LPBank bất ngờ muốn chuyển trụ sở chính

Hiện, trụ sở chính của ngân hàng LPBank đang được đặt tại LPB Tower, số 210 đường Trần Quang Khải, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.

LPBank bất ngờ muốn chuyển trụ sở chính
Trụ sở chính hiện nay của LPBank.

Chiều ngày 16/11, Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam - LPBank tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 để thông qua một loạt các vấn đề quan trọng bao gồm tăng vốn điều lệ, mua cổ phần FPT, bổ sung thành viên HĐQT…

Đáng chú ý, trong tờ trình mới nhất vừa được bổ sung ngay trước thềm cuộc họp, LPBank dự kiến thay đổi trụ sở chính ngân hàng.

Theo lãnh đạo LPBank, việc chuyển trụ sở phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng, tạo điều kiện cho LPBank mở rộng thị trường, đặc biệt gia tăng sự hiện diện tại các khu vực nông thôn, đô thị loại 2, thể hiện tầm nhìn “trở thành đối tác tài chính tin cậy nhất – là lựa chọn số 1 của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực nông thôn và đô thị loại 2”.

“Hiện nay, trong xu thế phát triển mới, cả nước đang tích cực và nỗ lực xây dựng quy hoạch tầm nhìn chiến lược trung và dài hạn, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với doanh nghiệp có trụ sở chính đặt tại địa phương và khu vực,” tờ trình ĐHĐCĐ của LPBank viết.

Hiện, trụ sở chính của ngân hàng LPBank đang được đặt tại LPB Tower, số 210 đường Trần Quang Khải, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Điểm đến mới của ngân hàng cũng như thời gian thực hiện di dời chưa được đề cập cụ thể trong tờ trình.

Một trong những nội dung quan trọng khác sẽ được đưa ra thảo luận tại đại hội lần này là việc góp vốn, mua cổ phần của Công ty cổ phần FPT.

HĐQT LPBank cho rằng, bên cạnh hoạt động kinh doanh ngân hàng đóng vai trò trung tâm, việc LPBank đầu tư vào cổ phiếu niêm yết sẽ giúp LPBank đa dạng hóa kênh đầu tư và tối ưu hóa vốn góp của cổ đông.

Qua đánh giá, HĐQT nhận thấy cổ phiếu Công ty cổ phần FPT có tiềm năng mang lại tỷ suất sinh lời hấp dẫn và góp phần đa dạng hóa danh mục tài sản của LPBank.

Quảng cáo

“Cổ phiếu FPT là một trong số ít cổ phiếu duy trì đà tăng giá ổn định các năm, chi trả cổ tức đều đặn. Hiện nay, cổ phiếu FPT đang có thanh khoản tốt, thuộc danh mục thành phần chỉ số VN30, đại diện cho những cổ phiếu hàng đầu, có sức hút lớn với các nhà đầu tư nước ngoài trong trung hạn và dài hạn”, lãnh đạo LPBank đánh giá.

Theo đó, HĐQT đề xuất với ĐHĐCĐ kế hoạch mua 5% vốn điều lệ của FPT tại thời điểm triển khai, thực hiện giao dịch mua cổ phần và tổng giá trị đầu tư không vượt quá tỷ lệ đầu tư theo quy định của pháp luật.

Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024 và 2025 và/hoặc thời điểm phù hợp sau khi có chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quy định của pháp luật và tình hình thực tế.

Hiện FPT có vốn điều lệ 14.604 tỷ đồng, tương ứng với hơn 1,46 tỷ cổ phiếu đang lưu hành. LPBank mua tối đa 5% vốn FPT tương ứng với số cổ phiếu dự kiến mua vào là khoảng 73 triệu đơn vị. Ước tính ở vùng giá hiện tại quanh 135.000 đồng/cổ phiếu, LPBank sẽ chi khoảng hơn 9.800 tỷ đồng để sở hữu cổ phần FPT.

Bên cạnh kế hoạch mua cổ phần FPT, đại hội của LPBank cũng sẽ thông qua một loạt các nội dung quan trọng khác bao gồm tăng vốn điều lệ và bầu bổ sung thành viên HĐQT.

Ngân hàng cho biết, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 đã phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ từ 25.576 tỷ đồng lên 33.576 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Tuy nhiên, căn cứ tình hình thị trường và định hướng phát triển của LPBank, nhằm đảm bảo lợi ích của cổ đông và của LPBank, HĐQT đã họp và ban hành Nghị quyết về việc trình ĐHĐCĐ thông qua việc điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ năm 2024 của LPBank.

Theo đó, ngân hàng sẽ tăng vốn thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 16,8%. Vốn điều lệ sau khi tăng là 29.873 tỷ đồng. Thời gian thực hiện do HĐQT quyết định, sau khi ĐHĐCĐ thông qua và được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, kế hoạch phát hành 800 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu sẽ tạm hoãn.

Tại cuộc họp lần này, Hội đồng quản trị LPBank còn trình cổ đông việc miễn nhiệm và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị là bà Vương Thị Huyền (SN 1974) và ông Phạm Phú Khôi (SN 1963). Hiện HĐQT của ngân hàng có 7 thành viên với 2 thành viên độc lập.

Hai ứng viên trên đều có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Trong đó, bà Huyền từng là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB), còn ông Phạm Phú Khôi hiện là Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán LPBank (LPBS).

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Thống đốc yêu cầu đảm bảo an ninh, đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng

Tại Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 20/01/2025, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng năm 2025.

Giá vàng trong nước và USD ngân hàng đồng loạt tăng VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn Giá vàng SJC tiếp tục tăng, USD ngân hàng giảm mạnh

Techcombank muốn thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ

Động thái thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ của Techcombank diễn ra sau khi nhà băng này và hãng bảo hiểm Manulife quyết định ngừng hợp tác kinh doanh phân phối bảo hiểm độc quyền qua ngân hàng hồi cuối năm ngoái.

Techcombank chuẩn bị giải tỏa hơn 5,1 triệu cổ phiếu ESOP năm 2023 Cổ đông ngoại muốn bán 8 - 9% vốn Techcombank Techcombank báo lãi hơn 27,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới 231 nghìn tỷ

Hội nghị Nhà đầu tư HDBank: Bứt phá kinh doanh số cho mục tiêu trên 20.000 tỷ lợi nhuận

Ngày 18/02/2025, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) vừa tổ chức thành công Hội nghị Nhà đầu tư cập nhật kết quả kinh doanh năm 2024 và triển vọng năm 2025.

TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki

VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

Các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng lớn đã được hưởng lợi từ sự phục hồi vay mua nhà, trong khi ngân hàng nhỏ vẫn chịu áp lực nợ xấu và chi phí tín dụng cao. Năm 2025, triển vọng ngành được kỳ vọng tích cực hơn.

Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng Các ngân hàng trung ương châu Á có thể gặp rủi ro khi bảo vệ đồng nội tệ Thực hư chuyện ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất chỉ 4-5%/năm?

Thực hư chuyện ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất chỉ 4-5%/năm?

Gần đây, một số ngân hàng tại Việt Nam triển khai các gói vay mua nhà với lãi suất ưu đãi thấp, thậm chí dưới 4%/năm. Tuy nhiên, liệu đây là lãi suất cố định toàn bộ thời gian hay chỉ trong một thời gian ngắn ban đầu?

Tín hiệu thúc đẩy BoJ tăng lãi suất mạnh tay hơn Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng

VietinBank dự kiến dùng hơn 12.500 tỷ đồng lợi nhuận để chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) dự kiến dùng toàn bộ số lợi nhuận còn lại năm 2023 để tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu, tuy nhiên, kế hoạch này vẫn cần sự phê duyệt cơ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

VietinBank báo tăng trưởng tín dụng gần 17% năm 2024 VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên Phía sau pha bứt tốc của VietinBank

Eximbank lên kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 33%

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Eximbank vừa thông qua đề xuất của Quyền Tổng giám đốc về kế hoạch kinh doanh năm 2025 để trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ).

Eximbank sắp tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần hai Eximbank miễn nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên

Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng

Trong bối cảnh lãi suất huy động tăng nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại nhiều ngân hàng lại có xu hướng sụt giảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí vốn mà còn đặt ra bài toán khó trong chiến lược cạnh tranh lãi suất và tối ưu lợi nhuận của các nhà băng.

Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trong năm 2025 DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 38 nghìn tỷ đồng tuần qua

Khách hàng tấp nập giao dịch tại các điểm kinh doanh ngân hàng số Vikki

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 2025 – Vikki Digital Bank đồng loạt mở cửa chào đón khách hàng tới giao dịch tại tất cả các điểm kinh doanh trên toàn quốc với diện mạo mới. Khách hàng tấp nập trong không gian giao dịch thân thiện, với những trải nghiệm các dịch vụ tài chính tiện lợi.

HDBank công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ROE cao trên 25,7% Đón Xuân 2025 đủ đầy - Thẻ HDBank trao tay lộc thắm

Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 38 nghìn tỷ đồng tuần qua

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục hút ròng hơn 38.000 tỷ đồng khỏi thị trường trong tuần từ 10/02 - 14/02 thông qua kênh thị trường mở, trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng có xu hướng giảm ở cả VND và USD.

Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trong năm 2025 Lãi 81.000 tỷ đồng trong quý 4, lợi nhuận các ngân hàng trên sàn chứng khoán đến từ đâu?