Dự án điện gió đầu tiên của T&T Group tại Lào sẽ xuất khẩu điện về Việt Nam từ cuối năm 2025

Sau khi đi vào khai thác, vận hành, điện từ dự án điện gió Savan 1 – dự án điện gió đầu tiên của T&T Group tại Lào sẽ được xuất khẩu bán về Việt Nam, qua đó góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác bền chặt gi

Cụ thể, theo thông tin từ Tập đoàn T&T Group, ngày 9/1 vừa qua, trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam – Lào, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào đã thay mặt Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trao hợp đồng nhượng quyền (“Concession Agreement”) dự án điện gió Savan 1 cho Công ty TNHH MTV điện gió Savan1 (đơn vị thành viên của T&T Group).

Đưa dòng điện gió về Việt Nam

Theo hợp đồng nhượng quyền, Chính phủ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đồng ý cho Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 thiết kế, xây dựng, sở hữu và vận hành dự án điện gió Savan 1 với thời hạn hợp đồng lên tới 25 năm để xuất khẩu, bán điện về Việt Nam. Dự án được triển khai tại huyện Phin, tỉnh Savannakhet, Lào với tổng công suất lắp đặt lên tới 495 MW và tổng mức đầu tư khoảng 768 triệu USD. Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của dự án có công suất lắp đặt 300 MW, tổng vốn đầu tư hơn 490 triệu USD và đưa vào vận hành thương mại trong cuối năm 2025.

anh-2_hinh-anh-thuc-te-du-an_2.jpg
Hình ảnh thực tế dự án điện gió Savan tháng 12/2024. (Ảnh: T&T Group)

Trước đó, tháng 8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương nhập khẩu điện từ Dự án nhà máy điện gió Savan 1 về Việt Nam. Chính Phủ cũng giao Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động, kịp thời hướng dẫn và triển khai các công việc liên quan đến việc thực hiện chủ trương trên; giao Bộ Công Thương chỉ đạo EVN và các cơ quan liên quan đàm phán ký kết Hợp đồng mua bán điện với Nhà đầu tư, bảo đảm chắc chắn, đầy đủ cơ sở pháp lý và hiệu quả kinh tế…

Đến nay, Hợp đồng mua bán điện cho Dự án điện gió Savan 1 giữa Công ty TNHH MTV Điện gió Savan 1 và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã chính thức được ký kết.

anh-3_lo-hang-tuabin-dau-tien-xuat-canh_1.jpg
anh-4_lo-hang-tuabin-dau-tien-xuat-cang_2.jpg
Ngày 28/12/2024, lô hàng tuabin gió đầu tiên đã xuất cảng để vận chuyển đến cảng Hòn La (tỉnh Quảng Bình, Việt Nam). (Ảnh: T&T Group)
anh-5_lo-hang-nhap-cang-hon-la.jpg
Trong hai ngày 7/1 và 9/1/2025, lô tuabin gió đầu tiên và lô tuabin gió thứ 2 đã cập cảng Hòn La (tỉnh Quảng Bình) nhằm đáp ứng tiến độ triển khai khẩn trương, nhanh chóng của dự án điện gió Savan 1. (Ảnh: T&T Group)
Quảng cáo

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII, tổng công suất nhập khẩu điện từ Lào khoảng 5.000 MW, có thể tăng lên 8.000 MW vào năm 2030. Ngoài ra, nhập khẩu điện từ Lào cũng sẽ tuân theo các biên bản ghi nhớ, hiệp định chung giữa hai nước.

EVN cho biết, việc nhập khẩu điện từ Lào vào năm 2025 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn cung, giúp tăng cường khả năng đảm bảo cung ứng điện và giảm nguy cơ thiếu điện cho khu vực miền Bắc.

Như vậy, việc đầu tư Nhà máy điện gió Savan 1 và liên kết với lưới truyền tải quốc gia có ý nghĩa quan trọng, không chỉ hiện thực hóa cam kết của T&T Group trong việc mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch; mà còn góp phần tăng nguồn cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, từng bước hiện thực hóa cam kết hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào cũng như phù hợp với định hướng nhập khẩu điện tại Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023.

Bước khởi đầu của chiến lược đầu tư năng lượng xuyên biên giới của T&T Group

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 cho biết, việc ký kết hợp đồng nhượng quyền dự án điện gió Savan 1 với Chính phủ Lào là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước khởi đầu trong chiến lược đầu tư năng lượng “xuyên biên giới” của T&T Group

“Nhà máy điện gió Savan 1 sẽ là dự án tiên phong và là nền tảng, cơ sở để Tập đoàn tiếp tục triển khai đầu tư nhiều dự án năng lượng khác tại Lào trong thời gian tới”, bà Nguyễn Thị Thanh Bình nhấn mạnh.

Đây cũng sẽ là dự án điện gió trên bờ có quy mô lớn nhất mà Tập đoàn T&T Group đầu tư cho đến nay, góp phần mở rộng danh mục đầu tư của Tập đoàn T&T Group để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2035, tổng công suất phát điện của các nhà máy điện năng lượng tái tạo và phát thải carbon thấp dự kiến đạt khoảng 12-15 GW, chiếm khoảng 10% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam.

anh-6_trao-thoa-thuan-thu-xep-von-du-an-savan-1.jpg
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Chủ tịch Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 và ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) trao thỏa thuận thu xếp vốn cho dự án điện gió Savan 1. (Ảnh Nhật Bắc/VGP)

Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 cũng đã ký Thỏa thuận thu xếp vốn cho dự án với Ngân hàng MB, từ đó mở ra cơ hội hợp tác chiến lược của T&T Group và Ngân hàng MB trong lĩnh vực năng lượng. Theo thỏa thuận này, Ngân hàng MB sẽ là ngân hàng đầu mối cam kết thu xếp thành công và phân bổ toàn bộ gói tài trợ để chủ đầu tư thực hiện triển khai giai đoạn 1 của dự án điện gió Savan 1.

