Dragon Capital tích cực bắt đáy cổ phiếu, ông Phạm Nhật Vượng chuyển nhượng VIC

Sau thoái bớt vốn để tái cơ cấu danh mục và nâng tỷ trọng tiền mặt lên mức cao kỷ lục, Dragon Capital đã đẩy mạnh giải ngân vào các mã KDH, DGC, PVD, KBC, DPM, DCM, FRT, VHC, HDG...

Dragon Capital "bắt đáy" hàng chục triệu cổ phiếu KDH, KBC, PVD,...

Trong nửa tháng qua, sau khi nâng tỷ trọng tiền mặt của quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý (VEIL) lên cao kỷ lục vào ngày 3/11 (lên 11,66%), nhóm quỹ ngoại này đã bắt đầu mua vào hàng loạt cổ phiếu.

Theo thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), chỉ trong hơn 1 tuần kể từ 3/11 đến 11/11, Dragon Capital đã mua vào với khối lượng tổng cộng gần 24 triệu cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp, trong đó khối lượng mua lớn nhất là 19 triệu cổ phiếu KDH của CTCP Đầu tư và kinh doanh Nhà Khang Điền.

Ngoài ra, ngày 9/11, Dragon Capital đã mua vào 300.000 cổ phiếu FRT của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT. Sau giao dịch, tổng lượng sở hữu của nhóm quỹ Dragon Capital tại FRT đã tăng lên 6,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 5,23%) và trở thành cổ đông lớn của công ty. Cũng trong ngày 9/11, nhóm này mua thêm 1,1 triệu cổ phiếu PVD của PV Drilling, nâng tỷ lệ sở hữu lên 8,91%, đồng thời, mua thêm 600.000 cổ phiếu HDG của CTCP Tập đoàn Hà Đô, nâng tỷ lệ sở hữu lên 10,04%.

Đến phiên 11/11, nhóm quỹ thuộc Dragon Capital mua vào tổng cộng gần 2,6 triệu cổ phiếu của DGC, DCM và DPM để gia tăng tỷ lệ sở hữu.

Gần đây nhất, ngày 15/11, nhóm quỹ thành viên thuộc Dragon Capital mua thêm tổng cộng 12,8 triệu cổ phiếu KBC của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, nâng số lượng cổ phiếu KBC nắm giữ từ gần 31,2 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 4,06% lên gần 44 triệu cổ phiếu, tương ứng 5,73%. Qua đó, trở lại làm cổ đông lớn tại KBC.

Cùng ngày, quỹ tỷ đô VEIL thuộc Dragon Capital “gom” thêm 1,5 triệu cổ phiếu KDH. Sau giao dịch, Dragon Capital nâng tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ tại KDH từ 7,94%, tương đương 56,94 triệu đơn vị, lên 8,15%, tương đương 54,44 triệu đơn vị.

Chủ tịch Vingroup “sang tay” hơn 243 triệu cổ phiếu VIC cho công ty mới

CTCP Tập đoàn Vingroup (mã VIC) công bố Chủ tịch HĐQT Phạm Nhật Vượng đã chuyển nhượng hơn 243 triệu cổ phiếu VIC cho CTCP Quản lý và đầu tư Bất động sản VMI - VMI JSC vào ngày 17/11 theo phương thức chuyển quyền sở hữu qua Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Vượng tại VIC hạ từ hơn 985,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 25,47% vốn điều lệ xuống còn 742 triệu cổ phiếu, chiếm 19,18% vốn điều lệ. Theo đó, bên nhận chuyển nhượng là VMI JSC nắm 6,29% vốn điều lệ VIC và trở thành cổ đông lớn của Vingroup.

Kết phiên 18/11, cổ phiếu Vingroup (VIC) tăng 1,6% lên 65.600 đồng/cổ phiếu. Như vậy, tổng giá trị số cổ phiếu ông Vượng chuyển nhượng cho VMI JSC ước tính đạt gần 16.000 tỷ đồng.

VMI JSC được thành lập hồi đầu tháng 10/2022 với vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng, trong đó ông Phạm Nhật Vượng góp 90% vốn bằng giá trị cổ phiếu Vingroup. Cụ thể, ông Vượng sẽ góp vốn bằng 243 triệu cổ phiếu Vingroup, tương đương 16.200 tỷ đồng theo thị giá trung bình 50 phiên tính đến 13/9/2022. Ông Vượng cam kết sẽ duy trì đầu tư và nắm quyền kiểm soát lâu dài trong VMI JSC.

Quảng cáo

Vocarimex dự thu hơn 2.100 tỷ đồng từ thoái vốn tại Calofic

HĐQT Vocarimex (mã VOC) vừa thông qua nghị quyết về việc tái cấu trúc khoản đầu tư tài chính tại Công ty TNHH Calofic và chuyển nhượng 24% cổ phần của công ty cho đối tác là Siteki Investment Ple Ltd. Giá trị chuyển nhượng được thoả thuận giữa hai bên là 2.158 tỷ đồng.

Calofic tên đầy đủ là Công ty TNHH Calofic, liên doanh giữa Vocarimex và Tập đoàn Wilmar International của Singapore. Calofic là một trong những doanh nghiệp có thị phần đứng đầu trên thị trường dầu ăn với nhiều thương hiệu phổ biến như Neptune, Simply, Meizan, Cái Lân.

