"Gỡ khó" cho thị trường bất động sản cần những giải pháp dài hạn

Để phát triển phân khúc vừa túi tiền và giải bài toán khó khăn của nhà ở hiện nay khi cung chưa thực sự đáp ứng được cầu, thị trường cần những giải pháp tổng thể, mang tính chiến lược và dài hạn, theo chuyên gia Savills.

Nguồn cung mới ít nhất kể từ năm 2015

Theo Báo cáo thị trường quý 4/2022 của Savills Việt Nam, căn hộ có nguồn cung mới thấp nhất trong 8 năm vừa qua gồm 12.637 căn. Trong đó căn hộ hạng B chiếm 83%, theo sau là căn hộ hạng A với 9%.

Tổng nguồn cung sơ cấp trong quý 4/2022 là 20.333 căn hộ, giảm -3% theo quý và -6% theo năm. Đáng chú ý, thị trường không có thêm dự án mới, toàn bộ nguồn cung mới đến từ giai đoạn tiếp theo của 6 dự án hiện tại.

Số lượng giao dịch đạt 2.890 căn, giảm -20% theo quý và -30% theo năm. Trong đó, giao dịch căn hộ hạng B chiếm 76% thị phần. Tỷ lệ hấp thụ của các dự án mới mở bán đạt 28%. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 47 triệu VNĐ/m2, ổn định theo quý và tăng 15% theo năm.

Về giá bán, giá sơ cấp căn hộ hiện đang cao hơn so với giá thứ cấp 42% (tăng từ mức 14% trong năm 2018). Giải thích về sự chênh lệch này, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội cho rằng, thị trường thứ cấp tăng trưởng không nhiều, trong khi đó giá bán sơ cấp lại tăng rất mạnh.

Kể từ năm 2018, giá sơ cấp trung bình tăng 11% mỗi năm, trong khi giá thứ cấp chỉ tăng 5% mỗi năm. Do tốc độ tăng trưởng về giá khác nhau nên hai thị trường đang có mức độ chênh lệch lớn về giá.

Đồng thời, hoạt động giao dịch bất động sản theo quý vẫn đang rơi vào trạng thái trầm lắng, với số lượng bàn giao giảm, số lượng giao dịch, tỷ lệ hấp thụ đều ở mức thấp.

Điều này được lý giải xuất phát từ việc mất cân đối nguồn cung, khi tỷ trọng nguồn cung hạng B chiếm chủ yếu, trong khi đó căn hộ hạng C - phân khúc có nguồn cầu lớn nhất lại có nguồn cung hạn chế.

Theo bà Hằng, thị trường hiện nay, đặc biệt trên các thị trường lớn như thị trường Hà Nội, việc mất cân đối nguồn cung hay còn gọi "nguồn cung không phù hợp" vẫn còn đang diễn ra khá phổ biến.

“Nếu như ở thời điểm trước đây, căn hộ hạng C chiếm tỷ trọng đến 40-50%, cạnh tranh trực tiếp với lượng hàng từ căn hộ hạng B thì đến nay phân khúc căn hộ hạng C chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, thậm chí là dưới 10%.

Nguồn cung sơ cấp của thị trường căn hộ để bán đa phần là căn hộ hạng B. Trong khi đó, số lượng căn phù hợp với đại đa số nhu cầu, hay phân khúc hạng C lại không lớn, thậm chí trong tương quan với tổng nguồn cung sơ cấp còn đang giảm dần. Kiếm được những sản phẩm có giá bán phù hợp với túi tiền là rất khó trên thị trường.

Do đó, năm 2023, mặc dù có những hoạt động giải quyết, tháo gỡ các vấn đề pháp lý để gia tăng nguồn cung, tình trạng mất cân đối sản phẩm căn hộ có thể vẫn chưa thể giải quyết được và căn hộ hạng B vẫn chiếm tỷ trọng chính”, bà Hằng nhận định.

Thị trường cần những giải pháp tổng thể dài hạn

Trước tình trạng trên, theo bà Hằng, để phát triển phân khúc vừa túi tiền và giải bài toán khó khăn của nhà ở hiện nay khi cung chưa thực sự đáp ứng được cầu, thị trường cần những giải pháp tổng thể, mang tính chiến lược và dài hạn.

Quảng cáo

Thứ nhất, giải quyết vấn đề pháp lý. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc không có nhiều nguồn cung căn hộ phù hợp trên thị trường hiện nay là khung pháp lý chưa được hoàn thiện.

Mặc dù đã có những nỗ lực trong việc thúc đẩy từ phía Chính phủ để đưa ra những tháo gỡ cho các doanh nghiệp bất động sản để có thêm nguồn cung ra thị trường, tuy nhiên, trong năm 2023 nguồn cung sẽ chưa đáng kể.

Tình hình có thể được cải thiện nhiều hơn vào năm 2024, khi khung pháp lý đã hoàn thiện hóa và Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được thông qua. Mặc dù vậy, đối với dự án căn hộ vừa túi tiền, cần có cơ chế thúc đẩy, tháo gỡ riêng để chủ đầu tư có thể thấy rằng lợi nhuận kỳ vọng phù hợp với chi phí đầu tư và công sức bỏ ra, từ đó thúc đẩy chủ đầu tư tham gia vào thị trường.

Cần có giải pháp đồng bộ tháo gỡ các vấn đề pháp lý thì mới giải quyết được bài toán về khan hiếm nguồn cung và căn hộ hạng C - căn hộ vừa túi tiền cho người mua.

Thứ hai, đưa ra sản phẩm phù hợp. Những yếu tố được người mua quan tâm nhất hiện nay ngoài vị trí, pháp lý thì vẫn là giá thành. Ví dụ, tại Hà Nội, mức giá bình quân của thị trường sơ cấp đối với căn hộ đang là khoảng 47 triệu đồng/m2.

Có thể thấy, giá thành hiện nay vẫn chưa thực sự phù hợp với nguồn cầu của đại đa số. Vì vậy, chủ đầu tư cần đưa ra sản phẩm có tổng giá thành vừa túi tiền hơn, cần tính toán kỹ càng để có chi phí đầu ra phù hợp.

Tuy nhiên, cần cân nhắc việc bản thân chủ đầu tư cũng đang đối mặt những khó khăn về chi phí đầu vào bởi vì thời điểm hiện nay các dự án bị kéo dài thời gian, dẫn đến tổng chi phí đầu tư tăng cao.

Thứ ba, xây dựng cơ sở hạ tầng. Các dự án thuộc phân khúc hạng C thường nằm ở các địa phương có vị trí có cự ly xa trung tâm nên đòi hỏi sự phát triển về hạ tầng. Các dự án cơ sở hạ tầng mới được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường nhà ở.

Khi hoàn thành, các dự án như đường Vành đai 3,5 và Vành đai 4 sẽ hỗ trợ kết nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng. Từ đó hỗ trợ thêm các dự án tại các tỉnh thành lân cận.

Cải thiện cơ sở hạ tầng, đi lại thuận tiện với giá cả phải chăng và các dịch vụ tiện ích đa dạng là các yếu tố thành công then chốt để từ đó người mua có điều kiện tiếp cận với nhiều dự án ngoại thành hơn.

Thứ tư, linh hoạt trong giải pháp thanh toán. Các kênh huy động vốn hiện nay đối với chủ đầu tư đang rất thách thức, khi mà việc tiếp cận tín dụng khó khăn, lãi suất huy động cao đi kèm với các động thái chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Ngoài cách thức truyền thống như huy động từ các kênh đòn bẩy tài chính thì các chủ đầu tư cần linh hoạt hơn trong chính sách bán hàng để không phụ thuộc quá nhiều vào các kênh bên ngoài.

Chủ đầu tư có thể đưa ra các phương pháp thanh toán linh hoạt. Ví dụ như những chính sách khuyến khích người mua đối với việc thanh toán nhanh, người mua có thể thanh toán đến 95% với tỷ lệ chiết khấu giảm giá từ chủ đầu tư. Đây gần như là một việc chung tay giúp thị trường phục hồi theo góc độ khắc phục những điểm chưa thể tốt ngay trong thời điểm hiện nay.

Thứ năm, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài. Chủ đầu tư có thể cân nhắc các cơ hội hợp tác đầu tư với những doanh nghiệp có nguồn lực tài chính.

Bên cạnh việc kết hợp với các đơn vị trong nước thì hiện nay các đơn vị nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực bất động sản từ Nhật Bản, Singapore hay Hàn Quốc… đều là những doanh nghiệp sẵn sàng hợp tác đầu tư trong điều kiện dự án có cơ sở pháp lý tốt, điều kiện mặt bằng sẵn sàng và chủ đầu tư quyết tâm trong việc hợp tác kinh doanh.

Mặt khác, các quỹ đầu tư và chủ đầu tư nước ngoài có mặt lâu năm tại Việt Nam đều có thâm niên nghiên cứu và quen thuộc với thị trường. Từ đó, họ có thể ra những quyết định nhanh chóng. Kết hợp với các điều kiện pháp lý hoàn thiện, họ có thể mang đến những tín hiệu tích cực hơn cho thị trường trong năm 2024 và 2025.

Theo Laodongcongdoan.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Thị trường bán lẻ Việt Nam hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng dài hạn

Với dân số trẻ, tầng lớp trung lưu mở rộng và hạ tầng cải thiện, thị trường bán lẻ Việt Nam hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng dài hạn, trong đó TP.HCM sẽ là trung tâm phát triển sôi động.

Giá thuê mặt bằng giảm và khách thuê được ưu ái Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới

Long An tìm nhà đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 7.640 tỷ đồng ở Đức Hòa

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An vừa phát ra liên tiếp thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện xây dựng hai dự án nhà ở xã hội tại huyện Đức Hòa với tổng kinh phí hơn 7.640 tỷ đồng.

Chuyển phần lớn khách bay quốc tế từ Tân Sơn Nhất về Long Thành, đề xuất làm đường sắt kết nối Từ ngày 1/1/2025, chính thức bắt đầu cấp mẫu sổ đỏ mới có mã QR trên toàn quốc

Từ ngày 1/1/2025, chính thức bắt đầu cấp mẫu sổ đỏ mới có mã QR trên toàn quốc

Theo quy định tại Thông tư 10/2024/TT-BTNMT ngày 31/7/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ ngày 01/01/2025 chính thức bắt đầu cấp mẫu sổ đỏ mới có mã QR cho tổ chức, cá nhân trên toàn quốc.

Nóng: Bán đất không "sổ đỏ" bị phạt nặng đến 100 triệu đồng từ 4/10 Khi nào Tp.HCM hoàn tất việc cấp sổ đỏ cho hơn 81.000 căn nhà?

Một huyện ở Hà Nội được duyệt thu hồi 1.140 ha đất xây 104 dự án trong năm 2025

UBND TP.Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Mê Linh. Đây là huyện đầu tiên được phê duyệt kế hoạch sử dụng đất trong năm 2025 trên địa bàn TP.Hà Nội.

Novaland điều chỉnh giá chuyển đổi lô trái phiếu 300 triệu USD xuống 36.000 đồng/cổ phiếu Bãi bỏ một số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực tài chính đất đai

Bãi bỏ một số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực tài chính đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 25/2024/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực tài chính đất đai.

Nhu cầu tìm kiếm bất động sản giá 5-10 tỷ đồng tại TP.HCM cao gần gấp đôi Hà Nội Những dấu ấn của thị trường bất động sản năm 2024

Hà Nội định hình 5 vùng đô thị lớn, trục không gian chiến lược

Theo quy hoạch chung đến năm 2065, Thủ đô Hà Nội sẽ trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Quy định chính sách với cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy Điểm danh các địa phương đứng đầu thu ngân sách nhà nước năm 2024

Hà Nội điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Nam An Khánh

Ngày 30/12, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6751/QĐ-UBND về phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam An Khánh và phần mở rộng - khu B, tỷ lệ 1/500 tại ô đất quy hoạch ký hiệu HH2D và đất đường giao thông ký hiệu GT, tại Khu đô thị Nam An Khánh, huyện Hoài Đức.

Giá chung cư tăng “khó kiểm soát”: Hà Nội tăng 72,4%, Đà Nẵng vượt TP.HCM tăng gần 50% Nam Long hoàn tất mua lại trước hạn 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Khu vực sở hữu mức giá bất động sản cao bậc nhất Hà Nội được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng giá

Hạ tầng giao thông hoàn thiện, các đại dự án thương mại dịch vụ cùng quy hoạch trụ sở các cơ quan bộ, ngành giúp bất động sản Tây Hồ luôn có sức hút và tăng giá ổn định theo thời gian.

Dấu ấn nhà phát triển dự án KITA Group tại khu biệt thự “hàng hiệu” của Hà Nội KITA Group công bố nhận diện thương hiệu mới

Những dấu ấn của thị trường bất động sản năm 2024

Thị trường bất động sản Việt Nam đã “khép lại” năm 2024 với các kết quả phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, với các thông tin ngày càng minh bạch, rõ ràng cho mọi thành phần tham gia.

Doanh nhân Đỗ Quang Hiển: Từ kỹ sư điện máy tới ông chủ ngân hàng, bất động sản Đâu là dự án bất động sản đang được thị trường hấp thụ tốt nhất tại Nam Sài Gòn?

Hà Nội: Sẽ đấu giá 5 thửa đất tại quận Hai Bà Trưng vào tháng 1/2025, giá khởi điểm cao nhất gần 15 tỷ đồng

Công ty Đấu giá hợp danh Bảo Phong phối hợp với Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng sẽ tổ chức đấu giá 5 thửa đất tại địa chỉ tổ 19B (nay là số 285 - số tự phát, đường Nguyễn Khoái, tổ 21), phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng vào tháng 1/2025.

Hà Nội bãi bỏ quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá đất Hà Nội tăng tốc đấu giá đất dịp cuối năm

Bộ Tài chính bãi bỏ 12 Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trước ngày Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành.

Hà Nội thúc cấp “sổ đỏ” cho người dân sau khi Luật Đất đai có hiệu lực Luật Đất đai 2024 thay đổi thị trường bất động sản ra sao?