Khối ngoại đang "cầm trịch" một loạt "ông lớn" Ví điện tử Việt

Dòng vốn ngoại đang chiếm ưu thế tuyệt đối tại thị trường Ví điện tử trị giá hàng tỷ USD tại Việt Nam khi những tên tuổi đầu ngành như VNPAY, MoMo, Payoo,… đã lần lượt được "ngoại hóa".

Thị trường Ví điện tử trị giá tỷ USD không còn trong tay người Việt. Ảnh: An Diệp
Thị trường Ví điện tử trị giá tỷ USD không còn trong tay người Việt. Ảnh: An Diệp

Thị trường ví điện tử Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển bùng nổ. Theo Vietdata, trong vòng bốn năm (từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 10 năm 2022), số lượng người sử dụng ví điện tử đã tăng nhanh chóng từ 12.3 triệu lên 41.3 triệu người, tăng lên 235%.

Hiện tại, khoảng 57% dân số trưởng thành của Việt Nam sử dụng ví điện tử, tăng mạnh với cuối năm 2018, chỉ khoảng 14%. Dự kiến đến năm 2024, thị trường này sẽ có 50 triệu người dùng hoạt động, 100 triệu người dùng vào năm 2026 và 150 triệu người dùng vào năm 2030.

Sự hấp dẫn của chiếc bánh mang tên “Ví điện tử” đã nằm trong tầm ngắm của khối ngoại khi các tên tuổi đầu ngành tại Việt Nam như VNPAY, MoMo, Payoo,… lần lượt từng bước được thâu tóm bởi khối ngoại.

Ông lớn VNLIFE thầm lặng đứng sau VNPAY

Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) được xem là fintech “anh cả” của thị trường Ví điện tử Việt khi là cái tên nổi bật trong lĩnh vực thanh toán điện tử với doanh thu gần 30.000 tỷ đồng vào năm 2022.

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ liên tiếp qua các năm, đặc biệt mới đây sau khi nhận được cái gật đầu của hàng loạt ông lớn ngân hàng để cung cấp dịch vụ Taxi ngay trên nền tảng ứng dụng của các ngân hàng thì sự “nổi tiếng” của VNPAY lại càng lên cao.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng thời gian qua, VNPAY được cho đã từng bước “chuyển dịch” sang tay các đối tác ngoại thông qua một pháp nhân khá tín tiếng là VNLIFE.

VNPay có 3 cổ đông sáng lập là Chủ tịch HĐQT Trần Trí Mạnh (SN 1975), Tổng giám đốc Lê Tánh (SN 1976) và ông Trần Văn Kỳ.

Cập nhất đến ngày 16/2/2023, VNPAY đã tăng vốn điều lệ từ 2.140 tỷ đồng lên 3.568,5 tỷ đồng, tương đương mức tăng 66,7%.

Trước đó, vào tháng 7/2019, truyền thông trong nước và quốc tế đồng loạt đưa tin về việc các quỹ đầu tư của SoftBank và GIC muốn rót tổng cộng 300 triệu USD vào VNPay.

Tuy nhiên, chia sẻ với truyền thông khi đó, ông Trần Trí Mạnh - Chủ tịch của VNPay đã xác nhận về một thương vụ đầu tư của GIC và Softbank Vision Fund, nhưng đó là khoản đầu tư vào CTCP Tập đoàn cuộc sống Việt (VNLife) - công ty holding được lập ra với mục đích ban đầu là để sở hữu toàn bộ cổ phần VNPay.

Tới tháng 11/2022, VNPay tiếp tục ghi nhận hai đợt tăng vốn “khủng”, lần lượt lên mức 1.650 tỷ đồng và 2.140 tỉ đồng.

Khá trùng hợp, cả hai đợt tăng vốn này của VNPay cũng diễn ra ngay sau khi VNLife huy động thành công hơn 250 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B do General Atlantic và Dragoneer Investment dẫn dắt, với sự tham gia của PayPal Ventures, EDBI, GIC và SoftBank Vision Fund 1.

Đến nay, toàn bộ nguồn vốn của VNPay được góp bởi các nhà đầu tư tư nhân trong nước và 100% tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam (VND).

Tuy nhiên, theo nhận định của giới quan sát, nền tảng thanh toán trực tuyến này được cho là thuộc sở hữu của VNLife, và pháp nhân này đang được khối ngoại nắm giữ tới gần một nửa số cổ phần.