Còn Vocarimex, hiện là công ty thuộc CTCP Tập đoàn Kido. Kido đang nắm giữ 87,3% vốn điều lệ của VOC, tương ứng 106,3 triệu cổ phiếu. VOC đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành dầu của KDC khi sở hữu hệ thống cầu cảng và bồn chứa lớn, là đơn vị nhập khẩu dầu thô và cung cấp nguyên liệu cho các công ty dầu khác trong tập đoàn như TAC, Golden Hope…

Vĩnh Hoàn sắp rót thêm 158 tỷ đồng vào công ty nông sản

HĐQT CTCP Vĩnh Hoàn (mã VHC) đã thông qua kế hoạch góp vốn vào đơn vị thành viên. Cụ thể, VHC dự kiến góp thêm 158,13 tỷ đồng vào Công ty TNHH Nông sản thực phẩm Thành Ngọc (TNG Foods).

Sau góp vốn, Vĩnh Hoàn nắm giữ 76,04% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Nông sản thực phẩm Thành Ngọc với số vốn đã góp tổng cộng 228,13 tỷ đồng.

Tính tới 30/9/2022, Vĩnh Hoàn đang sở hữu 78,85% vốn tại Công ty Thành Ngọc, đơn vị có địa chỉ tại ấp An Phú, xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp và hoạt động trong lĩnh vực chế biến và bảo quản rau quả.

Như vậy, mặc dù góp thêm vốn, nhưng tỷ lệ sở hữu của Vĩnh Hoàn tại Công ty Thành Ngọc lại giảm từ 78,85% về còn 76,04% vốn điều lệ.

Chủ tịch Gỗ Trường Thành đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu TTF

Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT Gỗ Trường Thành (mã TTF) đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu TTF từ ngày 23/11 đến 22/12.

Hiện, ông Tín không sở hữu cổ phiếu TTF nào. Nếu giao dịch thành công, ông Tín sẽ nắm giữ 2,43% vốn điều lệ của Gỗ Trường Thành.

Động thái gom lượng lớn cổ phiếu TTF của Chủ tịch HĐQT diễn ra trong bối cảnh mã này tăng trần 3 phiên liên tiếp từ ngày 16/11 đến 18/11, song thị giá vẫn giảm hơn 78% so với mức đỉnh hồi tháng 3/2022. Tạm tính theo giá đóng cửa ngày 18/11 của cổ phiếu TTF là 3.780 đồng/cổ phiếu, ước tính ông Tín sẽ phải chi ra 37,8 tỷ đồng để mua vào 10 triệu cổ phiếu TTF.

Đáng chú ý, từ khi trở thành Chủ tịch HĐQT tại Gỗ Trường Thành, đây là lần đầu tiên ông Mai Hữu Tín đăng ký mua vào cổ phiếu TTF.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Vì sao giá bất động sản luôn tăng?

“Suốt 20 năm qua, tôi chưa bao giờ thấy thị trường bất động sản giảm giá đồng loạt. Có chăng là giảm theo một số dự án, khu vực ở thị trường thứ cấp…”, một nhà đầu tư Tp.HCM chia sẻ.

Phân khúc bất động sản này liên tục có diễn biến tích cực tại Tp.HCM Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt dòng tiền?

Lãng phí với hàng trăm dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn Hà Nội

Theo báo cáo của các đơn vị chức năng thành phố Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô hiện có 712 dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất bị chậm tiến độ, chậm triển khai. Trong đó có không ít dự án đã nằm bất động” từ 10 - 20 năm. Hiện Hà Nội đã lên phương án giải quyết vướng mắc cho 680 dự án, 32 dự án còn lại sẽ tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Chứng khoán An Bình gọi tên 3 doanh nghiệp hưởng lợi khi các luật về bất động sản thông qua Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Giá đất nhiều tuyến đường tại TP.HCM sắp tăng cao nhất tới 37 lần

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang lấy ý kiến về dự thảo về ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND Thành phố về bảng giá đất trên địa bàn.

Meta sắp đối mặt với án phạt chống độc quyền đầu tiên từ EU Tp.HCM: Nhà thuê trọ phải có diện tích tối thiểu 5m2 sàn/người

Bà Rịa - Vũng Tàu phạt nặng chủ đầu tư dự án Ecotown Phú Mỹ

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới đây đã ban hành Quyết định số 1854/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco).

Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tiến độ phát triển dự án chậm hơn kỳ vọng, lãi ròng quý II/2024 của Đất Xanh giảm gần 80%

Cung mới ít ỏi đẩy giá biệt thự, liền kề thứ cấp ở Hà Nội tăng mạnh

Trong khi thị trường sơ cấp không ghi nhận nhiều thay đổi về giá và tỉ lệ hấp thụ thì trên thị trường thứ cấp, tại một số khu vực như phía Tây Hồ Tây đang trở thành điểm nóng của thị trường bất động sản Hà Nội khi ghi nhận giá biệt thự gia tăng mạnh.

Vincom Retail có quý thứ 6 liên tiếp lãi trên 1.000 tỷ đồng Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Các chuyên gia kỳ vọng hiệu ứng của Luật Đất đai 2024 sẽ tạo nên làn sóng các nhà đầu tư đổ vốn vào nhiều lĩnh vực kinh tế tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành và đồng nghĩa với việc họ sẽ mua bất động sản tại Việt Nam.

Phân khúc bất động sản này liên tục có diễn biến tích cực tại Tp.HCM Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt dòng tiền?