về tỷ giá, năm 2023, đồng VND giảm 3,42%, theo đánh giá của chuyên gia, là mức chấp nhận được. Năm nay, dự báo USD sẽ mất giá, đồng nghĩa với việc các đồng tiền tăng giá trở lại. Từ đầu năm đến nay, VNĐ đã tăng giá 0,7-0,8%, cơ bản cả năm sẽ ổn định, nếu mất giá thì chỉ khoảng 0,5-1%.

Về tín dụng, năm nay, NHNN đặt mục tiêu tín dụng tăng 14% song chuyên gia cho rằng, do sức cầu yếu nên khả năng tăng trưởng tín dụng thực tế sẽ thấp hơn, khoảng 13 -14%.

Về chất lượng tín dụng, ông Lực cho rằng, nợ xấu nội bảng năm nay có thể tiếp tục tăng, tuy nhiên, Thông tư 02/2023/TT-Ngân hàng Nhà nước vừa được ban hành sẽ làm tốc độ tăng nợ xấu chậm lại.

Cũng theo chuyên gia, nợ xấu vẫn trong tầm kiểm soát do năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng hiện nay đã tốt hơn nhiều giai đoạn trước. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu chung toàn hệ thống hiện đã lên tới 125%. Ngoài ra, huy động vốn và tốc độ cung tiền năm nay cũng dự báo khả quan hơn năm trước, tăng trưởng khoảng 10%.

Để tăng trưởng, phục hồi nền kinh tế, theo TS. Cấn Văn Lực, bài toán lớn nhất hiện nay là phải quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, câu chuyện dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm là vô cùng quan trọng.

Riêng chính sách tiền tệ năm nay đa mục tiêu hơn, vì ngoài mục tiêu thông thường còn phải mục tiêu ổn định hệ thống tiền tệ trong bối cảnh thế giới rất bất ổn.

Mặc dù vậy, NHNN đang chuyển trạng thái chính sách tiền tệ từ thận trọng, chặt chẽ sang hướng nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng, được thể hiện cụ thể qua việc điều hành lãi suất theo xu hướng giảm, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, ban hành chính sách cơ cấu lại nợ, hỗ trợ thanh khoản hệ thống, đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, đảm bảo lành mạnh hóa hệ thống.

Chuyên gia cũng nhấn mạnh, tài khóa vẫn phải là chính sách chủ lực, cần tiếp tục tăng các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp người dân, thực hiện giãn hoãn thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công.

“Đây là việc vô cùng quan trọng vì ngoài thúc đẩy tăng trưởng còn giúp giảm bớt ách tắc dòng tiền, hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống”, TS. Lực nhấn mạnh.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Nhờ thị trường tích cực trong quý I/2024, lợi nhuận của các CTCK đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 quý trở lại cùng với mức dư nợ cho vay margin và phải thu lớn nhất lịch sử. Tuy nhiên, tham vọng của các CTCK vẫn còn rất lớn với nhiều CTCK đầu ngành hướng đến mốc cho vay 20.000 tỷ đồng giai đoạn cuối năm 2024.

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Chat với BizLIVE