Rủi ro thuế quan sẽ ảnh hưởng đến triển vọng phát hành trái phiếu của nhóm bất động sản công nghiệp

Chuyên gia của VIS Rating nhận định hoạt động phát hành trái phiếu của các chủ đầu tư bất động sản khu công nghiệp sẽ vẫn hạn chế trong năm 2025 do chính sách thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư mới vào bất động sản công nghiệp.

Rủi ro thuế quan sẽ ảnh hưởng đến triển vọng phát hành trái phiếu của nhóm bất động sản công nghiệp
Ảnh minh họa

Trong báo cáo nhận định về triển vọng phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phi tài chính năm 2025, VIS Rating cho biết tổng giá trị phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp phi tài chính trong năm 2024 tiếp tục phục hồi, đạt 150.000 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó gần 50% phục vụ mục đích tái cơ cấu nợ.

Năm 2025, VIS Rating dự báo hoạt động phát hành sẽ duy trì ổn định, tiếp tục dẫn dắt bởi các chủ đầu tư bất động sản (BĐS) nhà ở. Ngành ô tô và điện có thể tăng trưởng mạnh phát hành mới, trong khi các doanh nghiệp BĐS công nghiệp sẽ gặp khó khăn do rủi ro thuế quan.

Dẫn số liệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới tiếp tục giảm 24% trong 4 tháng đầu năm 2025, sau khi giảm 3% so với cùng kỳ, nhóm chuyên gia của VIS Rating cho rằng những lo ngại và sự không chắc chắn về việc áp thuế đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư và phát triển dự án BĐS khu công nghiệp mới. Các chủ đầu tư có thể trì hoãn mở rộng kinh doanh và đầu tư mới trong thời gian tới.

Từ đầu năm 2024, các chủ đầu tư BĐS khu công nghiệp được hưởng lợi từ việc tiếp cận tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, phần nào nhờ vào quy định mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc giảm hệ số rủi ro đối với các khoản vay dành cho BĐS công nghiệp. Tổng dư nợ ngân hàng của 30 chủ đầu tư BĐS khu công nghiệp niêm yết hàng đầu đã tăng 34% trong năm 2024 (so với mức tăng trung bình 9% trong giai đoạn 2019-2023), trong khi giá trị phát hành trái phiếu lại giảm 18%.

“Do đó, chúng tôi nhận định hoạt động phát hành trái phiếu của các chủ đầu tư BĐS khu công nghiệp sẽ vẫn hạn chế trong năm 2025”, các chuyên gia VIS Rating nhìn nhận.

Ngược lại, các tổ chức phát hành thuộc ngành bất động sản dân cư, ô tô và điện có triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ hơn nhờ nhu cầu nội địa và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Theo đó, các doanh nghiệp trong ngành BĐS dân cư, bao gồm cả phân khúc nghỉ dưỡng, sẽ đẩy nhanh phát triển dự án sau khi hoàn tất thủ tục pháp lý và nhu cầu mua nhà ở đang tăng mạnh.

VIS Rating dự báo tốc độ tăng trưởng trái phiếu phát hành năm 2025 sẽ tương đương mức 13% của năm 2024. Các chủ đầu tư BĐS vẫn sẽ hưởng lợi do dễ tiếp cận tín dụng từ ngân hàng trong bối cảnh môi trường kinh doanh của ngành đang thuận lợi.

Quảng cáo

Đối với ngành ô tô, các doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ việc xóa thuế nhập khẩu linh kiện ô tô, có hiệu lực từ tháng 2/2025. Những công ty như VinFast và Tasco dự kiến sẽ mở rộng hoạt động sản xuất trong nước vào năm 2025 và tìm đến thị trường trái phiếu để huy động vốn. Trong thời gian tới, VIS Rating kỳ vọng hoạt động phát hành trái phiếu trong ngành ô tô sẽ duy trì ở mức cao, tương đương với mức tăng 33% so với cùng kỳ năm 2024.

Với ngành điện, chuyên gia của VIS Rating dự báo hoạt động phát hành trái phiếu sẽ tăng mạnh vào cuối năm 2025. Những tiến triển tích cực gần đây về cơ chế giá của các dự án năng lượng tái tạo mới sẽ cải thiện tính khả thi của dự án và thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng đầu tư.

Với trái phiếu đáo hạn trong năm 2025, VIS Rating nhìn nhận dù con số tăng so với năm trước, nhưng rủi ro tái cơ cấu nợ vẫn sẽ được kiểm soát tốt. Tổng giá trị trái phiếu phi tài chính đáo hạn trong năm 2025 đạt 151.000 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. 4 tháng đầu năm 2025, nhiều tổ chức đã mua lại và thanh toán trái phiếu trước hạn, với tổng giá trị tăng 97% so với cùng kỳ.

Đối với các doanh nghiệp có dòng tiền yếu, kéo dài kỳ hạn trái phiếu là một giải pháp khả thi để tránh rủi ro tái cơ cấu nợ. Thanh khoản thị trường trái phiếu được cải thiện sẽ hỗ trợ tổ chức phát hành khi tái cơ cấu nợ các trái phiếu hiện tại. Có tới 73% trong số 13.200 tỷ đồng trái phiếu mới phát hành trong 4 tháng đầu năm có mục đích sử dụng vốn là tái cơ cấu nợ.

Khoảng 60% số trái phiếu đáo hạn trong năm 2025 thuộc lĩnh vực BĐS nhà ở. Nhờ triển vọng thị trường thuận lợi và khả năng tiếp cận hiệu quả với nguồn vốn, các chủ đầu tư sẽ thuận lợi để thanh toán trái phiếu đáo hạn hoặc đạt được thỏa thuận gia hạn kỳ hạn với các trái chủ.

Đối với ngành điện, khoảng 30% trong tổng số 4.100 tỷ đồng giá trị trái phiếu đáo hạn có liên quan đến các dự án điện tái tạo chuyển tiếp, hiện đang trong tình trạng chậm trả gốc và lãi. Hoạt động thanh toán trái phiếu, bao gồm cả các khoản mua lại trước hạn, đã tăng gấp đôi trong 4 tháng đầu năm 2025.

VIS Rating kỳ vọng rằng việc các dự án chuyển tiếp hoàn tất thỏa thuận giá bán điện và bắt đầu hoạt động vận hành thương mại sẽ giúp cải thiện dòng tiền, từ đó nâng cao khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Thị trường vàng thận trọng chờ đợi quyết định của Fed

Giá vàng châu Á giảm nhẹ tại châu Á chiều 18/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước thềm quyết định chính sách của Fed, đồng thời theo dõi sát sao những diễn biến tại Trung Đông.

Giá vàng SJC đi xuống theo đà thế giới Giá vàng châu Á biến động nhẹ khi xung đột Israel-Iran chưa hạ nhiệt

BIDV đứng đầu ngành Ngân hàng Việt Nam trong danh sách Fortune Southeast Asia 500

Tạp chí danh tiếng Fortune (Mỹ) vừa công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được xếp ở vị trí thứ 43, là ngân hàng có thứ hạng cao nhất

Hàng loạt ngân hàng tổ chức đại hội cổ đông trong tuần này, nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank, MB... BIDV triển khai “Nâng hạng ưu tiên – Đặc quyền đẳng cấp” dành cho khách hàng cá nhân

Hé lộ bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp quý II/2025: Nhóm ngành nào dẫn sóng?

Dù chính sách thuế quan từ Mỹ là “ẩn số” song kinh tế Việt Nam quý II/2025 vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng. Trong bức tranh biến động đó, những doanh nghiệp có lợi thế nội địa, ít phụ thuộc xuất khẩu đang lặng lẽ “vượt bão” và dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận.

Lợi nhuận sau thuế HSG đạt 567 tỷ đồng sau 8 tháng FPT trở lại mức tăng trưởng lợi nhuận 20%

SMEs và nghịch lý tín dụng: Vì sao "xương sống" kinh tế vẫn khát vốn?

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) từ lâu đã được xem là "xương sống" của nền kinh tế Việt Nam, chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp, tạo ra khoảng 70% việc làm và đóng góp gần một nửa GDP quốc gia. Tuy nhiên, nghịch lý lớn lại nằm ở chỗ: mặc dù có vai trò quan trọng như vậy, khu vực này chỉ tiếp cận được chưa tới 20% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng.

Mối liên hệ tín dụng giữa Sacombank và “hệ sinh thái” Him Lam Vì sao gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng giải ngân “ì ạch”? Thống đốc Nguyễn Thị Hồng lý giải lý do doanh nghiệp SME khó tiếp cận tín dụng

Chứng khoán FPT lên tiếng về sự cố giao dịch chứng khoán trực tuyến sáng 16/6

Trong phiên sáng 16/6, dữ liệu giao dịch T+ trong Báo cáo tài sản Chứng khoán cơ sở, Báo cáo vị thế Phái sinh của một số tài khoản không được cập nhật sau khi phát sinh giao dịch. Nhà đầu tư vẫn có thể thực hiện đặt lệnh giao dịch bình thường.

Thị giá cao ngất ngưởng, FPT Retail chuẩn bị chia cổ tức tỷ lệ 25% Chứng khoán FPT gặp sự cố hệ thống giao dịch chứng khoán trong phiên 16/6

Nhóm cổ đông liên quan Chủ tịch Novaland tiếp tục bán ra hơn 11 triệu cổ phiếu NVL

NovaGroup và bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh - con gái ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Novalnd - đã bán tổng cộng hơn 11 triệu cổ phiếu NVL trong các giao dịch từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6.

Novaland (NVL) sẽ phát hành hơn 97 triệu cổ phiếu ESOP Nhóm cổ đông lớn của Novaland “xả” thành công gần 6,4 triệu cổ phiếu

Chuyên gia VPBankS gọi tên ba nhóm cổ phiếu ngân hàng, dầu khí, bán lẻ, nhà đầu tư cần “để ý”

Nhà đầu tư cần để ý đến cổ phiếu ngân hàng, bởi nhóm này chiếm đến 50% vốn hóa toàn thị trường. Trong nhóm ngân hàng, dù thị trường lên hay xuống thì luôn có những cổ phiếu hưởng lợi.

Công ty con của BV Land (BVL) bị xử phạt vì “lặng lẽ” mua hơn 1,4 tỷ đồng cổ phiếu VCM Phiên 17/6: Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 600 tỷ đồng, cổ phiếu nào được "gom" mạnh nhất?