Giá trị bán ròng của khối ngoại trên thị trường Việt Nam thấp hơn nhiều thị trường khác

Bà Hoàng Việt Phương - Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư (SSI Research), Công ty cổ phần Chứng khoán SSI đã có những chia sẻ xung quanh diễn biến bán ròng của khối ngoại.

Tính trong 11 tháng năm 2023, giá trị bán ròng của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam ở mức thấp so với các thị trường khác. Hiện tại tỷ trọng phân bổ tài sản vào các quỹ cổ phiếu đang ở mức tương đương với trung bình 5 năm (khoảng 55%), cho thấy dòng tiền vào cổ phiếu vẫn có khả năng bứt phá, đặc biệt từ việc tái cơ cấu từ các quỹ tiền tệ, nếu xu hướng cắt giảm lãi suất từ các nước phát triển, nhất là Mỹ rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Khi đó, thị trường mới nổi (và cả Việt Nam) chắc chắn sẽ được hưởng lợi phần nào.

Xung quanh diễn biến bán ròng của khối ngoại trên thị trường chứng khoán trong nước, bà Hoàng Việt Phương - Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư (SSI Research), Công ty cổ phần Chứng khoán SSI đã đưa ra những quan điểm cho nhà đầu tư.

Khối ngoại đã bán ròng khá mạnh trên thị trường chứng khoán từ đầu năm tới nay. Bà có thể cho biết cụ thể hơn về diễn biến này? Ở các thị trường khu vực, cận biên khác thì thế nào, thưa bà?

Giá trị bán ròng của khối ngoại trên thị trường Việt Nam ở mức thấp so với các thị trường khác nếu tính 11 tháng năm 2023. Cụ thể trong khu vực Đông Nam Á, xu hướng rút ròng nổi bật ở thị trường Thái Lan lên tới 5,4 tỷ USD so với mức rút ròng tại Việt Nam (-554 triệu USD), Indonesia (-877 triệu USD), Philippine (-855 triệu USD). Dòng tiền đầu tư toàn cầu năm 2023 vào mạnh các thị trường lớn như Mỹ và Nhật Bản và rút mạnh ở thị trường Trung Quốc.

Với giá trị bán ròng gần 13 nghìn tỷ đồng, khối ngoại bán ròng chỉ tập trung cục bộ ở 3 mã EIB (-5 nghìn tỷ đồng), VPB (-3 nghìn tỷ đồng) và MWG (-3,2 nghìn tỷ đồng). Trong khi đó ngược lại, khối ngoại mua ròng mạnh gần 900 tỷ đồng ở nhóm Tài nguyên cơ bản trong tháng 11 và lũy kế mua ròng hơn 6 nghìn tỷ đồng ở nhóm này từ đầu năm. Khối ngoại cũng tiếp tục mua ròng ở các các nhóm khác như Hóa chất, Vật liệu xây dựng và Dầu khí trong 2 tháng gần đây.

Theo bà, đâu là nguyên nhân chính khiến khối ngoại bán mạnh?

Tại thị trường Việt Nam, khối ngoại bán ròng mạnh đến từ sự đảo chiều rút ròng từ các quỹ ETF và xu hướng rút ròng chung của các quỹ đầu tư đa quốc gia rút khỏi các thị trường mới nổi, trong khi nhóm quỹ chủ động ở Việt Nam gần như chỉ rút ròng nhẹ trong 4 tháng qua.

Nguyên nhân đến từ chênh lệch lãi suất thực của Mỹ và các quốc gia còn lại, bên cạnh chính sách tiền tệ của Việt Nam phân kỳ với chính sách tiền tệ của Mỹ và một phần đến từ hoạt động chốt lời sau giai đoạn mua ròng mạnh ở 3 tháng 11/2022, 12/2022 và tháng 1/2023 với tổng giá trị lên đến 32,5 nghìn tỷ đồng.

Cũng có thể thấy khối ngoại bán ròng từ đầu năm đến nay tập trung ở một số mã cổ phiếu nhất định và cũng phản ánh phần nào hoạt động tái cơ cấu danh mục.

Quảng cáo

Trên thực tế, giao dịch khối ngoại không còn tác động quá nhiều tới dòng tiền trên thị trường. Vậy, theo bà, việc bán ròng của khối ngoại như vậy sẽ tác động thế nào tới TTCK nói chung?

Từ đầu quý II/2023 đến nay, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại duy trì ổn định quanh ngưỡng 8% và có thể thấy sự tác động không lớn đến thị trường về mặt điểm số mà chỉ có tác động tâm lý đến các nhà đầu tư cá nhân trong nước khiến thị trường diễn biến thận trọng kéo dài.

Ở một góc nhìn khác, hoạt động tái cơ cấu danh mục của khối ngoại có thể tạo dư địa cho kỳ vọng về trung hạn khi dòng tiền đầu tư vào thị trường Việt Nam khi được hưởng lợi trở lại từ xu hướng chuyển dịch sang thị trường đang phát triển trong bối cảnh xu hướng cắt giảm lãi suất rõ ràng và mạnh mẽ hơn.

Nhiều ý kiến và nhiều nhà đầu tư nước ngoài qua tiếp xúc cho rằng, kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn là điểm sáng, cơ hội đầu tư trên TTCK Việt Nam vẫn tiềm năng… Bà nghĩ sao về việc khối ngoại sẽ quay lại khi lãi suất USD giảm và tỷ giá bớt căng thẳng? Đâu là các yếu tố có thể giúp TTCK Việt Nam thu hút vốn ngoại trong thời gian tới?

Một xu hướng rõ ràng của giao dịch khối ngoại, không chỉ ở Việt Nam mà các quốc gia đang phát triển nói chung kể từ giữa năm 2023 là việc bị rút ròng, khi dòng tiền quay ngược trở lại thị trường Mỹ (bao gồm cả cổ phiếu, trái phiếu hay quỹ tiền tệ).

screenshot-2023-12-14-185755-6944-3310-5852-5702.png

Đối với kỳ vọng trong thời gian tới, hiện tại tỷ trọng phân bổ tài sản vào các quỹ cổ phiếu đang ở mức tương đương với trung bình 5 năm (khoảng 55%), cho thấy dòng tiền vào cổ phiếu vẫn có khả năng bứt phá, đặc biệt từ việc tái cơ cấu từ các quỹ tiền tệ (vào ròng lên tới 1,3 nghìn tỷ USD trong năm 2023) nếu xu hướng cắt giảm lãi suất từ các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Khi đó, thị trường mới nổi (và cả Việt Nam) chắc chắn sẽ được hưởng lợi phần nào.

Điểm sáng của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đến từ môi trường vĩ mô ổn định (tỷ giá và lạm phát được kiểm soát), chính sách tiền tệ thuận lợi (mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp trong lịch sử), tiêu dùng trong nước vẫn còn tiềm năng lớn để phát triển khi cơ cấu dân số vẫn trong giai đoạn vàng và dòng vốn FDI tích cực nhờ xu hướng chuyển dịch và lợi thế từ câu chuyện Trung Quốc +1.

Tuy nhiên, để có thể thu hút dòng vốn quỹ ngoại một cách dài hạn hơn, bên cạnh việc được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để có thể kích hoạt một lượng vốn Quỹ ETF và chủ động, thị trường chứng khoán nên phát triển một cách sâu rộng hơn, bao gồm: Đẩy mạnh số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn nhằm đa dạng hóa các ngành nghề niêm yết và từ đó các doanh nghiệp cũng sẽ giảm phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng; tăng tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư tổ chức (bao gồm cả quỹ hưu trí) để giúp thị trường ổn định hơn.

Xin cảm ơn bà!

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Cổ phiếu EVF vẫn được giữ lại trong rổ FTSE Vietnam Index, bổ sung thêm KDH, FTS, FRT

Theo công bố của FTSE Russell, FTSE Vietnam Index sẽ bổ sung KDH, FTS và FRT và không loại cổ phiếu nào. Như vậy, cổ phiếu EVF sẽ được giữ lại trong danh mục của FTSE Vietnam Swap UCITS ETF.

Quỹ Đài Loan Fubon FTSE Vietnam ETF bán ra hơn 3.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán kể từ đầu năm Cổ phiếu EVF có nguy cơ ra khỏi 2 quỹ ETFs ngoại sau thời gian góp mặt ngắn ngủi

Doanh thu Công ty mẹ EVNGENCO3 đạt gần 23.000 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2024

Hệ thống sản xuất điện của Tổng Công ty Phát điện 3 - EVNGENCO3 (PGV) tiếp tục đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trong giai đoạn mùa mưa bão. Lũy kế 7 tháng, Công ty mẹ EVNGENCO3 đã sản xuất 15.403 triệu kWh, tương đương 53,57% kế hoạch năm 2024.

EVNGENCO3 và VCB ký kết hợp đồng tái cấu trúc khoản vay nước ngoài- NMNĐ Mông Dương 1 EVNGENCO3 tổ chức nhiều hoạt động tri ân trong tháng 7

"Dòng tiền trên thị trường chứng khoán sẽ sớm lan tỏa đến nhóm Midcap"

Trong báo cáo tháng 9 mới được CTCK VNDIRECT công bố cho thấy kênh chứng khoán vẫn có sự hấp dẫn nhà đầu tư dựa trên tỷ suất thu nhập. Đáng chú ý, VNDIRECT cho rằng sẽ có những sự thay đổi trong khẩu vị dòng tiền trong giai đoạn tới.

Có cổ phiếu dẫn dắt, thị trường vẫn tạo ra tâm lý ức chế VN30 cầm nhịp, thị trường đóng cửa gần cao nhất phiên

VN30 cầm nhịp, thị trường đóng cửa gần cao nhất phiên

Sau 2 phiên đầu tiên của tháng 9 giảm điểm, thị trường đã nhận được lực đỡ từ các cổ phiếu lớn, đặc biệt là nhóm VN30. Cùng với đó, khối ngoại cũng quay trở lại mua ròng khá nhiều mã lớn giúp tâm lý nhà đầu tư tạm được thả lỏng.

Có cổ phiếu dẫn dắt, thị trường vẫn tạo ra tâm lý ức chế Tỷ giá đột ngột giảm sâu dưới mốc 25.000 VND/USD

Chờ chính sách, cổ phiếu HPG loay hoay chưa tạo xong đáy

Mặc dù thị trường đã quay lại trên 1.250 điểm nhưng cổ phiếu HPG vẫn chưa thực sự tạo đáy xong từ sau nhịp giảm giữa tháng 07/2024. Phiên giao dịch 5/9, HPG đã đóng cửa thấp nhất trong vòng 8 tháng trở lại đây.

Khối ngoại liên tục bán ròng HSG, HPG, cổ phiếu ngành thép không còn hấp dẫn? Xuất khẩu ồ ạt với giá siêu rẻ, thép Trung Quốc đang tràn ngập thế giới

96 mã chứng khoán bị cắt margin trên HoSE

Sau mùa báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024, hàng loạt mã chứng khoán bị HoSE bổ sung vào danh sách cắt margin, trong đó đáng chú ý là các mã QCG, PGV, TMT, STK,...

Hàng loạt mã chứng khoán bị cắt margin sau mùa BCTC soát xét bán niên, bao gồm Quốc Cường Gia Lai, cổ phiếu đối thủ của VinFast tại Việt Nam... Thêm 6 mã chứng khoán bị HoSE cắt margin do lợi nhuận âm

Có cổ phiếu dẫn dắt, thị trường vẫn tạo ra tâm lý ức chế

Dù có một số cổ phiếu lớn tạo được điểm sáng trên thị trường, nhà đầu tư vẫn rất thận trọng trong giao dịch. VN-Index lình xình trong phần lớn thời giao dịch nhưng gây thử thách về cuối phiên.

Thị trường gặp thử thách sau kỳ nghỉ lễ Chủ tịch Thế Giới Di Động muốn bán tiếp 1 triệu cổ phiếu MWG

Đà giảm trên Phố Wall nối dài sang phiên 4/9

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm nhẹ trong phiên 4/9 sau khi nước này công bố số liệu thị trường lao động và bình luận từ một quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) củng cố lập luận cắt giảm lãi suất.

Thêm 6 mã chứng khoán bị HoSE cắt margin do lợi nhuận âm Các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 8/2024