Fitch Ratings: Cần cẩn trọng hơn với các mục tiêu ngắn hạn

Năm 2022, ngược dòng với kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam có những kết quả tăng trưởng toàn diện và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, tuy nhiên sang đến năm 2023, thách thức trở nên nhiều hơn với tất cả các lĩnh vực.

Năm 2022, ngược dòng với kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 8,02%, cao nhất trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022. Trong đó, sản xuất, kinh doanh phát triển tốt trên ba mảng chính của nền kinh tế là dịch vụ, thương mại và công nghiệp.

Tại buổi hội thảo do Fitch Ratings vừa tổ chức, ông Nguyễn Như Quỳnh, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính – Bộ Tài chính cho biết, bước sang năm 2023, dự báo sẽ có nhiều khó khăn hơn. Quý 1/2023, tăng trưởng chỉ hơn 3,32%, thấp hơn mục tiêu đã đề ra, nhưng con số này cũng không nằm ngoài xu thế chung của khu vực và không nằm ngoài dự báo.

Từ cuối năm 2022, xuất khẩu đã bắt đầu suy giảm, FDI có dấu hiệu chậm dần, kinh tế Việt Nam gặp khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong cả năm 2023 mà Quốc hội đã giao cho Chính phủ thì đây là thách thức rất lớn.

Theo tính toán của ông Quỳnh, để đạt 6,5% theo Nghị quyết 01 của Chính phủ thì quý 1/2023 đạt 3,23%, quý 2 sẽ phải đạt 6,7%, quý 3 cần đạt 7,5% và quý 4 là 7,9%. Đây là thách thức rất lớn đối với Việt Nam.

Đối với quý 1/2023, ông Quỳnh nhận xét, dịch vụ có thể coi là điểm sáng tăng trưởng ấn tượng nhờ du lịch phục hồi ấn tượng. Nhóm các lĩnh vực như công nghiệp xây dựng, xuất nhập khẩu giảm. Tuy nhiên, Chính phủ hiện nay chưa giảm mục tiêu tăng trưởng, vì vậy cần thúc đẩy đầu tư công, kỳ vọng kinh tế thế giới có những bước tăng trưởng.

FDI của năm 2022 cũng đã có những tăng trưởng tích cực dù chịu nhiều biến động của kinh tế thế giới. Vốn FDI đăng ký của năm 2022 đạt 27,72 tỷ USD mặc dù giảm 11% so với năm trước, tuy nhiên FDI thực hiện đạt gần 22,4 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Trong 5 tháng đầu năm nay, bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều khó khăn nhưng FDI thực hiện cũng chỉ giảm nhẹ 0,8% so với cùng kỳ.

Tổng đầu tư toàn xã hội khoảng 5 tháng đạt 583 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5%, khối nhà nước đạt 183 nghìn tỷ đồng, mức tăng 11,5%; khối ngoài nhà nước khoảng 328 nghìn tỷ đồng, tăng 1,84%.

Khối ngoài nhà nước chiếm đến hơn 60% tổng đầu tư. Rõ ràng mức tăng trưởng rất thấp bởi có thể thấy rõ trong thời gian qua tín dụng thắt chặt khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) điều chỉnh nâng lãi suất, xuất khẩu giảm, cầu giảm.

Ông Quỳnh khẳng định, những vấn đề này cần phải được giải quyết trong thời gian tới thì mới đạt được mức tăng trưởng như kỳ vọng.

Lạm phát là điểm sáng lớn nhất

Quảng cáo

Theo ông Quỳnh, nhìn lại tình hình xuất nhập khẩu năm 2022, xuất nhập khẩu cũng đã đạt kỷ lục 732 tỷ USD trong nhiều năm trở lại đây. Bước sang năm 2023, xuất khẩu quý 1/2023 giảm 11,9% đạt khoảng 79 tỷ USD, nhập khẩu giảm đến 14,1%.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu giảm 12%, nhập khẩu giảm 18%. Nguyên nhân chính do tổng cầu thế giới sụt giảm, lạm phát và suy thoái kinh tế ở các nước phát triển ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của Việt Nam. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất lớn, kim ngach xuất nhập khẩu gần gấp đôi tổng GDP Việt Nam ước tính khoảng 400 tỷ USD, chính vì vậy Việt Nam dễ chịu ảnh hưởng từ những diễn biến trên toàn cầu.

