Masan dùng M&A để gia tăng giá trị cho cổ đông

Ngày 28/11, tại Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2023 (M&A Vietnam Forum 2023) do Báo Đầu tư tổ chức, Masan Group đã được vinh danh là Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu giai đoạn 2009 – 2023.

Masan dùng M&A để gia tăng giá trị cho cổ đông

Mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ, phát triển hệ sinh thái

Kể từ khi niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2009, Masan Group đã thực hiện hàng loạt các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A). Những thương vụ “đình đám” của “ông lớn” hàng tiêu dùng – bán lẻ này có thể kể đến thương vụ mua cổ phần Công ty Vinacafe Biên Hòa, nước khoáng Quảng Ninh, Mobicast, Trusting Social… Nổi bật nhất chính là thương vụ đầu tư mua cổ phần chuỗi bán lẻ VinCommerce vào năm 2019, qua đó, Masan chính thức trở thành tập đoàn tiêu dùng – bán lẻ có quy mô lớn nhất tại Việt Nam.

Mặc dù M&A là đề tài “nóng hổi” thường được nhắc đến trên báo chí, nhưng đó chỉ là một trong rất nhiều công cụ để Masan Group tạo ra giá trị cho cổ đông. M&A không thể thay thế hoàn toàn cho việc tạo ra giá trị thông qua tầm nhìn chiến lược và các bước thực thi mang tính chuyển đổi nền tảng của doanh nghiệp.

Ngay sau khi tiếp quản VinCommerce (nay đã đổi tên thành WinCommerce), Masan đã đối mặt với hàng loạt thách thức khi tiếp nhận khoản lỗ hơn 100 triệu USD từ chuỗi bán lẻ này, trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm vận hành trong lĩnh vực mới. Chỉ trong vòng 1 tháng sau thương vụ, giá cổ phiếu của Masan đã giảm phân nửa.

Để xoay chuyển cục diện, Masan đã triển khai hàng loạt biện pháp quyết liệt như: đóng cửa hơn 700 siêu thị mini, thay thế bằng các mô hình mới tiên tiến hơn, tinh gọn danh mục hàng hóa, đàm phán với các nhà cung cấp để tối ưu chi phí, song song đó là cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng …

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, ưa chuộng những sản phẩm chất lượng hơn với giá phải chăng hơn, WinCommerce với quy mô điểm bán mô lớn nhất tại Việt Nam gồm hơn 3.600 siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart+/WIN trên toàn quốc đã tung chiến lược “giá tốt” trên toàn chuỗi. Doanh nghiệp này cam kết đồng hành cùng người tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.

Quảng cáo
winmart-cung-ung-da-dang-nong-san-toi-nguoi-tieu-dung-8781.jpeg

Nền tảng của chiến lược “giá tốt” được thúc đẩy bởi các sản phẩm được sản xuất bởi Masan Consumer (Công ty thành viên thuộc Masan Group) và được phân phối trên hệ thống WinCommerce. Bên cạnh đó, WinCommerce còn sở hữu Supra, công ty chuyên về logistics ra mắt đầu năm 2022 với mục tiêu phục vụ hệ sinh thái của Masan Group, giúp người tiêu dùng và đối tác tiết kiệm chi phí nhất có thể.

Hiện tại, Supra sở hữu hệ thống trung tâm phân phối (Distribution Center) gồm 10 cụm kho (bao gồm cả kho khô và kho lạnh) trên cả ba miền. Supra đang chịu trách nhiệm giao 60% tổng sản lượng hàng hóa của WinCommerce.

Tính trung bình các kho khô của Supra vận chuyển khoảng 454 tấn hàng hóa mỗi ngày và kho lạnh vận chuyển khoảng 275 tấn. Đơn vị này cũng áp dụng những công nghệ mới như AI (trí thông minh nhân tạo) trong các khâu lên đơn hàng, giao nhận, chia chọn hàng hóa tại kho, kiểm soát tập trung chất lượng sản phẩm tại kho và đảm bảo chất lượng hàng hóa vận chuyển tới hệ thống được đồng nhất và tối ưu chi phí.

Mở rộng sang dịch vụ số, hoàn thiện hệ sinh thái Point of Life

Không dừng lại ở lĩnh vực bán lẻ, Masan đã mở rộng sang lĩnh vực dịch vụ số và tăng cường tích hợp công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) và ML (máy học) vào nền tảng tiêu dùng bán lẻ. Tháng 9/2021, Masan mua 70% cổ phần của Mobicast với tổng giá trị tiền mặt là 295,5 tỷ đồng. Tháng 4/2022, Masan chi 65 triệu USD mua 25% cổ phần Công ty Trusting Social.

Để phục vụ gần 15 triệu người tiêu dùng am hiểu và thường xuyên sử dụng các dịch vụ số, Masan cần có giải pháp để tích hợp sản phẩm và dịch vụ số vào nền tảng tiêu dùng. Việc mở rộng sang lĩnh vực viễn thông là bước đầu để Masan số hóa hệ sinh thái tiêu dùng “Point of Life” và mang đến trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ tích hợp xuyên suốt từ offline đến online.

Ông Danny Le, Tổng Giám đốc Masan Group cho biết: “Tại Masan, chúng tôi tin rằng công nghệ sẽ là yếu tố chuyển đổi bức tranh tiêu dùng và xem đây là một trong những trụ cột chiến lược cần ưu tiên. Điểm khác biệt duy nhất là chúng tôi không xem công nghệ như một mô hình kinh doanh độc lập, mà là một công cụ mạnh mẽ để cá nhân hóa dịch vụ sản phẩm nhằm mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm vượt trội. Ứng dụng công nghệ để giải quyết những nhu cầu lớn chưa được đáp ứng của người tiêu dùng là cách để đạt được tăng trưởng và gia tăng lợi nhuận, đồng thời, quan trọng hơn hết là thực thi sứ mệnh nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người Việt.”

