Masan Group lên kế hoạch lãi tối đa 4.000 tỷ đồng, phát hành thêm hàng trăm triệu cổ phiếu

Năm 2024, Masan đặt mục tiêu doanh thu trong khoảng 84.000 - 90.000 tỷ đồng, tăng từ 7,3 - 15% so với thực hiện năm 2023. Lợi nhuận sau thuế dự kiến từ 2.250 - 4.020 tỷ đồng, tăng 31% - 115% so với năm 2023.

Masan Group lên kế hoạch lãi tối đa 4.000 tỷ đồng, phát hành thêm hàng trăm triệu cổ phiếu

Công ty CP Tập đoàn Masan (mã MSN) vừa công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 dự kiến diễn ra vào ngày 25/4 tới đây.

Theo đó, năm 2024 Masan lên kế hoạch đạt doanh thu trong khoảng 84.000 - 90.000 tỷ đồng, tăng từ 7,3 - 15% so với thực hiện năm 2023. Lợi nhuận sau thuế dự kiến từ 2.250 - 4.020 tỷ đồng, tăng 31% - 115% so với kết quả thực hiện năm 2023.

Trước đó, năm 2023, Masan ghi nhận doanh thu đạt 78.252 tỷ đồng, tăng gần 3% so với năm 2022. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 1.870 tỷ đồng, giảm hơn 60%. Với kết quả đạt được, công ty dự kiến không chia cổ tức năm 2023. Đồng thời, công ty không trình kế hoạch chia cổ tức năm 2024.

Cũng tại đại hội tới, HĐQT Masan dự kiến sẽ trình cổ đông phương án phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP) với số lượng tối đa 0,5% số cổ phần lưu hành giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho cán bộ nhân viên trong năm 2024 hoặc 4 tháng đầu năm 2025. Với hơn 1,43 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Masan có thể phát hành tối đa hơn 7,15 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động.

Về kế hoạch huy động vốn, Masan dự kiến phát hành thêm tối đa 10% số cổ phiếu đang lưu hành cho mục đích chào bán cho cổ đông chiến lược với giá không thấp hơn giá trị sổ sách. Thời gian dự kiến trong năm 2024 hoặc trước thềm họp ĐHĐCĐ năm 2025.

Công ty đang cân nhắc 2 phương án: Một là chào bán cổ phần phổ thông riêng lẻ; hoặc chào bán cổ phần ưu đãi cổ tức.

Quảng cáo

Với cả hai phương án, công ty dự kiến sẽ chào bán một lần hoặc nhiều lần. Cổ phần được chào bán cho không quá 99 nhà đầu tư chiến lược và/hoặc nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm đối với nhà đầu tư chiến lược và 1 năm với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, với phương án bán cổ phần ưu đãi cổ tức, nhà đầu tư sẽ nhận 0% trong 6 năm đầu tiên kể từ ngày phát hành. Từ năm thứ 7, cổ tức cố định là 10%/năm. Ngoài phần cố định, cổ phần ưu đãi vẫn nhận thêm cổ tức bằng với cổ phần phổ thông (nếu có).

Cũng liên quan đến việc phát hành cổ phần ưu đãi cổ tức, mới đây, Masan cho biết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã nhận được đầy đủ hồ sơ phát hành riêng lẻ cổ phiếu ưu đãi cổ tức có thể chuyển đổi từ Masan. Hồ sơ này liên quan đến khoản đầu tư 250 triệu USD vào Masan của Bain Capital - một công ty đầu tư tư nhân với tài sản được quản lý khoảng 180 tỷ USD. Đây là bước cuối cùng theo quy định để hai bên hoàn tất giao dịch.

Bain Capital và Masan đã xác nhận bằng văn bản rằng, ngày 22/4/2024 sẽ là ngày hoàn tất giao dịch. Các điều khoản giao dịch vẫn giữ nguyên như thỏa thuận ban đầu vào tháng 10/2023.

Theo thỏa thuận hồi tháng 10/2023, giao dịch đầu tư của Bain Capital vào Masan là khoản đầu tư vốn cổ phần dưới hình thức cổ phần ưu đãi cổ tức có thể chuyển đổi (“Convertible Dividend Preference Share” hoặc “CDPS”) được phát hành với giá 85.000 đồng/cổ phần và có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông với tỷ lệ 1:1.

Mức cổ tức cố định của mỗi CDPS là 0% trong vòng 5 năm đầu tiên kể từ ngày phát hành. Kể từ sau năm thứ 6 trở đi, mức cổ tức cố định của mỗi CDPS lên đến 10%/năm. Ủy quyền cho hội đồng quản trị quyết định tỷ lệ chia cổ tức cố định cụ thể và thời điểm thanh toán.

Vào năm thứ 10 kể từ ngày phát hành, các CDPS đang lưu hành sẽ bắt buộc chuyển đổi thành cổ phần phổ thông của Masan Group.

Đây là giao dịch vốn đầu tư cổ phần, không có cơ cấu phòng vệ giá hoặc vay cổ phiếu MSN dẫn đến việc bán cổ phiếu MSN ra thị trường vào ngày phát hành. Cấu trúc của khoản đầu tư được thiết kế nhằm đảm bảo các lợi ích của cổ đông hiện hữu của MSN. Bain Capital hoàn toàn phù hợp và có chung tầm nhìn với cổ đông hiện tại của MSN.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Chuyên gia lý giải nguồn cung bất động sản TP. Hồ Chí Minh "tắc nghẽn"

Báo cáo của Savills Việt Nam về thị trường bất động sản TP.HCM trong Quý 1/2025 cho thấy sự sụt giảm đáng kể về nguồn cung mới. Theo đó, chỉ có khoảng 800 căn hộ được chào bán ra thị trường, giảm mạnh 70% so với quý trước.

VARS: Thị trường bất động sản Trung Trung Bộ phục hồi rõ rệt Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Hà Nội lên kế hoạch rà soát trụ sở dôi dư, sử dụng không đúng mục đích

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Kế hoạch số 113/KH – UBND ngày 23/4 về việc xử lý và tổ chức xử lý tài sản công là nhà, đất (trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp) không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả hoặc sử dụng không đúng mục đích.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Hà Nội giao đất đợt 2 cho Đầu tư DIA xây khu đô thị ở Đan Phượng

Ông Nguyễn Trọng Đông - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ngày 22/4 đã ký Quyết định số 2159/QĐ-UBND về việc giao 38.507m2 đất (đợt 2) tại các xã Tân Lập, Tân Hội, huyện Đan Phượng và xã Đức Giang huyện Hoài Đức cho Công ty cổ phần Đầu tư DIA để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Nhịp sống mới - Sunshine Grand Capital.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Với kinh nghiệm và thế mạnh thi công các dự án bất động sản và hạ tầng khu công nghiệp, các nhà thầu xây dựng đang tận dụng lợi thế để “lấn sân” sang đầu tư bất động sản, nhất là mảng bất động sản công nghiệp - vốn được đánh giá còn tiềm năng tăng trưởng.

Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao" Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành

Tổ chức đấu giá quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt cao tốc Bắc - Nam 68 tỷ USD để phát triển đô thị

Nội dung này được đề cập tại Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 23/4/2025 về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam mà Chính phủ vừa ban hành.

Thương mại Bắc Nam muốn xây khu dân cư hơn 1.120 tỷ đồng ở Thanh Hóa Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam 70 tỷ USD rục rịch triển khai, doanh nghiệp nào trên sàn chứng khoán hưởng lợi?

Diễn biến trái chiều giá căn hộ tại Hà Nội

Trong 5 năm qua, giá bán sơ cấp trung bình tại Hà Nội tăng 22% theo năm. Trái ngược với xu hướng này, thị trường thứ cấp trong quý 1/2025 lại chứng kiến sự điều chỉnh giảm giá, trong khi đó giá sơ cấp tiếp tục neo ở mức cao.

Lựa chọn thông thái khi đầu tư căn hộ The Cosmopolitan tại Cổ Loa Dễ dàng sở hữu căn hộ cao cấp Newtown Diamond với loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn

Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng thay đổi địa giới hành chính để lấn chiếm đất

Ngày 22/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính.

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng Thiếu hụt dòng tiền, chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina muốn vay Vinaconex thêm 300 tỷ đồng

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng

Sở Xây dựng Hà Nội vừa Thông báo mời quan tâm 2 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn huyện Đông Anh (dự án xây dựng nhà ở xã hội Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2).

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ Phục Hưng Holdings muốn "chuyển mình" sau giai đoạn khó khăn của ngành xây dựng

Hà Nội ban hành quy định mới về phí quản lý, vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Dự kiến, nguồn của Quỹ phát triển nhà ở quốc gia sẽ được huy động từ các nguồn: Ngân sách nhà nước cấp; huy động từ sự tự nguyện đóng góp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; nguồn thu từ quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thươnng mại theo quy định...

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt Quý I/2025: Tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định quy định về rà soát, công bố công khai, lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt do Nhà nước quản lý và việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt trên địa bàn thành phố.

ĐHĐCĐ Vinaconex: Kỳ vọng 70% lợi nhuận đến từ bất động sản và dịch vụ Gói thầu quan trọng nhất sân bay Long Thành có công nghệ gì?