IMF kêu gọi hỗ trợ giãn nợ khẩn cấp cho các nước nghèo

Hơn 60% nhóm các nước thu nhập thấp hiện đang trong tình trạng căng thẳng nợ nần hoặc cũng gần đến trạng thái này, chuyên gia IMF khẳng định.
IMF kêu gọi hỗ trợ giãn nợ khẩn cấp cho các nước nghèo

Quan chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF cho rằng chính phủ các nước nghèo cần cách tốt hơn để có thể tái cấu trúc các khoản nợ hàng tỷ USD của họ để có thể tồn tại qua cuộc khủng hoảng chi phí cuộc sống leo thang và thiếu lương thực đang ngày một tệ hại trên thế giới.

Giám đốc điều hành IMF, bà Kristalina Georgieva, khẳng định: “Thế giới đang chứng kiến không ít sự đảo lộn”.

Khi tình hình tài chính của chính phủ các nước chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 và lạm phát cao. “Hơn 60% nhóm các nước thu nhập thấp hiện đang trong tình trạng căng thẳng nợ nần hoặc cũng gần đến trạng thái này. Cơ chế xử lý nợ nần hiệu quả thực sự là điều vô cùng cần thiết lúc nào”, bà Georgieva nói.

Lời kêu gọi của bà được đưa ra khi mà chính phủ các nước trên toàn thế giới hiện đang chật vật với những khối nợ nần tồi tệ chưa từng thấy trong gần 20 năm, gánh nặng đang làm tiêu tốn tài nguyên của các nước này trong khi các nước đang thực sự cần nó.

Để giúp đỡ cho chính phủ các nước, IMF đã đưa ra chương trình một năm nhằm cung cấp tín dụng cho những nước đang chật vật với chi phí lương thực và năng lượng quá cao. Những nhà quản lý quỹ và các nhà hoạch định chính sách toàn cầu cho rằng các nước giàu có thể tái phân bổ lại hàng tỷ USD tiền hỗ trợ khẩn cấp họ nhận được từ IMF trong đại dịch COVID-19 sang những nước đang đương đầu với tình trạng thâm hụt ngân sách.

Tuy nhiên, IMF hối thúc các chủ nợ hành động mạnh tay hơn nhằm hỗ trợ cho những nước đang trong tình trạng nợ nần để các nước này không phải lựa chọn giữa việc trả nợ và chi trả tiền hỗ trợ thực phẩm cho người dân.

“Các nguồn tài chính giờ đã vốn khan hiếm, thế nhưng khi đối mặt với sự đánh đổi, các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải lựa chọn, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho người dân cần phải được ưu tiên. Các nước đang khó khăn cũng sẽ cần phải có cơ chế tái cấu trúc nợ nần và những hình thức giãn nợ để giúp tình hình tài chính công ổn định hơn”, giám đốc bộ phận tài khóa tại IMF – ông Vitor Gaspar phân tích.

Cơ chế giải quyết nợ chính phủ có tên G-20 Common Framework đã đương đầu với nhiều chỉ trích bởi những yếu tố hạn chế tính từ khi được công bố vào năm 2020.

Khung chính sách giải quyết nợ nần này được tính toán theo cách một cơ chế áp dụng chung cho tất cả các nước, đồng thời nó cũng được tính toán để tăng cường sự hợp tác giữa các chủ nợ lớn trong đó có Trung Quốc. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành nước cho vay lớn nhất cho nhóm các nước đang phát triển.

Trong cuộc họp vào ngày thứ Tư, bà Georgieva nói: “Chúng tôi không thấy các nước tìm đến khung chính sách chung này. Quá trình này cũng rất dễ đoán. Chúng tôi thực sự kêu gọi Trung Quốc cùng hợp tác. Tình hình giờ đây đã trở nên vô cùng cấp bách”.

Những nước không đủ điều kiện để xin hỗ trợ từ khung chính sách chung này hiện đang cố gắng xin giãn nợ từ chủ nợ dù rằng bản thân các nước chủ nợ này cũng đang đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế ngày một tệ hại hơn.

Sri Lanka, trong năm nay đã trở thành chính phủ đầu tiên tính từ năm 1999 tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương vỡ nợ nước ngoài, đã phải chật vật để dàn xếp với các chủ nợ và đồng thời nhận đảm bảo về việc giãn nợ.

Nhìn chung, IMF cảnh báo rằng làm sao để giải quyết tình trạng nợ nần này cũng không đơn giản bởi chính phủ nhiều nước siết chặt chính sách chi tiêu, thắt lưng buộc bụng với các khoản chi cần thiết để đảm bảo cho nhu cầu tối thiểu của người dân.

Sau nhiều thập kỷ suy giảm, tình trạng nghèo đói cùng cực đã tăng lên trên thế giới và dự kiến nhiều khả năng sẽ vẫn duy trì trên ngưỡng trước đại dịch COVID-19, chính vì vậy sự hỗ trợ khẩn cấp hoàn toàn cần thiết.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE