Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) và đại diện các bộ, ban, ngành tổ chức buổi chia sẻ về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Hoạt động này đặc biệt có ý nghĩa khi thời điểm các doanh nghiệp cần thực hiện hoạt động thẩm định báo cáo kiểm kê và kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP và các quy định liên quan đã có hiệu lực.

Hơn 140 đại diện đến từ các doanh nghiệp cung ứng, vận tải và hậu cần hàng đầu tại Việt Nam là các đối tác của Nestlé Việt Nam đã cùng tham gia thảo luận và chia sẻ với đại diện VBCSD và các chuyên gia đến từ Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (thuộc Bộ Giao thông Vận tải), và các đơn vị tư vấn kỹ thuật.

Theo một khảo sát nhanh, phần lớn các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng đã biết và mong muốn xây dựng các chương trình hành động nhằm cắt giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn và lúng túng trong việc đo đạc, kiểm kê và xây dựng lộ trình để đạt được mục tiêu giảm phát thải.

Vì vậy, chương trình không chỉ nhằm mục đích cập nhật các cam kết quốc tế và của Việt Nam, cung cấp thông tin về khung quy định pháp luật có liên quan, mà còn hướng dẫn các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cách thực hiện báo cáo kiểm kê, cũng như xây dựng và hoàn thiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải hướng đến mục tiêu góp phần hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam vào năm 2050.

Ông Lương Quang Huy, Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và Bảo vệ tầng Ozone, Cục biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình bày tại hội thảo.jpg
Ông Lương Quang Huy -Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và Bảo vệ tầng Ozone

Ông Lương Quang Huy -Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và Bảo vệ tầng Ozone, Cục biến đổi Khí hậu cho rằng việc Nestlé Việt Nam cùng VBCSD tổ chức các chương trình đối thoại ý nghĩa là cầu nối cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cùng chia sẻ về xu hướng quốc tế trong quá trình chuyển đổi xanh, các quy định pháp luật về giảm phát thải và các công nghệ, quy trình quản lý liên quan đến giảm phát thải và ứng phó với biến đổi khí hậu.

“Hoạt động này là cơ hội tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong tiến trình hoàn thiện chính sách pháp luật, thúc đẩy các hoạt động ứng phó, giảm thiểu biến đổi khí hậu và hỗ trợ tốt nhất cho phát triển bền vững của doanh nghiệp”, ông Huy nói.

Ông Phạm Hoàng Hải, Phụ trách Quan hệ đối tác, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam phát biểu tại chương trình.jpg
Ông Phạm Hoàng Hải, Phụ trách Quan hệ đối tác, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam

Ông Phạm Hoàng Hải - Phụ trách Quan hệ đối tác, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam bày tỏ: “Trong những năm qua, Nestlé Việt Nam và VBCSD triển khai nhiều chương trình hợp tác, trao đổi và đối thoại rất có giá trị. Chúng tôi ghi nhận và đánh giá cao các hoạt động và sáng kiến của Nestlé Việt Nam với vai trò đồng chủ tịch VBCSD trong chiến lược ứng phó với BĐKH, giảm phát thải khí nhà kính và đóng góp vào mục tiêu chung của quốc gia. Sự kiện này là cơ hội để chúng tôi tiếp tục chia sẻ, phổ biến đến cộng đồng doanh nghiệp những thông tin, yêu cầu của thị trường hiện nay về giảm phát thải trong chuỗi cung ứng trên cơ sở cùng trao đổi, thúc đẩy hợp tác chung”.

Tại Việt Nam, Nestlé đi tiên phong với những hành động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp tái sinh, sáng tạo và chuyển đổi số nhằm nỗ lực hướng đến nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Ông Khuất Quang Hưng, Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông, Nestlé Việt Nam chia sẻ về lộ trình và hành động của Nestlé hướng tới mục tiêu Net Zero 2050.jpg
Ông Khuất Quang Hưng, Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông, Nestlé Việt Nam

Ông Khuất Quang Hưng, Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông, Nestlé Việt Nam cho biết: “Từ năm 2020, Tập đoàn Nestlé đã công bố lộ trình Nestlé Net Zero và kể từ đó, chúng tôi đã chuyển đổi hoạt động kinh doanh và thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trên ba phạm vi hoạt động của Nestlé. Chúng tôi áp dụng hai phương pháp tiếp cận chiến lược chính giúp giải quyết vấn đề phát thải Phạm vi 3. Chiến lược “Nestlé Forest Positive” nhằm mục đích bảo tồn, phục hồi rừng và môi trường sống tự nhiên và “Khung Nông nghiệp Nestlé” để thực hiện hệ thống nông nghiệp và thực phẩm có khả năng tái tạo hơn. Mặt khác, thực hiện các sáng kiến và giải pháp nhằm giảm cắt giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động vận tải và hậu cần”.

Năm 2023, Nestlé Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác công tư nhằm thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp bền vững, nông nghiệp tái sinh và phát thải thấp thông qua chương trình Đối tác Phát triển Nông nghiệp Bền vững Việt Nam (PSAV). Đồng thời chính thức khởi động sáng kiến nông lâm kết hợp trồng 2,3 triệu cây xanh tại Tây Nguyên.

Ngoài ra, giảm phát thải và đầu tư cho chuyển đổi số trong lĩnh vực vận tải và hậu cần cũng là một trong những chiến lược quan trọng của Nestlé Việt Nam. Những sáng kiến tiêu biểu có thể kể đến như: Ứng dụng thông minh “Cargoo”, kết nối nhà sản xuất với nhà nhập khẩu và các hãng tàu, góp phần tăng hiệu suất đóng hàng, giảm chi phí vận tải biển từ năm 2022; ứng dụng thông minh trong quản lý kho và vận chuyển “Transportation-Hub”, giúp tối ưu hóa việc phân bổ đơn hàng và giảm phát thải trong hoạt động vận tải.

Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Tập đoàn Dabaco (Ảnh minh hoạ)

Dabaco lãi lớn trong quý I

Quý I/2024, Dabaco ghi nhận gần 3.300 tỷ đồng doanh thu, tăng 41% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 73 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái từng lỗ 321 tỷ đồng.

Trên thực tế nhà ở riêng lẻ và chung cư trong khu vực trung tâm đều không còn nguồn hàng. (Ảnh: MarketTimes).

Bất động sản riêng lẻ và đất nền có thật sự tồn kho?

Bộ Xây dựng công bố lượng tồn kho tại các dự án trong quý I năm nay chủ yếu ở phân khúc bất động sản nhà ở riêng lẻ và đất nền. Tuy nhiên, một số đơn vị nghiên cứu cho rằng đất nền và nhà ở riêng lẻ đã trở lại sôi động hơn so với quý 4/2023.

Chat với BizLIVE