Năng lượng gặp khó, REE đặt mục tiêu mảng bất động sản tăng vọt 60%

REE thận trọng trong đầu tư mảng đang gặp khó khăn về chính sách là năng lượng, trong khi đó chuyển hướng trong đầu tư bất động sản nhằm tối ưu lợi nhuận.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của CTCP Cơ điện lạnh REE tổ chức ngày 31/3, chia sẻ về kết quả kinh doanh doanh nghiệp đạt được năm 2022 khi ghi nhận doanh thu hơn 9.300 tỷ, lãi hơn 2.690 tỷ, lần lượt tăng trưởng 61% và 45%, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT REE cho biết, đóng góp lớn nhất vào kết quả kinh doanh là mảng năng lượng với khoản lãi 1.666 tỷ.

“Mảng này lãi lớn nhờ thủy văn thuận lợi, giá thị trường điện cao hơn 44% so với cùng kỳ, cùng với việc đưa vào vận hành trọn năm nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum 220MW và ba nhà máy điện gió Trà Vinh với tổng công suất 126MW”, lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ.

Chủ tịch REE nhận định, bước vào năm 2023, bức tranh có vài thay đổi, dự báo GDP Việt Nam sẽ ở mức 6,5% so với mức 8% của năm 2022. Dù sản xuất đang còn gặp khó khăn, nhưng nhu cầu thế giới bắt đầu tăng. Trung Quốc tuyên bố chiến thắng COVID-19, du lịch khởi sắc, lãi suất bắt đầu đứng và ngân hàng trung ương các nền kinh tế trong đó có Việt Nam cũng bắt đầu phát đi tín hiệu đã kiểm soát được lạm phát và chắc chắn lãi suất huy động và cho vay phải hạ nhiệt.

Trong bối cảnh này, REE đạt mục tiêu 2023 giữ doanh thu và lợi nhuận tối thiểu bằng 2022 và kỳ vọng sẽ vượt nếu kinh tế vĩ mô được cải thiện qua đầu tư công được giải ngân mạnh với tốc độ nhanh như Thủ tướng đã tuyên bố.

Tuy nhiên, để doanh nghiệp có thể hiện thực hóa kỳ vọng giữ kết quả kinh doanh như năm vừa qua không phải là dễ. Nhất là lợi nhuận phần lớn đến từ mảng năng lượng và bất động sản, hai mảng gặp thách thức lớn hiện nay. Việc điều chỉnh chiến lược hoạt động là điều doanh nghiệp cần phải nghĩ đến.

Theo đó, kế hoạch kinh doanh mà lãnh đạo REE đặt ra cho năm 2023, tăng trưởng các mảng có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, Tổng giám đốc REE ông Huỳnh Thanh Hải cho biết, năm 2023 công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 10.962 tỷ đồng, tăng 17%; lợi nhuận sau thuế là 2.700 tỷ đồng, tăng 0,3% so với năm 2022.

Quảng cáo

Trong đó, mảng năng lượng dự kiến doanh thu đạt 5.198 tỷ, giảm 3,1%; lợi nhuận đạt 1.351 tỷ, giảm tới 18,9% so với năm trước. Mảng cơ điện lạnh doanh thu, lợi nhuận lần lượt đạt 3.383 tỷ và 160 tỷ, cùng tăng trưởng hơn 20%. Mảng nước và môi trường dự kiến lãi 335 tỷ, giảm 1%.

Riêng mảng bất động sản dự kiến tăng trưởng mạnh với doanh thu 2.230 tỷ, tăng hơn 115%; lợi nhuận 930 tỷ, tăng hơn 60% so với năm 2022.

Theo lý giải của lãnh đạo công ty, trong bối cảnh khó khăn về vĩ mô và địa chính trị dự kiến kéo dài, các điều kiện thủy văn dự báo trở nên bất lợi hơn và tỷ trọng alpha được điều chỉnh lên mức 95-100%, với danh mục tài sản trong đó có các nhà máy thủy điện chiếm hơn 50% tổng công suất lắp đặt, REE đặt ra kế hoạch thận trọng cho mảng năng lượng trong 2023.

Với bất động sản, cơ sở để đặt ra kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận hơn 60% là nhờ dự án ở Thái Bình. Đây là dự án công ty trúng đấu giá cuối 2022. Lãnh đạo công ty đánh giá, bối cảnh hiện nay làm dự án khó, nhiêu khê, đặc biệt là thủ tục pháp lý. Theo đó, công ty không đi theo hướng phát triển dự án từ đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm rồi xin chuyển đổi mà đi theo hướng tập trung dự án đã có đất sạch, tham gia đấu giá đất để làm dự án.

