Thông tin tích cực về nền kinh tế Mỹ có giúp xuất khẩu tôm Việt khả quan hơn?

GDP của Mỹ tăng trưởng 2,8%, lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt và Fed dự kiến có thể cắt giảm lãi suất vào tháng 9/2024... là những thông tin tích cực dự báo sẽ giúp xuất khẩu tôm Việt sang thị trường này khả quan hơn.

Thông tin tích cực về nền kinh tế Mỹ có giúp xuất khẩu tôm Việt khả quan hơn?
Ảnh minh họa

Kỳ vọng khả quan hơn trước thông tin tích cực của nền kinh tế Mỹ

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính từ đầu năm đến ngày 15/7/2024, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 1,086 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2023. Top 05 thị trường nhập khẩu tôm chủ lực lần lượt là: Trung Quốc&Hongkong, Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc.

Theo đó, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc&Hongkong đạt 362,883 triệu USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ.

Thị trường Mỹ, sau khi tăng 16% trong quý I, trong quý II đạt 182 triệu USD, giảm 7% so với cùng kỳ. Tính từ đầu năm đến ngày 15/7, xuất khẩu tôm sang thị trường này chỉ đạt 341 triệu USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ.

Theo bà Phùng Thị Kim Thu, Chuyên gia ngành hàng Tôm VASEP, có 3 nguyên nhân khiến xuất khẩu tôm Mỹ chưa như kỳ vọng.

Thứ nhất, tồn kho tại Mỹ tuy có giảm nhưng sức mua của nhà nhập khẩu không cao, do họ cho rằng giá tôm sẽ còn tiếp tục giảm nên chưa tăng cường mua vào.

Thứ hai, cước tàu tăng cao đột biến 40% từ tháng 5 do các tàu phải đi vòng qua eo biển Hormuz.

Thứ ba, việc Mỹ áp thuế với Trung Quốc rất cao, từ 50 - 100%, dẫn đến Trung Quốc gom hết container về nước để dự phòng xuất hàng cho Mỹ trước kỳ hạn bị áp thuế mới. Việc này khiến Việt Nam không đủ tàu và container dù vẫn chấp nhận giá cao.

Theo báo cáo, mức tăng trưởng 2,8% của GDP Mỹ trong quý II/2024 vượt qua dự báo của các nhà kinh tế và cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau khi chỉ tăng 1,4% trong quý đầu năm.

Chi tiêu tiêu dùng, đầu tư kinh doanh và xuất khẩu, lương tăng và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Lạm phát tại Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt và Fed dự kiến có thể cắt giảm lãi suất vào tháng 9/2024.

“Thông tin tích cực về nền kinh tế Mỹ sẽ có tác động tích cực tới xuất khẩu tôm Việt sang Mỹ”, bà Kim Thu nhấn mạnh.

Quảng cáo

Chuyên gia ngành hàng Tôm VASEP dự báo, nhu cầu mua tôm của Mỹ có thể tăng nhẹ vào quý III, và giá tăng nhẹ kể từ tháng 7 trở đi nhờ nhu cầu tiêu thụ lễ hội cuối năm khiến sức mua của các nhà nhập khẩu tăng.

Bên cạnh đó, việc tôm Ecuador và Ấn Độ đang bị cảnh báo về kháng sinh và vấn đề lao động, cũng có thể có những cơ hội mới cho tôm Việt Nam.

“Trong bối cảnh thị trường Mỹ gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác như: Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Điều này không chỉ giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà còn tạo ra cơ hội để ngành tôm Việt Nam phát triển bền vững trong dài hạn”, bà Kim Thu nói.

Xuất khẩu tôm giá trị gia tăng sang EU sẽ tăng trưởng tốt hơn

Tính tới 15/7/2024, xuất khẩu tôm sang thị trường EU đạt 241 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đức, Hà Lan, Bỉ là 3 thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất trong khối EU.

Tính tới 15/7/2024, xuất khẩu tôm sang Hà Lan và Bỉ tăng trưởng 2 con số, lần lượt 19% và 21%, xuất khẩu sang Đức tăng 9% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu tôm sang EU bắt đầu ghi nhận tăng trưởng 2 con số từ tháng 4 và duy trì mức tăng ổn định trong 2 tháng 5 và 6. Hội chợ Thủy sản quốc tế Bacerlona, Tây Ban Nha diễn ra vào tháng 4 với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp tôm, đã phần nào giúp cho hoạt động xuất khẩu tôm sang EU khởi sắc hơn.

Tuy xuất khẩu tôm sang EU tăng tốt nhưng theo bà Thu, xuất khẩu tôm sang khối này vẫn còn chịu tác động từ chiến tranh, biến động kinh tế, chính trị thế giới, người tiêu dùng chi tiêu tiết kiệm, vật giá tăng.

Trên thị trường EU, tôm Việt phải cạnh tranh mạnh với tôm giá rẻ Ecuador, và đáp ứng xu thế người tiêu dùng EU là tôm có chứng nhận ASC, lại có chi phí vận chuyển thấp hơn. Ecuador hiện vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất cho thị trường EU. Thị trường này cũng đòi hỏi tôm nuôi đạt chuẩn an toàn, bên cung ứng có giải pháp giảm phát thải, truy xuất nguồn gốc tận gốc và phúc lợi động vật.

Dự kiến, nhu cầu nhập khẩu tôm của EU từ tháng 7 đến hết năm sẽ tiếp tục tăng. Kinh tế EU và giá tiêu dùng cũng đang ổn định, đồng thời lạm phát tiếp tục giảm. Tuy nhiên, các mặt hàng tôm truyền thống của Việt Nam xuất sang EU sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh với các nguồn cung đối thủ, riêng các sản phẩm giá trị gia tăng sẽ tăng tốt hơn so với những năm trước vì tồn kho đã giảm nhiều.

“Để phát triển bền vững, trong dài hạn, ngành tôm Việt Nam cần phải xây dựng một chiến lược phát triển toàn diện, bao gồm việc nâng cao chất lượng con giống, cải tiến quy trình nuôi trồng và chế biến, cũng như xây dựng các thương hiệu mạnh để tăng cường giá trị gia tăng cho sản phẩm tôm. Đồng thời, cần tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam trên thị trường toàn cầu”, bà Thu nói.

Theo Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Tin mới

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia: Cần có lộ trình phù hợp tránh tạo “cú sốc”

Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Nhiều đại biểu ủng hộ việc tăng thuế đối với mặt hàng thuốc lá, rượu, bia, nhưng cho rằng cần có lộ trình phù hợp, tránh tạo cú sốc cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Cân nhắc lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để tránh “gây sốc” cho doanh nghiệp, người tiêu dùng Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Sabeco có vị thế tốt để giành lại thị phần?

Thị trường giao dịch cầm chừng, khối ngoại dừng lại chuỗi 21 phiên bán ròng trên HOSE

Xu hướng của thị trường chưa được thể hiện rõ ràng sau phiên đáo hạn phái sinh. Các cổ phiếu lớn chủ yếu đối kháng nhau khiến cho VN-Index liên tục dao động quanh mốc tham chiếu.

Thị trường gỡ được 23 điểm trong 2 phiên Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Hòa Phát đang chuẩn bị nhân lực và thép chất lượng cao để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Ở thời điểm hiện tại, bên cạnh việc có thể sản xuất được những loại thép có chất lượng cao hơn cả thép cho cao tốc, Hòa Phát đã bắt đầu nỗ lực nghiên cứu và cho người đi tìm hiểu công nghệ liên quan đến đường sắt ở các nước đã làm tàu cao tốc.

Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao"

Chứng khoán châu Á đi lên nhờ hiệu ứng bitcoin

Chiều ngày 22/11, hầu hết các cổ phiếu châu Á đều lên giá, theo đà phục hồi của thị trường Phố Wall và tác động tích cực từ hiện tượng tiền điện tử Bitcoin ngấp nghé ngưỡng 100.000 USD/BTC.

Chứng khoán châu Á ở thế giằng co khi chính sách lãi suất của Fed khó đoán định Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Doanh thu đi ngang dù số cửa hàng tăng, tốc độ tăng trưởng của Bách Hóa Xanh đang chững lại?

Từ tháng 6 cho đến tháng 10, chuỗi Bách Hóa Xanh đã mở thêm 34 cửa hàng song doanh thu vẫn ở quanh mức 3.600 tỷ đồng/tháng và doanh thu bình quân trong tháng duy trì khoảng 2,1 tỷ đồng/cửa hàng.

CEO Bách Hóa Xanh: Đã tìm ra 80% công thức thành công để mở rộng chuỗi cửa hàng MWG báo quý III hơn 800 tỷ đồng, sau Bách Hóa Xanh đến lượt EraBlue "đem tiền về cho mẹ"