Theo phân tích của ông Quỳnh, lạm phát có thể coi như điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế hiện nay. GDP bình quân năm 2022 tăng trưởng 3,15% nhờ vào chính phủ Việt Nam chủ động cung ứng được nguồn lương thực thực phẩm trong nước, đồng thời điều hành quyết liệt cung cầu, giá cả, đặc biệt giá các mặt hàng nhập khẩu khi mà giá cung thế giới có biến động mạnh trong đó có giá xăng dầu.

Nhìn ra thế giới, lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu tháng gần nhất tăng khoảng 10,4%, Anh hơn 10%, Mỹ 6,5%, Hàn Quốc 5%, Singapore 6,5%.

Trong khi lạm phát Việt Nam năm 2022 tương đối thấp so với các nước. Sang đến năm 2023, lạm phát tháng 5/2023 tăng 0,01% so với tháng liền trước, tăng 2,43% so với cùng kỳ năm trước. Còn tính 5 tháng đầu năm thì lạm phát tăng 3,55% so với 5 tháng cùng kỳ năm 2022. Diễn biến lạm phát như hiện nay mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tất cả những chỉ số này đều thấp hơn mức mà Quốc hội đã đề ra.

Với chính sách quản lý kinh tế linh hoạt, kiểm soát chặt chẽ nợ công, tín nhiệm của Việt Nam năm 2022 đã được các tổ chức hàng đầu như S&P Global Ratings, Fitch Ratings và Moody nâng mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên mức ổn định. Việc nâng mức tín nhiệm này thể hiện sự ghi nhận của các tổ chức quốc tế đối với nỗ lực ổn định điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

1306c-1429.jpg Các diễn giả thảo luận tại hội thảo

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn thuộc nhóm cao nhất khu vực

Nhận xét về mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023, bà Sagarika Chandra, Giám đốc bộ phận xếp hạng tín nhiệm quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương thuộc Fitch Ratings cũng cho rằng, con số tăng trưởng 6,5% cũng sẽ có thể là thách thức với Việt Nam.

Bà Chandra đưa ra dự báo GDP Việt Nam năm nay sẽ tăng trưởng khoảng 5,7%. Tuy nhiên bà Chadra khẳng định rằng con số 6,5% hay 5,7% cũng không có quá nhiều khác biệt, vì nếu GDP tăng trưởng 5,7% thì Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng cao hơn phần lớn các nước khác trong khu vực.

Bà Chandra nêu có phần băn khoăn vì gần đây lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam có những khó khăn do Việt Nam có những thắt chặt về mặt chính sách. Thời gian tới, nếu chính sách tín dụng được tháo gỡ sẽ có những cú huých quan trọng cho tăng trưởng.

Nhận định về điều hành chính sách tỷ giá và điều hành kinh tế vĩ mô thời gian qua của Chính phủ Việt Nam, ông Alexandre Macaire - Giám đốc Tài chính ngân hàng Techcombank đánh giá cao và cho rằng, nhìn vào diễn biến tỷ giá đồng nội tệ Việt Nam ổn định hơn rất nhiều so với nhiều đồng tiền khác trong khu vực ASEAN.

Chỉ số tiêu dùng ở Việt Nam đã tăng trưởng chậm lại. Một số lĩnh vực trong kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn trong bối cảnh toàn cầu có nhiều thách thức. Xuất khẩu giảm sẽ làm tổn thương đến nền kinh tế của Việt Nam, chính vì vậy sẽ cần phải cẩn trọng hơn với các mục tiêu ngắn hạn. Trong các quý cuối năm, xu thế này có thể sẽ vẫn tiếp tục.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Tuyến cao tốc gần 20.000 tỉ đồng chạy qua Củ Chi (Tp.HCM) sẽ khởi công trong năm 2025

Tuyến cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài dài 51km, đi qua địa phận huyện Củ Chi (Tp.HCM) và ba huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2025 và hoàn thành trong vòng 30 tháng.

Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) 'mua thêm' 2 dự án cao tốc 23.000 tỷ Chốt phương án triển khai dự án cao tốc 25.500 tỷ đoạn Gia Nghĩa

Thông tin mới nhất về mở rộng cao tốc Tp.HCM

Ban Quản lý dự án 7 (Bộ GTVT) đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư mở rộng đoạn cao tốc từ Tp.HCM - Tiền Giang dài 91km qua Tp.HCM, Long An, Tiền Giang.

Tin vui về cao tốc 88km hơn 20.000 tỷ đồng tại Việt Nam: Thi công thần tốc và tiết kiệm chi phí nhờ công nghệ đặc biệt Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) 'mua thêm' 2 dự án cao tốc 23.000 tỷ

Sau Metro Bến Thành - Suối Tiên, điểm tên 7 tuyến metro sẽ được TP.HCM ưu tiên đầu tư: Dài 355 km, tổng vốn đầu tư khoảng 40,2 tỷ USD

Thành phố sẽ phát triển 12 tuyến đường sắt đô thị gắn với việc hình thành phát triển các khu đô thị theo mô hình TOD có tính liên kết Vùng Đông Nam Bộ, trong đó chú trọng phát triển các tuyến đường sắt đô thị hiện đại kết nối các đô thị vệ tinh, khu công

Anh: Metro Bank bị phạt hơn 20 triệu USD vì buông lỏng giám sát rửa tiền TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

Điểm danh các địa phương đứng đầu thu ngân sách nhà nước năm 2024

Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 31/12 tại Bộ Tài chính, nhiều địa phương cho biết mức thu ngân sách năm nay đạt kỷ lục, trong đó TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí M

Quận ở Hà Nội thu ngân sách gần 22.000 tỷ đồng/năm sẽ trở thành trung tâm tài chính Lộ diện 10 tỉnh thành thu ngân sách lớn nhất năm 2024

Ngân hàng tập trung nâng cao năng lực đội ngũ

Trong hành trình 30 năm dựng xây và phát triển, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) luôn xác định nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Với triết lý hoạt động đó, SeABank luôn tập trung và đầu tư cho sự phát triển của cán bộ nhân viên (CBNV), xác định họ là trung tâm của mọi hoạt động.

Năm 2025 sẽ khởi công 10 dự án giao thông lớn tại Tp.HCM

Trong năm 2025, Ban Giao thông xác định sẽ tiếp tục thi công 20 dự án đã được giao vốn; khởi công mới 10 dự án như Vành đai 2, cầu đường Nguyễn Khoái, nút giao Mỹ Thủy, Ngã tư Đình, cầu Rạch Tôm, cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài...

Lâm Đồng chỉ đạo gỡ vướng cho dự án khu du lịch 4.000 ha của Tập đoàn TH Gỡ khó cho các dự án, đất đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra phải “nhanh hơn, quyết liệt hơn, trách nhiệm hơn”

Thông tin mới nhất về siêu dự án sân bay hơn 336.600 tỷ đồng lớn nhất Việt Nam

Ngày 26/12/2024, Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Quyết định số 1646 phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành với một số nội dung quan trọng.

Việt Nam sẽ có đô thị sân bay đầu tiên Thủ tướng ra mệnh lệnh nóng về tiến độ Sân bay Long Thành và đường kết nối

T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines

Với việc ký kết thành công hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Vietravel Airlines, T&T SuperPort, T&T Airlines (thành viên Tập đoàn T&T Group) và Quỹ BVIM đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của Hãng hàng không du lịch Vietravel Airlines.

Sốc với giá bất động sản ở TP.HCM: Chung cư cao nhất 493 triệu đồng/m2, biệt thự 700 tỷ đồng/căn Hà Nội duyệt vị trí xây cầu Thượng Cát gần 8.300 tỷ đồng