Ngoài ra, cũng tại diễn đàn M&A 2023, Masan còn vinh dự được trao 6 giải thưởng gồm: 3 giải thưởng thuộc Top 10 thương vụ doanh nghiệp Việt Nam mua doanh nghiệp nước ngoài nổi bật giai đoạn 2009 – 2023 cho những thương vụ: Masan mua dự án Núi Pháo (2010), Vonfram Masan (công ty con của Masan High-Tech Materials) mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của H.C Stack Group GmbH (2020), Masan mua 15% cổ phần của Nyobolt Limited (2022); và 3 giải thưởng thuộc Top 10 thương vụ doanh nghiệp Việt mua doanh nghiệp Việt nổi bật giai đoạn 2009 – 2023 cho những thương vụ: Masan mua lại VinCommerce và VinEco (thuộc Vingroup) (2019); Masam mua 85% cổ phần Phúc Long (2022): Masan Consumer (một công ty con của Masan) mua VinaCafe Biên Hòa (2011).

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Tồn kho bất động sản gần 26.000 sản phẩm, tăng mạnh sau một quý và giá nhà vẫn tiếp tục tăng

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết hết quý III, lượng hàng tồn kho bất động sản tăng mạnh so với quý trước. Dẫu vậy, giá bán vẫn tiếp tục neo cao ở phần lớn địa phương.

Cả nước tồn kho khoảng 17.105 BĐS chung cư, nhà ở riêng lẻ và đất nền Tồn kho đã cạn, nguồn cung vụ Thu Đông thấp, giá gạo thơm vụ Đông Xuân 2025 có giảm?

Dự án nhà ở gần 500 tỷ đồng ở Hải Dương về tay 2 doanh nghiệp “họ nhà” Licogi

Liên danh Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 18 (Licogi 18) - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 18.1 (Licogi 18.1) vừa được UBND tỉnh Hải Dương chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng tại Khu đô thị mới Bắc cầu Hàn (giai đoạn 1).

Thu thuế từ nhà, đất ở TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh Vốn ngoại đổ vào bất động sản tăng gần 2,4 lần so với năm 2023

TP.Hồ Chí Minh lập tổ công tác gỡ vướng cho các dự án chậm được cấp “sổ hồng”

Sau khi được thành lập, tổ công tác sẽ rà soát tổng thể và thống kê số liệu các khu nhà, các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn TP đã được cấp phép đầu tư xây dựng và được đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận.

Thu thuế từ nhà, đất ở TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh Vốn ngoại đổ vào bất động sản tăng gần 2,4 lần so với năm 2023

Hà Nội điều chỉnh diện tích loạt khu đô thị lớn ở Đông Anh

Ngày 30/10/2024, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định 5697/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Đông Anh.

Huy động 30.575 tỷ đồng trái phiếu chính phủ qua đấu thầu trong tháng 10/2024 Vinaconex “bắt tay” Lapinta xây khu nhà ở hơn 500 tỷ đồng ở Nghệ An

TP. Hồ Chí Minh chỉ cho phép xây chung cư mini ở những tuyến đường có chiều rộng tối thiểu 3,5m

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 101 quy định về đường giao thông để phương tiện chữa cháy thực hiện nhiệm vụ chữa cháy tại nơi có nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ (chung cư mini) của cá nhân trên địa bàn.

Đấu giá đất tại huyện Hoài Đức “giảm nhiệt”, giá chốt lô đầu vẫn trên 100 triệu đồng/m2 Sau thương vụ mua cổ phiếu “khủng” của Vinhomes, thêm một doanh nghiệp mua lại lượng lớn cổ phiếu quỹ

Đấu giá đất tại huyện Hoài Đức “giảm nhiệt”, giá chốt lô đầu vẫn trên 100 triệu đồng/m2

Phiên đấu giá 20 thửa đất (LK01 và LK02) tại khu xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức (Hà Nội) chỉ thu hút hơn 100 nhà đầu tư tham gia nhưng giá chốt những lô đầu tiên vẫn cán mốc trên 100 triệu đồng/m2.

Đại biểu Quốc hội hiến kế loại bỏ người tham gia đấu giá đất để bán lại Giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh trước áp lực chốt lời

Sở Xây dựng Hải Phòng làm rõ việc mua nhà ở xã hội phải trả tiền chênh

Phản ánh đến cơ quan chức năng, bà Nguyễn Huyền (TP. Hải Phòng) cho biết, hiện nay, người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội tại thành phố đều không thể mua được với giá trị thật như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải chi trả thêm một số tiền "chênh" 100-300 triệu đồng tùy vị trí.

Dự án nhà ở hơn 520 tỷ đồng ở Hải Dương “về tay” liên danh Tập đoàn Quang Giáp - Đức Dương Nhà biệt thự và liền kề tại Hà Nội tiếp tục tăng "nóng"

Huyện ven Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng gần 6.500m2 đất ở

UBND Thành phố Hà Nội vừa có quyết định giao đất tại xã Phú Túc cho UBND huyện Phú Xuyên để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất.

Kỳ vọng đất đai tiếp tục tăng giá, nhiều người sẵn sàng trả giá cao trong các cuộc đấu giá đất Vì sao đất đấu giá ở Hà Nội tiếp tục lập đỉnh mới?