Năm chưa từng có của giá vàng

Lần đầu tiên trong lịch sử, giá vàng SJC vượt mức 90 triệu đồng mỗi lượng. Lần đầu tiên, vàng miếng chỉ bán thông qua 4 ngân hàng và Công ty SJC. Cũng chưa bao giờ mua bán vàng lại khó khăn như trong năm 2024.

Năm chưa từng có của giá vàng

Năm 2024 ghi nhận sự biến động rất mạnh của giá vàng. Tại Việt Nam giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đã liên tiếp thiết lập mức giá kỷ lục. Sự biến động này thậm chí diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn, dồn dập.

Liên tiếp dậy sóng

Khoảng cách giá vàng thế giới với giá vàng trong nước có những thời điểm trong năm 2024 nới rộng lên tới mức 20 triệu đồng/lượng. Đồng thời, giá mua vào và bán ra của các cửa hàng kinh doanh vàng cũng tạo khoảng cách rộng, có thời điểm chênh lệch tới 3 triệu đồng/lượng.

Thị trường vàng chứng kiến những mức giá cao kỷ lục. Vàng miếng SJC đạt mức 92,4 triệu đồng/lượng vào giữa tháng 5, tăng 21,4 triệu đồng/lượng so với đầu năm. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng đã tăng mạnh tới 26 triệu đồng, từ mức khoảng 62 triệu đồng hồi đầu năm, lên tới 88 triệu đồng vào thời điểm tháng 11, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người mua vàng từ đầu năm.

“Sóng” tăng giá của vàng trong nước đến từ việc giá kim loại quý này trên thị trường quốc tế liên tục phá kỷ lục, vượt 2.800 USD/ounce vào cuối tháng 10, tương đương mức tăng khoảng 35% so với đầu năm.

Nguyên nhân chính cho đợt tăng giá này là do lo ngại lạm phát tăng cao, chiến sự Nga - Ukraine tiếp tục leo thang và thị trường xuất hiện kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể nới lỏng chính sách tiền tệ... Tất cả yếu tố này đều hỗ trợ cho vàng tăng giá.

Trong văn bản số 213/TB-VPCP ngày 10/5/2024 được Văn phòng Chính phủ ban hành thông về báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng, “không để chậm trễ hơn nữa” là cụm từ được nhấn mạnh.

Trước tình hình vàng tăng giá mạnh, các biện pháp bình ổn giá vàng đã được thực thi, cụ thể là mục tiêu thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới, là nội dung liên tục được Chính phủ đề cập. Trong văn bản số 213/TB-VPCP ngày 10/5/2024 được Văn phòng Chính phủ ban hành thông về báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng, “không để chậm trễ hơn nữa” là cụm từ được nhấn mạnh.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai tổ chức đấu thầu bán vàng miếng cho các đơn vị kinh doanh vàng từ ngày 22/4. Tổng cộng 9 phiên thành công cùng khoảng 48.500 lượng vàng được bán ra, tương đương khoảng 1,82 tấn vàng. Sau khi biện pháp này không cho thấy nhiều hiệu quả, NHNN dừng đấu thầu bán vàng miếng và từ đầu tháng 6, NHNN chuyển hướng biện pháp can thiệp thị trường bằng việc chỉ định bán vàng cho 4 ngân hàng thương mại quốc doanh (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank) và Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC để các đơn vị này bán vàng ra thị trường. NHNN đưa ra giá bán từng ngày và các đơn vị này bán ra cho người dân không được cao hơn 1 triệu đồng/lượng so với giá của NHNN. Đây là lần đầu tiên, biện pháp bán can thiệp chỉ định giá được áp dụng.

Ngay tức thì, giá vàng miếng SJC “đổ đèo” từ mức giá gần 91 triệu đồng/lượng xuống còn 77,98 triệu đồng/lượng. Thị trường vàng bắt đầu xuất hiện những diễn biến có một không hai trong lịch sử.

Diễn biến giá vàng SJC năm 2024. Nguồn: Topi.vn

Người dân ùn ùn kéo nhau xếp hàng từ sáng sớm để được mua vàng với mức giá bình ổn. Rồi cũng lần đầu tiên, từ chỗ phát số thứ tự cho người mua vàng, 4 ngân hàng và Công ty SJC chuyển sang bán vàng trực tuyến.

Không chỉ “nóng” về giá, giao dịch cũng không dễ dàng trong giai đoạn này khi nhiều doanh nghiệp vàng thông báo hết vàng và cũng chỉ mở bán khoảng thời gian ngắn trong ngày. Người dân cũng phải thực hiện rất nhiều thủ tục mới mua được 1 lượng vàng qua hình thức trực tuyến.

Chính vì thế, theo báo cáo về xu hướng nhu cầu vàng quý III/2024 của Hội đồng Vàng thế giới (WGC), Việt Nam là một trường hợp ngoại lệ khi chứng kiến mức giảm 33% theo quý và mức giảm 10% theo năm về nhu cầu vàng miếng và vàng xu, trong khi một số quốc gia trong khu vực vẫn ghi nhận mức tăng trưởng hai chữ số theo từng năm.

Quảng cáo

Một điều nữa chưa từng xảy ra trên thị trường vàng, đó là giá vàng miếng SJC đứng bất động ở mức giá 76,98 triệu đồng/lượng trong vòng một tháng.

Các giải pháp can thiệp đã làm giá vàng miếng SJC “lỗi nhịp” so với giá quốc tế, điều này dẫn đến việc lần đầu tiên trong lịch sử có thời điểm giá vàng nhẫn cao hơn vàng miếng.

Giá vàng 2025 sẽ ra sao?

Trong báo cáo triển vọng giá vàng 2025 công bố cuối tuần trước, WGC nhận định kim loại quý vẫn có tiềm năng tăng giá, nếu nhu cầu của các ngân hàng trung ương mạnh hơn dự báo hoặc tình hình tài chính kém đi, kéo nhu cầu trú ẩn lên cao. Dù vậy, mức tăng năm 2025 có thể chậm hơn năm nay. Bên cạnh đó, nếu làn sóng giảm lãi suất bị đảo ngược, kim loại quý sẽ gặp nhiều thách thức.

Lực mua của các ngân hàng trung ương và nhu cầu trú ẩn tăng vài năm qua, do biến động kinh tế - chính trị trên toàn cầu. Lo ngại về khối nợ công của các nước châu Âu, cùng với bất ổn tại Trung Đông, Đông Âu và nhiều nước khác vẫn kéo giá lên.

"Nhìn chung, tình hình hiện tại thôi thúc nhà đầu tư trú ẩn, ví dụ như mua vàng, để đối phó rủi ro", theo WGC.

Thị trường hiện dự báo lãi suất tại Mỹ sẽ giảm thêm 100 điểm cơ bản (1%) năm 2025. Mức giảm ở châu Âu cũng tương tự. Lãi suất thấp sẽ có lợi cho giá vàng. Đồng đôla cũng được kỳ vọng đi ngang hoặc giảm nhẹ khi lãi suất hạ xuống. Việc này sẽ kéo kim loại quý lên cao.

Ngược lại, nếu các ngân hàng trung ương dừng điều chỉnh lãi suất trong thời gian dài hoặc tăng trở lại, sức ép lên kim loại quý sẽ lớn. Tổng thống đắc cử Donald Trump được dự báo tung nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chính sách này được dự báo gây ra lạm phát và làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Việc này có thể khiến các ngân hàng trung ương phải cân nhắc chuyện giảm lãi.

"Tất cả đang chờ nhiệm kỳ 2 của ông Trump, để xem kinh tế toàn cầu sẽ ra sao", báo cáo của WGC viết.

Lực mua của các ngân hàng trung ương cũng được kỳ vọng vẫn là động lực chính đẩy giá vàng năm tới. Dù giảm về cuối năm 2024, nhu cầu vàng vẫn rất mạnh, được dự báo vượt 500 tấn trong năm sau. Về dài hạn, việc này tác động tích cực lên giá.

"Diễn biến của vàng sẽ phụ thuộc vào sự tương tác của 4 yếu tố chính, gồm tăng trưởng kinh tế, rủi ro, chi phí cơ hội và xu hướng khi đó", báo cáo kết luận.

Tại Việt Nam, các chuyên gia cũng nhìn nhận, năm 2025, nếu giá vàng thế giới tiếp tục tăng, giá vàng trong nước điều chỉnh theo, trừ trường hợp, trong nước cho nhập vàng nguyên liệu về sản xuất vàng SJC.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, về lâu dài, giá vàng thế giới tiếp tục tăng trong năm 2025 và khả năng lập kỷ lục lên mốc 3.000 USD/ounce. Lúc đó, giá vàng trong nước sẽ tăng mạnh nếu thị trường vẫn chưa có sự thay đổi về nguồn cung”, ông Hiếu cho hay.

Còn theo PGS.TS Đinh Trong Thịnh - Chuyên gia kinh tế, rất khó đoán định giá vàng sẽ diễn biến như thế nào trong thời gian tới.

“Chúng ta không thể khẳng định được giá vàng khi nào sẽ được điều chỉnh giảm hay tăng, bởi chúng ta chịu tác động bởi giá vàng thế giới. Do vậy, nếu đầu tư vào vàng lúc này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì thế, cả người mua lẫn người bán cần hết sức thận trọng. Nhà đầu tư nên chờ đến khi giá vàng thế giới điều chỉnh giảm và ở mức ổn định rồi mới xuống tiền mua, như vậy sẽ có cơ hội sinh lời tốt hơn”, ông Thịnh nói.

Cùng chuyên mục Vàng - Tiền

Phố Wall ghi nhận tuần tăng điểm thứ hai liên tiếp

Thị trường chứng khoán Mỹ khép lại tuần giao dịch đầy biến động trong sắc đỏ, trong bối cảnh nền kinh tế và các chính sách thương mại toàn cầu đối mặt với nhiều xáo trộn dưới chính quyền mới của Mỹ.

Phố Wall trồi sụt khi nhà đầu tư đánh giá dữ liệu lạm phát của Mỹ Thị trường chứng khoán châu Á tăng theo đà của Phố Wall

Năm chưa từng có của giá vàng

Lần đầu tiên trong lịch sử, giá vàng SJC vượt mức 90 triệu đồng mỗi lượng. Lần đầu tiên, vàng miếng chỉ bán thông qua 4 ngân hàng và Công ty SJC. Cũng chưa bao giờ mua bán vàng lại khó khăn như trong năm 2024.

Giá vàng châu Á chạm “đỉnh” cao sau gần 3 tháng, tiếp tục đà đi lên

Giá vàng chạm mức cao nhất trong gần ba tháng trong phiên 24/1 và đang trên đà ghi nhận tuần tăng thứ tư liên tiếp do những bất ổn liên quan đến kế hoạch thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Giá vàng tăng vọt, gần mức kỷ lục do lo ngại về thuế quan và đồng USD yếu Giá vàng thế giới tăng tiếp

Giá vàng thế giới tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn hai tháng

Giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn 2 tháng nhờ được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD cùng nhu cầu trú ẩn an toàn, do những lo ngại xung quanh chính sách thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Giá vàng tăng trong phiên chiều 20/1 do đồng USD yếu Giá vàng ổn định sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump