[Cổ phiếu nổi bật]

Dòng tiền đang toan tính gì với cổ phiếu "khỏe" nhất nhóm đầu tư công?

Không chỉ là cổ phiếu tăng tốt nhất trong nhóm Đầu tư công, LCG cũng đang là mã "lì lợm" nhất trong nhóm ngành. Những chuyển động này chắc chắn sẽ không nằm ngoài radar của nhà đầu tư trên thị trường.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đà tăng chững lại từ tháng 2 nhưng vẫn là cổ phiếu khỏe nhất nhóm

Chủ đề Đầu tư công đã được đề cập trong nhiều bài viết từ đầu năm 2023 trong đó LCG thường xuyên được nhắc đến là cổ phiếu có sức tăng tốt nhất trong nhóm ngành này.

Cho đến nay, LCG vẫn tăng gần 75% về thị giá trong khi các mã VCG tăng hơn 20%, HHV tăng gần 50%, FCN tăng gần 27%, C4G tăng hơn 22%, KSB tăng gần 46%.

Với thành quả trên, LCG vẫn đang là cổ phiếu có thành quả tốt nhất nhóm. Tuy nhiên, điều khiến nhà đầu tư còn phải nhắc tới LCG là việc cổ phiếu này đang rất "lì lợm" sau khi tăng tốc nhanh nhất nhóm ngành.

Kể từ cuối tháng 2 cho đến nay, LCG đang tự tạo ra một nền giá vững chãi ở ngay khu vực từ 12.000-13.000 đồng/cổ phiếu bất chấp việc VN-Index đã phải trải qua nhiều sự xáo trộn.

Mọi trạng thái kỹ thuật của LCG đều được giữ an toàn trong giai đoạn gần 2 tháng qua, cho thấy bên nắm giữ cũng đang rất lì lợm trước các sóng gió của thị trường.

Nhà đầu tư muốn giải ngân mới có thể sẽ cần sớm có những vị thế thăm dò với LCG trước khi cổ phiếu bắt đầu vào một nhịp tăng mới bởi quá trình tích lũy càng kéo dài sẽ càng tạo thêm sức bật mạnh. Các mốc kháng cự LCG sẽ cần chinh phục lần lượt 15.000 đồng/cổ phiếu và 19.000 đồng/cổ phiếu.

Doanh thu năm 2023 sẽ hoàn toàn từ hoạt động xây lắp

Năm 2022 LCG đã thực hiện thoái vốn tại công ty Licogi 16 Ninh Thuận, quản lý nhà máy điện mặt trời có công suất 35 MWp. Điều này giúp cơ cấu tài chính của LCG đã có sự cải thiện tích cực trong năm 2022 khi công ty đã trả 90% khoản nợ vay dài hạn, dư nợ từ 743 tỷ đồng tại thời điểm đầu năm còn 73 tỷ đồng vào cuối năm.

Tỷ lệ nợ vay/ Vốn chủ sở hữu (VCSH) theo đó chỉ còn 16,7%. Trước cơ hội giải ngân đầu tư công, LCG đã có sự chuẩn bị tốt về mặt tài chính, từ đó có đủ nguồn lực để thực hiện các dự án xây lắp có quy mô lên đến gần 10.000 tỷ đồng, lớn nhất từ trước đến nay của công ty.

Theo CTCK Mirae Asset (MAS), dự án Quốc lộ 45 - Nghi Sơn – gói thầu XL02 được đánh giá cao về tiến độ, gói thầu có quy mô 1.194 tỷ đồng, được công ty thực hiện từ tháng 7/2021 và dự kiến hoàn thành thông xe vào tháng 9/2023 tới đây.

Theo đánh giá từ đại diện ban quản lý dự án, LCG là một trong những nhà thầu đạt tiến độ tốt nhất của dự án. Đến tháng 3/2023, công ty cũng đã hoàn thành được 62% khối lượng thi công các hạng mục thảm cấp phối đá dăm, cấp phối gia cố xi măng, dự kiến sẽ thảm xong bê tông nhựa mặt đường trước tháng 8/2023, bám sát tiến độ dự án.

Với các gói thầu ký mới, liên danh LCG thông báo đã trúng thầu 2 dự án thành phần của cao tốc Bắc Nam có quy mô lần lượt: gói XL02 dự án Vũng Áng – Bùng quy mô 5.098 tỷ đồng và gói thầu XL01 dự án Vân Phong - Nha Trang quy mô 4.700 tỷ đồng. So với mức doanh thu xây lắp trung bình 5 năm ở mức 1.500 tỷ đồng, hai gói thầu này đảm bảo cho khối lượng công việc mảng xây lắp của LCG đến cuối năm 2025 cũng là mốc dự kiến hoàn thành của dự án.

Ngay từ đầu năm, đại diện LCG cũng đã chia sẻ về mục tiêu tăng trưởng 100% so với năm 2022 của công ty. Ngoài cao tốc Bắc Nam, phía công ty cũng kì vọng vào các gói thầu của siêu dự án Sân bay Long Thành. Tuy nhiên kế hoạch kinh doanh cụ thể vẫn chưa được tiết lộ và sẽ là tâm điểm trong kỳ ĐHCĐ sắp tới vào tháng 4/2023

Về mảng Bất động sản, tại thời điểm cuối 2021, LCG cho biết công ty còn quỹ đất 7 ha tại Long Tân, Đồng Nai. Năm 2022 công ty không phát sinh doanh thu từ bất động sản đồng thời tồn kho tại dự án cũng tăng từ 9 tỷ đồng lên 99 tỷ đồng vào cuối năm.

Nguồn MAS.

Nguồn MAS.

Năm 2023, MAS dự báo LCG có thể ghi nhận khoảng 2.300 tỷ đồng doanh thu, hoàn toàn đến từ hoạt động xây lắp, LNST tương ứng đạt 173 tỷ đồng giảm 10,4% so với thực hiện của năm 2022 do công ty không còn khoản lợi nhuận từ tài chính. EPS tương ứng đạt 905 đồng.

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Nhờ thị trường tích cực trong quý I/2024, lợi nhuận của các CTCK đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 quý trở lại cùng với mức dư nợ cho vay margin và phải thu lớn nhất lịch sử. Tuy nhiên, tham vọng của các CTCK vẫn còn rất lớn với nhiều CTCK đầu ngành hướng đến mốc cho vay 20.000 tỷ đồng giai đoạn cuối năm 2024.

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE