Khủng hoảng năng lượng châu Âu đánh mạnh vào “xương sống” kinh tế khu vực

Các doanh nghiệp lớn không phải chịu nhiều hậu quả từ giá khí đốt cao như doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi họ đã ký kết từ trước các hợp đồng năng lượng dài hạn từ trước khi giá khí đốt tăng.
Ảnh: AP
Ảnh: AP

Cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu đang “bóp nghẹt” hoạt động của nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa châu lục này. Doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn được coi như “xương sống” của nền kinh tế châu lục, nhiều doanh nghiệp buộc phải hạn chế bớt quy mô sản xuất hoặc phải đóng cửa kinh doanh.

Theo Wall Street Journal, cô Katrien Vandenheuvel gần đây đã quyết định đóng cửa cửa hàng thực phẩm của gia đình ở ngoại ô thành phố Antwerp – Bỉ sau khi nhận ra rằng nếu để cho cửa hàng không thua lỗ, cô cần phải bán thêm được 3.000 chiếc bánh mì mỗi tháng bởi giá khí đốt đã tăng quá cao.

Dù trước đó, cửa hàng đã phải tăng giá với các sản phẩm sữa thế nhưng doanh thu vẫn không đủ bù chi phí. Việc nâng giá lên cao hơn nữa sẽ chỉ khiến cho khách hàng bỏ đi.

“Chúng tôi không muốn nợ nần nhiều hơn. Các cửa hàng bánh địa phương và kinh doanh thịt trong khu vực giờ đây cũng đang mất khách. Và tôi tin rằng mọi chuyện cũng chưa kết thúc”,

Nhiều doanh nghiệp nhỏ trong khu vực châu Âu, từ các cửa hàng kinh doanh bánh hay đến doanh nghiệp sản xuất thịt và thảm, thiếu đi khả năng cạnh tranh về quy mô để có thể chống chọi được gánh nặng giá năng lượng tăng quá cao do căng thẳng tại Ukraine và Nga khi Nga giảm nguồn cung khí đốt sang châu Âu.

Những doanh nghiệp lớn có quy mô toàn cầu sản xuất thép, chất hóa học, thuốc trừ sâu và các loại hàng hóa sử dụng nhiều năng lượng chịu ảnh hưởng trước tiên bởi giá khí đốt cao.

Nhiều doanh nghiệp châu Âu không có quy mô, hiện diện toàn cầu đang cảm thấy khó khăn khi muốn chuyển sản xuất ra ngoài khu vực nơi giá năng lượng thấp hơn. Thay vào đó, những doanh nghiệp này cho biết họ đang chịu sức ép bởi các nhà cung cấp và không thể chuyển phần chi phí cao hơn sang khách hàng.

Gánh nặng này đã tiếp nối cho nhiều cú sốc khác gây khó cho hoạt động vận chuyển hàng và tình trạng chậm vận chuyển hàng hóa nguyên liệu thô ở thời điểm mà nhiều doanh nghiệp đang chật vật phục hồi từ khoảng thời gian khó khăn nhất của đại dịch COVID-19.

Việc giá cả nguyên liệu tăng cao sẽ gây ra rất nhiều sức ép lên nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ tại châu Âu, trong khi đó ảnh hưởng lên nhóm doanh nghiệp đa quốc gia thấp hơn rất nhiều, theo trưởng bộ phận tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Deustche Bank – ông Hauke Burkhardt. Ông Hauke Burkhardt nói rằng sẽ mất khoảng vài tháng để có thể nhìn thấy rõ nét tác động của giá khí đốt cao lên tình hình tài chính các doanh nghiệp châu Âu.

Các doanh nghiệp lớn không phải chịu nhiều hậu quả từ giá khí đốt cao như doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi họ đã ký kết từ trước các hợp đồng năng lượng dài hạn từ trước khi giá khí đốt tăng. Nhiều doanh nghiệp sử dụng các công cụ phái sinh nhằm ngừa rủi ro giá tăng cao, cùng lúc, họ đầu tư vào việc giảm sử dụng năng lượng trước khi giá tăng quá mạnh, theo phân tích của các chuyên gia kinh tế và ngân hàng vốn chuyên theo dõi tình hình doanh nghiệp châu Âu lâu năm.

“Quy mô, sức mua, tính hiệu quả và cấu trúc chi phí. Thực sự những gì đang diễn ra vô cùng nguy hiểm với các ngành tại châu Âu”, giám đốc điều hành doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Wienerberger AG – ông Heimo Scheuch phân tích.

Các nhà lãnh đạo phương Tây đang chuẩn bị cho khả năng khí đốt từ Nga sang châu Âu sẽ có thể không bao giờ trở lại như trước.

Nhóm các doanh nghiệp với quy mô dưới 250 nhân viên chiếm khoảng 99% doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu và đóng góp hơn một nửa GDP khu vực, theo Ủy ban châu Âu (EC). Họ tuyển dụng ước chừng khoảng 100 triệu nhân lực.

Chuyên gia kinh tế tại ngân hàng Berenberg của Đức, ông Holger Schmieding, chỉ ra: “Các doanh nghiệp nhỏ cũng đang rất nỗ lực. Một số doanh nghiệp giảm quy mô sản xuất và sẽ phải làm nhiều hơn thế”.

Doanh nghiệp bảo hiểm Allianz SE dự báo giá khí đốt trong năm nay tăng quá cao sẽ khiến cho lợi nhuận trước thuế của nhiều doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ châu Âu giảm 150 tỷ USD so với năm trước.

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE