Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên?

Nghị định 69 cho phép nâng room ngoại lên 49% tại các ngân hàng tham gia tái cơ cấu, mở ra cơ hội lớn cho MB, VPBank và HDBank. Tuy vậy, bài toán nới room không chỉ phụ thuộc vào chính sách, mà còn bị chi phối bởi nhu cầu tăng vốn, yếu tố sở hữu Nhà nước và dòng tiền từ nhà đầu tư ngoại.

screen-shot-2025-05-12-at-111524-am-1747023650.png
Nghị định 69 mở ra cơ hội tăng room ngoại cho các ngân hàng vừa tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém. (Ảnh minh họa)

Nghị định 69 mở đường tăng room ngoại cho nhóm ngân hàng tham gia tái cơ cấu

Theo Nghị định 69/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/5/2025, tổng mức sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém có thể vượt mức 30%, nhưng không quá 49% vốn điều lệ. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng với các ngân hàng mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Trong số các ngân hàng đã tham gia nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém, MB, VPBank và HDBank nổi lên là những ứng viên hưởng lợi khi sở hữu nước ngoài tại đây vẫn còn thấp. Theo ACBS, ba ngân hàng này có cơ hội nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên đến 49%, trong khi Vietcombank không thuộc diện áp dụng vì Nhà nước hiện nắm 74% vốn điều lệ.

Hiện tại, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại MB là 22,3%, VPBank là 24,3% và HDBank là 16,9%, đều chưa chạm trần hạn mức room ngoại theo luật định. Tuy nhiên, trong báo cáo ngành Ngân hàng mới công bố, các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán ACBS nhận định việc được nới lên 49% sẽ chưa phát huy tác dụng trong ngắn hạn.

Cần lưu ý rằng, việc nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài này còn tùy thuộc vào điều lệ của ngân hàng và chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt, dự kiến kéo dài 5-10 năm.

Sau thời gian này, nhà đầu tư nước ngoài không được phép mua thêm cổ phần cho đến khi tổng mức sở hữu giảm về dưới 30%, trừ trường hợp mua lại cổ phần từ cổ đông hiện hữu hoặc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư nước ngoài.

HDBank sáng cửa nhất trong nhóm ba ngân hàng

Theo ACBS, Nghị định mới tạo điều kiện để các ngân hàng có thể phát hành tăng vốn cho cổ đông nước ngoài trong trường hợp các ngân hàng có nhu cầu tăng vốn để bơm thêm vốn cho các ngân hàng yếu kém, qua đó đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu.

Quảng cáo

Ví dụ, MB đang có kế hoạch góp tối đa 5.000 tỷ đồng vào ngân hàng MBV trong giai đoạn cơ cấu. Các ngân hàng khác nhiều khả năng cũng sẽ có các kế hoạch tương tự và đây là một phần trong đề án tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém.

Ngoài ra, việc tăng vốn giúp củng cố hệ số an toàn vốn (CAR), trong bối cảnh các ngân hàng nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng rất cao 20-30%/năm.

Hiện HDBank dù có CAR khá cao (khoảng 14%) nhưng lại phụ thuộc vào trái phiếu vốn cấp 2, do đó, ngân hàng có thể xem xét tăng vốn cấp 1 để giảm chi phí vốn trong tương lai.

Trong khi đó, VPBank cũng có CAR khá cao (khoảng 14%) và chưa sử dụng nhiều trái phiếu vốn cấp 2 nên nhu cầu tăng vốn chưa cấp thiết. Ngược lại MBBank có CAR thấp hơn (khoảng 10%), dù chưa tận dụng vốn cấp 2 nên cũng có thể có nhu cầu tăng vốn trong tương lai. Tuy nhiên, ACBS cho rằng, yếu tố sở hữu Nhà nước tại MBBank có thể là trở ngại, do các doanh nghiệp Nhà nước thường không muốn bị pha loãng tỷ lệ sở hữu.

Tính đến hiện tại, cả ba ngân hàng vẫn chưa chạm trần room ngoại, cả theo luật định (30%) lẫn theo điều lệ (các ngân hàng chủ động khoá room dưới 30%). Do đó, ACBS cho rằng, dù được phép nâng lên 49%, chính sách này vẫn chưa phát huy tác dụng trong ngắn hạn, đặc biệt là trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang bán ròng mạnh cổ phiếu ngân hàng.

Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, giới hạn 49% sẽ giúp các ngân hàng huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là cổ đông chiến lược.

Hiện MBBank có cổ đông lớn là các tập đoàn nhà nước, đặc biệt là Viettel, đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái hoạt động kinh doanh của MBBank. VPBank có SMBC là cổ đông chiến lược nước ngoài và nắm 50% vốn của FE Credit. Trong khi đó, HDBank chưa có cổ đông chiến lược nước ngoài và đang tích cực tìm kiếm đối tác.

Trong số ba ngân hàng, HDBank được các chuyên gia ACBS đánh giá là ngân hàng có khả năng nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài nhất do nhu cầu tăng vốn cấp 1 đang gia tăng. Room ngoại theo điều lệ của HDBank chỉ còn 0,65%, trong khi room tối đa theo luật còn dư 13,15%.

Trong trường hợp HDBank tìm được cổ đông chiến lược với tỷ lệ sở hữu khoảng 15–20%, ngân hàng hoàn toàn có thể mở room và tăng vốn trong thời gian tới. ACBS cho rằng động thái này sẽ tác động tích cực đến giá cổ phiếu.