Thành lập cuối năm 2018, VNLife có vốn điều lệ ban đầu 150 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông bao gồm: ông Trần Trí Mạnh (28,146%), ông Trần Văn Kỳ (21,674%), ông Mai Thanh Bình (45,189%) và ông Lê Tánh (4,991%).

Tính đến tháng 1/2023, quy mô vốn điều lệ của VNLife đạt 254,46 tỉ đồng, trong đó tỷ lệ sở hữu của khối ngoại là 49,72%.

Quảng cáo

Hai cổ đông ngoại lớn nhất của VNLife vẫn là những thành viên của GIC và SoftBank, lần lượt là Ardolis Investment Pte Ltd (sở hữu 13,45% VĐL) và SVF Pioneer Subco (Singapore) Pte Ltd (sở hữu 19,93% VĐL).

Ngoài ra, VNLife còn 4 cổ đông tổ chức nước ngoài khác, bao gồm: Vantage DF Holdings, LP (5,8% VĐL), General Atlantic Singapore VNL Pte. Ltd (7,838% VĐL), EDB Investments Pte Ltd (0,765% VĐL) và Paypal Pte. Ltd (1,933% VĐL).

Đáng chú ý, nhà sáng lập Mai Thanh Bình, với quốc tịch Singapore, gần đây đã không còn nắm giữ bất kỳ cổ phần nào tại VNLife. Trước đó, hồi tháng 6/2021, ông Bình từng góp mặt trong danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài của VNLife với 8,1 triệu cổ phần, tương đương 37,365% vốn điều lệ.

Payoo “nằm trong tay” ông lớn Nhật Bản

Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng Đồng Việt (VietUnion), doanh nghiệp vận hành Payoo - ví điện tử có lãi ròng lớn nhất thị trường Việt Nam trong năm 2022 hiện đã “nằm trong tay” một tập đoàn Nhật Bản.

Bức tranh kinh doanh của Payoo khá sáng sủa khi dữ liệu của Vietdata cho thấy, năm 2020 doanh thu của VietUnion đạt gần 2,9 nghìn tỷ đồng. Sau đó giảm xuống 14.6% vào năm 2021 và tăng trở lại mốc doanh thu gần 2,9 tỷ đồng năm 2022.

Về lợi nhuận sau thuế (lãi ròng) của VietUnion có xu hướng tăng đều trong 3 năm. Theo đó, năm 2020, VietUnion đạt hơn 160 tỷ đồng lãi ròng, sau đó tăng lên hơn 220 tỷ đồng năm 2021 và chạm mốc 226 tỷ đồng vào năm 2022.

Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng Đồng Việt (VietUnion), doanh nghiệp vận hành Payoo - ví điện tử có lãi ròng lớn nhất thị trường năm 2022 hiện đã nằm trong tay một tập đoàn Nhật Bản.

Theo đó, VietUnion, doanh nghiệp được thành lập ngày 14/1/2008 hiện có Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật là ông Ngô Trung Lĩnh. Tính đến thời điểm 20/6/2023, VietUnion có vốn điều lệ ở mức hơn 483,4 tỷ đồng.

Về cơ cấu sở hữu của VietUnion, trước thời điểm 2/4/2018, Công ty TNHH NTT DATA ASIA PACIFIC (Singapore) đang sở hữu hơn 12,1 triệu cổ phần doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ sở hữu 64% tại VietUnion.

Tại thông báo thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp ngày 2/4/2018, NTT DATA ASIA PACIFIC đã tăng tỷ lệ sở hữu tại VietUnion lên mức 80,45%, tương ứng với mức hơn 17,4 triệu cổ phần.

Trong lần thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp mới nhất ngày 20/6/2023, tỷ lệ sở hữu của NTT DATA ASIA PACIFIC tại VietUnion ở mức hơn 87,03%, tương ứng với hơn 42,07 triệu cổ phần doanh nghiệp.

Kỳ lân MoMo có hơn 71,2% vốn ngoại

Tại Việt Nam, MoMo hiện được coi là ví điện tử “quốc dân” với hơn 31 triệu người dùng, chiếm thị phần lớn nhất so với các đối thủ. Hệ sinh thái phủ khắp 63 tỉnh thành với hơn 50.000 đối tác, 140.000 điểm chấp nhận thanh toán, hợp tác với hơn đông đảo đối tác ngân hàng, tổ chức tài chính, các siêu thị, quán ăn, nhà mạng, hãng hàng không, giao thông vận tải…

Từ một ví điện tử, MoMo giờ trở thành siêu ứng dụng với hơn 200 dịch vụ trên nhiều lĩnh vực như tài chính tiêu dùng, bảo hiểm, giải trí, TMĐT, ăn uống… Thậm chí, “MoMo” nay còn là từ lóng chỉ việc “chuyển tiền, thanh toán trực tuyến”.

Doanh nghiệp đứng sau Ví điện tử MoMo là Công ty Cổ phần dịch vụ Di Động Trực Tuyến (M_Service). Theo các thông tin giới thiệu, Công ty M_Service ra đời vào năm 2007, chính thức ra mắt thương hiệu ví điện tử MoMo vào năm 2010.

M_Service được sáng lập bởi 4 sáng lập viên, đều là những người được đào tạo bài bản và từng du học nước ngoài.

Sáng lập viên đầu tiên là nữ doanh nhân Nguyễn Thị Minh Hiền, một nữ doanh nhân đã từng là nhà phân phối điện thoại di động trong nhiều năm, Anh Nguyễn Bá Diệp, từng làm việc ở VNPT, Phạm Thành Ðức - một lãnh đạo cao cấp của FPT và ông Nguyễn Mạnh Tường, tốt nghiệp Ðại học Chicago của Mỹ.

Về tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại MoMo, theo cập nhật mới nhất tại ngày 27/9/2023, MoMo có 71,214 % vốn điều lệ được sở hữu bởi các đối tác ngoại.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Vì sao giá bất động sản luôn tăng?

“Suốt 20 năm qua, tôi chưa bao giờ thấy thị trường bất động sản giảm giá đồng loạt. Có chăng là giảm theo một số dự án, khu vực ở thị trường thứ cấp…”, một nhà đầu tư Tp.HCM chia sẻ.

Phân khúc bất động sản này liên tục có diễn biến tích cực tại Tp.HCM Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt dòng tiền?

Lãng phí với hàng trăm dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn Hà Nội

Theo báo cáo của các đơn vị chức năng thành phố Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô hiện có 712 dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất bị chậm tiến độ, chậm triển khai. Trong đó có không ít dự án đã nằm bất động” từ 10 - 20 năm. Hiện Hà Nội đã lên phương án giải quyết vướng mắc cho 680 dự án, 32 dự án còn lại sẽ tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Chứng khoán An Bình gọi tên 3 doanh nghiệp hưởng lợi khi các luật về bất động sản thông qua Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Giá đất nhiều tuyến đường tại TP.HCM sắp tăng cao nhất tới 37 lần

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang lấy ý kiến về dự thảo về ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND Thành phố về bảng giá đất trên địa bàn.

Meta sắp đối mặt với án phạt chống độc quyền đầu tiên từ EU Tp.HCM: Nhà thuê trọ phải có diện tích tối thiểu 5m2 sàn/người

Bà Rịa - Vũng Tàu phạt nặng chủ đầu tư dự án Ecotown Phú Mỹ

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới đây đã ban hành Quyết định số 1854/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco).

Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tiến độ phát triển dự án chậm hơn kỳ vọng, lãi ròng quý II/2024 của Đất Xanh giảm gần 80%

Cung mới ít ỏi đẩy giá biệt thự, liền kề thứ cấp ở Hà Nội tăng mạnh

Trong khi thị trường sơ cấp không ghi nhận nhiều thay đổi về giá và tỉ lệ hấp thụ thì trên thị trường thứ cấp, tại một số khu vực như phía Tây Hồ Tây đang trở thành điểm nóng của thị trường bất động sản Hà Nội khi ghi nhận giá biệt thự gia tăng mạnh.

Vincom Retail có quý thứ 6 liên tiếp lãi trên 1.000 tỷ đồng Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Các chuyên gia kỳ vọng hiệu ứng của Luật Đất đai 2024 sẽ tạo nên làn sóng các nhà đầu tư đổ vốn vào nhiều lĩnh vực kinh tế tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành và đồng nghĩa với việc họ sẽ mua bất động sản tại Việt Nam.

Phân khúc bất động sản này liên tục có diễn biến tích cực tại Tp.HCM Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt dòng tiền?