'Hạt ngọc trời' của Việt Nam bất ngờ gây sốt tại quốc gia châu Âu: Xuất khẩu tăng hơn 14.000%, giá cao vượt trội

Philippines, Indonesia, Malaysia là những thị trường “ruột” của Việt Nam.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 2 đạt 562.943 tấn với trị giá hơn 373 triệu USD, tăng 9,9% về lượng và tăng 3,1% về kim ngạch so với tháng trước.

Giá xuất khẩu đạt bình quân 663 USD/tấn, giảm 6% so với tháng 1/2024. Lũy kế 2 tháng đầu năm, nước ta xuất khẩu hơn 1 triệu tấn gạo, trị giá đạt hơn 735 triệu USD, tăng 20,4% về lượng và tăng 55,7% về kim ngạch.

Xuất khẩu gạo sang các thị trường hầu hết đều tăng trưởng trong 2 tháng đầu năm. 3 thị trường nhập khẩu gạo Việt lớn nhất của Việt Nam sau 2 tháng đầu năm là Philippines, Indonesia và Malaysia. Vị trí này đã có sự thay đổi khi trong năm 2023, Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn thứ 3.

c2-4035.png
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Cụ thể nước ta xuất sang Philippines 500.195 tấn gạo trong 2 tháng đầu năm, tương đương hơn 337 triệu USD, tăng 24,4% về lượng và tăng 64,7% về kim ngạch so với 2T/2023.

Quảng cáo

Xuất khẩu gạo sang Indonesia đứng thứ 2 thị trường với 219.165 tấn, tương đương 141,69 triệu USD, tăng mạnh 52,4% về lượng và tăng 110,5% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.

Malaysia đã vươn lên thành thị trường lớn thứ 3 với 38.257 tấn, tương đương 24,7 triệu USD, tăng 112,3% về lượng và tăng 145,3% kim ngạch.

Đáng chú ý, Pháp đang tăng mạnh nhập khẩu gạo từ Việt Nam với giá đắt đỏ nhất trong số các thị trường. Kết thúc tháng 2, nước ta đã xuất khẩu sang Pháp 18.269 tấn gạo với trị giá hơn 18,9 triệu USD, tăng mạnh 14.285% về lượng và tăng mạnh 17.963% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là nước nhập khẩu gạo Việt Nam lớn nhất trong khối EU.

Giá xuất khẩu đạt 1.035 USD/tấn trong khi cùng kỳ năm trước giá xuất khẩu chỉ đạt 843 USD/tấn. Năm 2023, Pháp đứng vị trí thứ 24 thì nay đã vươn lên đứng thứ 5 trong số các nhà nhập khẩu của Việt Nam.

c1-3782.png
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Sau khi kéo dài đà tăng trong năm 2023, giá gạo xuất khẩu đã bắt đầu giảm trong thời gian gần đây. Việc giá gạo xuất khẩu giảm do các nước vào vụ thu hoạch chính, nguồn cung dồi dào nên nhà nhập khẩu tìm cách trì hoãn đặt hàng. Xu hướng giảm đã tác động tới giá lúa gạo trong nước. Theo đó, giá lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm từ 1.000-2.000 đồng/kg so với thời điểm trước Tết Nguyên đán.

Tuy nhiên các chuyên gia dự báo đà giảm này chỉ là tạm thời, trong khi đó theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 8,6 triệu tấn gạo trong năm 2024. Các quốc gia nhập khẩu hàng đầu là Philippines, Indonesia và Trung Quốc đều có kế hoạch tăng nhập khẩu gạo trong năm nay. Trong đó Philippines được dự báo sẽ nhập khẩu kỷ lục 3,8 triệu tấn gạo và Indonesia cũng lên kế hoạch nhập khẩu khoảng 3,6 triệu tấn gạo.