Hiện nay, ở trong nước, T&T Group đã đưa vào vận hành 10 dự án điện gió, điện mặt trời tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Gia Lai,… với tổng công suất lắp đặt và hòa lưới điện quốc gia đạt gần 1.000 MW. Ngoài ra, T&T Group cũng đang liên doanh cùng KOGAS, KOSPO, HANWHA (Hàn Quốc) triển khai dự án điện khí LNG Hải Lăng Giai đoạn 1 có công suất 1.500 MW, vốn đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD.

Không dừng lại ở đó, nhằm tiếp tục khẳng định uy tín của nhà đầu tư, phát triển năng lượng hàng đầu tại Việt Nam, Tập đoàn của doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp uy tín trên thế giới để khai mở những lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam, như: hợp tác cùng Tập đoàn SK (Hàn Quốc) để sản xuất hydrogen xanh, thu hồi khí thải carbon và đầu tư tổ hợp khí tại Quảng Trị; hợp tác cùng Tập đoàn Erex (Nhật Bản) để nghiên cứu đầu tư các dự án nhà máy điện sinh khối; hợp tác với Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam; hợp tác với Cospowers và Goldwind (Trung Quốc) để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ, phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng…

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi

Quý đầu năm 2025, lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành bất động sản tiếp tục phân hóa rõ nét với một bên là đà tăng trưởng ấn tượng của các “ông lớn” có dự án mở bán và bàn giao, với một bên là các doanh nghiệp vẫn chật vật với doanh thu sụt giảm, lợi

Nguồn cung bất động sản dự kiến bổ sung 14.000 sản phẩm trong quý 2/2025 Áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản, cần cách tiếp cận đồng bộ, toàn diện

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD

Cổ phiếu VIC tăng hơn 30% kể từ sau ĐHĐCĐ thường niên, đẩy giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh. Cập nhật từ Forbes, ông Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD.

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Phạm Nhật Vượng, Hồ Hùng Anh: Ai có siêu kế hoạch tham vọng nhất Việt Nam? Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vọt khi tung “bom tấn” lên sàn chứng khoán

Quản lý chặt sữa giả, thuốc giả: Vinamilk, Long Châu hưởng lợi

Đại diện Vinamilk cho biết, việc quản lý chặt sữa giả không chỉ là cơ hội cho riêng Vinamilk mà còn cho những công ty sữa nội địa làm ăn chân chính. Lãnh đạo FPT Retail cũng cho biết, xử lý các tổ chức làm thuốc giả giúp thị trường minh bạch và sự cạnh tr

Làn sóng IPO sắp trở lại với hàng loạt tên tuổi lớn Thaco, Vinpearl, Bách Hóa Xanh, Long Châu, TCBS… Lộ diện đối tác "vừa có tiền, vừa có kinh nghiệm" của FPT Retail, dự kiến mua 13% chuỗi Long Châu CEO Vinamilk: Doanh số xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ, ít ảnh hưởng từ biến động toàn cầu

Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước?

Trong năm 2024, Vingroup đã nộp ngân sách Nhà nước hơn 56.000 tỷ đồng, trong khi, Thế Giới Di Động, Hòa Phát, FPT cũng lần lượt đóng góp 19.700 tỷ đồng, 13.400 tỷ đồng và 9.200 tỷ đồng.

Hòa Phát nộp ngân sách hơn 13.400 tỷ đồng năm 2024, cao nhất từ trước đến nay Quý I/2025: Tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán

Vinpearl định giá 71.300 đồng/cổ phiếu, thuộc top 15 công ty vốn hóa lớn nhất HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) chính thức quyết định chấp thuận niêm yết đối với Công ty CP Vinpearl (Mã VPL). Theo đó, gần 1,8 tỷ cổ phiếu VPL sẽ chính thức giao dịch từ ngày 13/5/2025

Quý I, doanh thu dịch vụ, khách sạn Vinpearl tăng 45% so với cùng kỳ 2024, lên hơn 2.400 tỷ đồng HOSE chấp thuận niêm yết 1,79 tỷ cổ phiếu của Vinpearl

THACO được chấp thuận xây dựng KCN cơ khí ô tô hơn 1.400 tỷ đồng ở Quảng Nam

Doanh nghiệp thuộc Tập đoàn THACO của tỷ phú Trần Bá Dương được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng quy mô 114,78 hecta

Lãnh đạo THACO, Hòa Phát cam kết tập trung làm toa tàu, đường ray cho dự án đường sắt tốc độ cao THACO INDUSTRIES phát huy năng lực sản xuất gia công cơ khí đa lĩnh vực

Hoa Sen Group phản bác Cục thuế Bình Dương về vụ công ty con chậm nộp thuế 762 triệu đồng

Tập đoàn Hoa Sen gửi công văn đề nghị Chi cục Thuế kiểm tra, đối soát dữ liệu, điều chỉnh thông tin cho đúng với thực tế để tránh gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Tập đoàn và tâm lý cổ đông, nhà đầu tư trên thị trường.

Cân nhắc áp thuế chuyển nhượng bất động sản theo lãi thực Áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản, cần cách tiếp cận đồng bộ, toàn diện