Không chỉ tác động tích cực đến nguồn vốn và giá cổ phiếu của các ngân hàng trên, Nghị định 69 còn cho phép Chính phủ thử nghiệm việc nới room ngoại trong một phạm vi hẹp, từ đó đánh giá tác động đến năng lực, quản trị và ổn định hệ thống ngân hàng. Việc giới hạn thí điểm ở ba ngân hàng trên giúp giảm thiểu rủi ro an ninh tài chính – tiền tệ nếu có biến động từ dòng vốn ngoại. Kết quả từ các ngân hàng thí điểm sẽ cung cấp dữ liệu thực tiễn về việc thu hút vốn ngoại, cải thiện quản trị và xử lý ngân hàng yếu kém, làm cơ sở để xem xét mở rộng chính sách trong tương lai./.

Theo doanhnghiepkinhtexanh.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

BIDV đứng đầu ngành Ngân hàng Việt Nam trong danh sách Fortune Southeast Asia 500

Tạp chí danh tiếng Fortune (Mỹ) vừa công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được xếp ở vị trí thứ 43, là ngân hàng có thứ hạng cao nhất

Hàng loạt ngân hàng tổ chức đại hội cổ đông trong tuần này, nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank, MB... BIDV triển khai “Nâng hạng ưu tiên – Đặc quyền đẳng cấp” dành cho khách hàng cá nhân

Hé lộ bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp quý II/2025: Nhóm ngành nào dẫn sóng?

Dù chính sách thuế quan từ Mỹ là “ẩn số” song kinh tế Việt Nam quý II/2025 vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng. Trong bức tranh biến động đó, những doanh nghiệp có lợi thế nội địa, ít phụ thuộc xuất khẩu đang lặng lẽ “vượt bão” và dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận.

Lợi nhuận sau thuế HSG đạt 567 tỷ đồng sau 8 tháng FPT trở lại mức tăng trưởng lợi nhuận 20%

SMEs và nghịch lý tín dụng: Vì sao "xương sống" kinh tế vẫn khát vốn?

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) từ lâu đã được xem là "xương sống" của nền kinh tế Việt Nam, chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp, tạo ra khoảng 70% việc làm và đóng góp gần một nửa GDP quốc gia. Tuy nhiên, nghịch lý lớn lại nằm ở chỗ: mặc dù có vai trò quan trọng như vậy, khu vực này chỉ tiếp cận được chưa tới 20% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng.

Mối liên hệ tín dụng giữa Sacombank và “hệ sinh thái” Him Lam Vì sao gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng giải ngân “ì ạch”? Thống đốc Nguyễn Thị Hồng lý giải lý do doanh nghiệp SME khó tiếp cận tín dụng

Techcombank tất toán sớm lô trái phiếu có giá trị lớn

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, mã: TCB) vừa tất toán sớm một lô trái phiếu trị giá 5.000 tỷ đồng.

Techcombank chuẩn bị phát hành ESOP với giá 10.000 đồng/cổ phiếu Techcombank tích hợp tính năng chuyển tiền qua Messenger, nâng cao trải nghiệm giao dịch liền mạch cho khách hàng

HDBank ký kết hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng với PV Power, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững

Tiếp tục dẫn dắt xu hướng tài chính xanh và hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững, ngày 11/6/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) đã ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 2.000 tỷ đồng với Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam -

HDBank công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ROE cao trên 25,7% Hội nghị Nhà đầu tư HDBank: Bứt phá kinh doanh số cho mục tiêu trên 20.000 tỷ lợi nhuận HDBank ra mắt tập đoàn tài chính, đặt mục tiêu lợi nhuận vượt 21.000 tỷ đồng

MB sắp chi gần 400 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã chứng khoán: MBB) vừa thông báo kế hoạch mua lại trước hạn lô trái phiếu MBBH2430001 (mã chứng khoán MBB124017) theo đề nghị của chính tổ chức phát hành.

App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền MB trợ lực cho doanh nghiệp nhập khẩu với ưu đãi chuyển tiền quốc tế online 0 đồng trên BIZ MBBank

MB chính thức tặng miễn phí: APP quản lý bán hàng, xuất hoá đơn điện tử chỉ cần điện thoại

Hưởng ứng Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ về tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức công bố triển khai chương trình tặng miễn phí ứng dụng mSeller – giải pháp hỗ trợ bán hàng và phát hành hóa đơn điện tử dành riêng cho hộ kinh doanh, tiểu thương và doanh nghiệp siêu nhỏ.

App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền Cổ phiếu MBB vượt đỉnh thời đại

Eximbank sắp phát hành tối đa 10.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ lần thứ nhất trong năm 2025, với tổng giá trị phát hành tối đa 10.000 tỷ đồng.

Tổng Giám đốc Eximbank: Đang làm việc với nhiều đối tác ngoại tiềm năng Eximbank bổ nhiệm cùng lúc hai Phó Tổng Giám đốc

Làn sóng thay đổi nhân sự cấp cao tại các ngân hàng nửa đầu 2025

Sau mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, nhiều ngân hàng đồng loạt công bố các quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm nhân sự cấp cao, phản ánh xu hướng tái cấu trúc đội ngũ lãnh đạo trong bối cảnh ngành ngân hàng bước vào giai đoạn chuyển đổi chiến lược.

Sacombank tiếp tục thay đổi loạt nhân sự cấp cao Thanh tra Sacombank Đà Nẵng: Sai phạm cho vay, giám sát vốn vay lỏng lẻo