Đối với Trung Quốc, sau thời gian dài dừng nhập khẩu và sử dụng gạo dự trữ cũng đã bắt đầu có kế hoạch nhập khẩu gạo trở lại. Trong khi đó, Ấn Độ là nước có sản lượng gạo lớn nhất thế giới vẫn tiếp tục chính sách hạn chế xuất khẩu nhằm ổn định giá lương thực trong nước.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Các nhà đầu tư nước ngoài có “khẩu vị” đa dạng với thị trường bất động sản Việt Nam

Thị trường Việt Nam là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát triển mạnh mẽ, nhờ đó tạo nên sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài ở hầu hết các phân khúc bất động sản như nhà ở, công nghiệp,

Dòng vốn FDI dồi dào tác động tích cực đến thị trường bất động sản "Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất ASEAN nhờ nhạy bén với các FTA và thu hút FDI"

EU siết chặt thuế VAT đối với nền tảng số

Để đối phó với tình trạng trốn thuế và cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế số, Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua một loạt quy định mới về thuế giá trị gia tăng (VAT).

Tài khoản chứng khoán tăng lên sát mốc 9 triệu Tiền vào chứng khoán mất hút, giá trị khớp lệnh trên HoSE xuống thấp nhất 1,5 năm, điều gì đang diễn ra?

Giá vé máy bay từ Mỹ sang châu Âu giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá vé máy bay giữa Mỹ và châu Âu đang ở mức thấp nhất trong ba năm qua. Giá vé thường ở mức thấp trong những tháng cuối Thu và trong mùa Đông, ngoại trừ những kỳ nghỉ lễ lớn.

Ủy ban châu Âu giới hạn 15% đối với nhập khẩu HRC từ Việt Nam: Hòa Phát chịu ảnh hưởng như thế nào? 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Ngày đại hỷ ngập tràn hạnh phúc cùng ưu đãi lớn từ DOJI

Với thông điệp “Ngày chung đôi - Đời chung vui”, DOJI tiếp tục mang đến chương trình khuyến mãi trang sức cưới hấp dẫn cùng nhiều phần quà giá trị với mong muốn giúp các cặp đôi tìm thấy tín vật tình yêu hoàn hảo, ghi dấu ngày trọng đại.

Dự án nhà ở hơn 520 tỷ đồng ở Hải Dương “về tay” liên danh Tập đoàn Quang Giáp - Đức Dương Việt Nam SuperPort thúc đẩy năng lực ngành logistics

Việt Nam SuperPort thúc đẩy năng lực ngành logistics

“Việt Nam SuperPort™ sẽ đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực logistics của Việt Nam trong bối cảnh dòng chảy sản xuất và thương mại toàn cầu dịch chuyển sang Đông Nam Á,” Tiến sĩ Yap Kwong Weng, CEO Việt Nam SuperPort™ nhấn mạnh tại Hội nghị Logistics Việt Nam 2024 diễn ra ngày 31/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tập đoàn CIENCO4 bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì loạt vi phạm hành chính Dự án nhà ở hơn 520 tỷ đồng ở Hải Dương “về tay” liên danh Tập đoàn Quang Giáp - Đức Dương

Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao, ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam

Tại đề án chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vừa trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù như ưu tiên nhà thầu chuyển giao công nghệ, khai thác quỹ đất, giảm thủ tục khai thác mỏ để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 67 tỷ USD Giá vé trung bình trên mỗi km đường sắt cao tốc của Trung Quốc là 0,19 USD, Nhật Bản là 0,28 USD và 0,26 USD với Indonesia: So với các nước Việt Nam đắt hay rẻ?

GEFE 2024 thúc đẩy chuyển đổi xanh và các mô hình kinh tế bền vững

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE) 2024 diễn ra trong các ngày từ 21-23/10 đã quy tụ các nhà lãnh đạo, giới doanh nhân trong và ngoài nước cùng cam kết đồng hành, kiến tạo tương lai xanh.

Xung đột leo thang tại Trung Đông, chứng khoán Mỹ và châu Âu giảm điểm Chứng khoán châu Âu và Mỹ phần lớn tăng điểm trong phiên 17/10