“Dự án Bồ Xuyên, Thái Bình rộng 2ha, có thấp tầng và chung cư. Khu thấp tầng 5.000m2, dự định hoàn thành xây dựng dựng và bán 46 căn biệt thự trong năm nay, thu về 800-900 tỷ doanh thu, lãi khoảng 200 tỷ. Dự án nằm trung tâm tỉnh, đã hoàn thành nghĩa vụ tiền sử dụng đất, không quá khó để triển khai, có thể mở bán từ quý 3”, CEO REE chia sẻ.

Có thể thấy, trong cơ cấu doanh thu lợi nhuận của REE vẫn thấy mảng năng lượng vẫn là “át chủ bài” với tỷ trọng đóng góp gần 50%.

CEO REE cho biết, năm nay, REE Energy sẽ tập trung vào việc gia tăng danh mục tài sản thêm 100MW, chủ yếu vào các dự án năng lượng tái tạo theo định hướng chiến lược PDP XIII, trong đó chú trọng M&A dự án. Lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, giá điện thị trường được dự báo sẽ tăng 7-10% lên mức khoảng 1.650-1.800 đồng/kWh. Đây là tín hiệu tích cực cho các nhà máy điện trong 2023.

“Về ngắn hạn, năng lượng tái tạo đối diện nhiều khó khăn từ quy hoạch điện VIII cùng các chính sách năng lượng liên quan chưa được phê duyệt cùng rủi ro nguồn cung thiết bị. Nhưng xét dài hạn, mảng này sở hữu nhiều triển vọng, đặc biệt trong bối cảnh nguồn vốn ESG ngày càng gia tăng. Mảng này đóng vai trò quan trọng nhất trong thị trường điện nhằm giúp quốc gia hướng đến cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, với tỷ trọng đóng góp lần lượt 28% và 45% vào tổng công suất đặt hệ thống điện năm 2030 và 2045”, lãnh đạo REE đánh giá.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Năng lượng tái tạo

EliTe Solar muốn làm nhà máy sản xuất pin mặt trời công suất 800 triệu tấm/năm tại Hà Nam

Sau nhà máy tại Bắc Giang, EliTe Solar - ông lớn sản xuất pin mặt trời có trụ sở chính tại Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy tại Hà Nam với công suất lên đến 800 triệu tấm pin/năm.

Bùng nổ năng lượng tái tạo, "miếng bánh" nào cho doanh nghiệp Việt? Một "đại gia" năng lượng tái tạo muốn bán 50% cổ phần DA điện gió 2.000 tỷ đồng tại Quảng Trị cho đối tác Trung Quốc

Bùng nổ năng lượng tái tạo, "miếng bánh" nào cho doanh nghiệp Việt?

Theo giới chuyên gia, nếu không có chiến lược dài hạn cộng với việc chủ động nội địa hoá thì các doanh nghiệp Việt có thể ‘thua ngay trên sân nhà” khi cạnh tranh thị phần ‘miếng bánh’ mang tên năng lượng tái tạo.

Một "đại gia" năng lượng tái tạo muốn bán 50% cổ phần DA điện gió 2.000 tỷ đồng tại Quảng Trị cho đối tác Trung Quốc Trung Quốc phóng vệ tinh năng lượng mặt trời: Mỏng như thẻ ngân hàng, dễ dàng gấp gọn, cạnh tranh với tham vọng của Mỹ

Mới có 1/85 doanh nghiệp năng lượng tái tạo gửi hồ sơ bán điện cho EVN

EVN dự kiến nguyên tắc xác định giá điện là chủ đầu tư chi trả các khoản chi phí hợp lý toàn bộ đời sống kinh tế dự án, tỷ suất sinh lời của dự án không vượt quá 12%, không vượt quá khung giá Bộ Công Thương ban hành.

Doanh nghiệp năng lượng nước ngoài "ngóng" ban hành Quy hoạch Điện VIII Kêu cứu Thủ tướng nhưng chưa chủ đầu tư điện tái tạo nào gửi hồ sơ bán điện cho EVN 36 nhà đầu tư điện gió, mặt trời “kêu cứu” Thủ tướng: Bộ Công Thương lên tiếng?

"Cơ hội vàng" của lĩnh vực năng lượng xanh tại Canada

Với một số doanh nghiệp, biến đổi khí hậu đang đem đến một "cơ hội vàng", khi chính phủ tung ra nhiều gói tài trợ nhằm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0.

Nhật Bản sử dụng ngày càng nhiều năng lượng tái tạo và điện hạt nhân Ai Cập huy động được 10 tỷ USD để phát triển năng lượng tái tạo