Doanh nghiệp xây dựng “qua cơn bĩ cực”?

Quý II/2024, các “ông lớn” xây dựng như Coteccons, Hòa Bình, Vinaconex,... đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, bức tranh tài chính có nhiều gam màu sáng hơn nhưng cũng phản ánh rõ nét hơn những vấn đề nội tại của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp xây dựng “qua cơn bĩ cực”?

Quý II/2024, trong bối cảnh thị trường bất động sản chưa có nhiều khởi sắc như kỳ vọng, các doanh nghiệp xây dựng dẫu vẫn còn gặp những khó khăn nhưng đã có những nỗ lực xoay chuyển tình thế để bức tranh kết quả kinh doanh sáng màu hơn.

Đều có lãi…

Quý II/2024, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.160 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Bù lại, doanh thu từ hoạt động tài chính của tập đoàn này lại tăng gấp đôi lên 46,2 tỷ đồng.

Trừ chi phí, Hòa Bình ghi nhận lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt hơn 684 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2023 lỗ sau thuế 260 tỷ đồng.

Tuy nhiên, mức lợi nhuận này không đến từ lợi nhuận của hoạt động kinh doanh cốt lõi mà phần lớn là nhờ việc được hoàn nhập khoản chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi gần 293 tỷ đồng (cùng kỳ phải chi tới 412 tỷ đồng), cộng thêm khoản lợi nhuận khác gần 515 tỷ đồng, chủ yếu đến từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, vật tư và phế liệu.

Mức tăng trưởng lợi nhuận tích cực trong quý II đã giúp lợi nhuận sau thuế 6 tháng của Hòa Bình đạt gần 741 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ sau thuế 713 tỷ đồng) dù doanh thu lũy kế 6 tháng chỉ nhỉnh hơn cùng kỳ gần 350 tỷ đồng, đạt 3.811 tỷ đồng. Với kết quả này, doanh nghiệp đã thực hiện được 35,3% kế hoạch doanh thu cả năm nhưng đã vượt 71% mục tiêu lợi nhuận. Dù vậy, tính tới ngày 30/6/2024, Xây dựng Hoà Bình vẫn còn lỗ lũy kế tới 2.498 tỷ đồng, gần bằng 72% vốn điều lệ.

Trong quý II, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ của Xây dựng Hòa Bình thậm chí còn đạt mức kỷ lục 730 tỷ đồng trong quý II và 838 tỷ đồng sau nửa năm, lần lượt tăng 20,7% và 130% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu quý có lãi thứ 3 liên tiếp của Hòa Bình sau giai đoạn liên tục báo lỗ trăm tỷ mỗi quý (từ quý IV/2022 - quý III/2023).

Cùng ghi nhận quý tăng trưởng tích cực, “kỳ phùng địch thủ” của Xây dựng Hòa Bình là Công ty CP Coteccons (mã CTD) ghi nhận doanh thu quý IV niên độ 2024 (1/4/2024-30/6/2024) tăng trưởng 82% so với cùng kỳ, đạt gần 6.600 tỷ đồng và lãi gộp tăng 12% lên mức 222 tỷ đồng. Trừ chi phí, Coteccons ghi nhận lợi nhuận sau thuế ở mức 59 tỷ đồng, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Mức tăng ấn tượng của quý cuối năm trở thành yếu tố quan trọng giúp công ty đạt doanh thu năm tài chính 2024 (từ 1/7/2023 - 30/6/2024) hơn 21.000 tỷ đồng, tăng 30,8% so với năm tài chính trước đó. Việc cải thiện biên lãi gộp và giảm chi phí tài chính cũng góp phần lớn giúp lãi sau thuế của công ty tăng vọt lên 299 tỷ đồng, cao hơn 343% so với niên độ trước.

Với kết quả trên, “ông lớn” xây dựng này đã vượt kế hoạch đề ra cho năm tài chính 2024 là đạt doanh thu 20.000-20.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 288-296 tỷ đồng.

Mức tăng trưởng cao này là khác biệt giữa lúc ngành xây dựng vẫn gặp nhiều khó khăn nhất là mảng xây dựng dân dụng vẫn chưa có nhiều chuyển biến vì thị trường bất động sản dân dụng ảm đạm. Trong bối cảnh đó, doanh thu hoạt động cốt lõi của Coteccons có thể tăng trưởng được chủ yếu nhờ nguồn công việc lớn từ các dự án xây dựng công nghiệp.

Trong năm tài chính 2024, doanh nghiệp này đạt giá trị trúng thầu 22.000 tỷ đồng, phần lớn đến từ chiến lược “repeat sales” – những dự án thắng thầu được chỉ định bởi các chủ đầu tư cũ. Trong đó, có thể kể đến các dự án quy mô lớn như dự án nhà máy Lego Bình Dương (tổng mức đầu tư 1,3 tỷ USD) dự án của Suntory PepsiCo (300 triệu USD), dự án của Pandora (150 triệu USD),…

Một “ông lớn” xây dựng khác là Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã VCG) cũng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng khả quan trong quý II vừa qua. Theo đó, dù doanh thu thuần giảm 39% so với cùng kỳ còn 2.800 tỷ đồng nhưng giá vốn giảm cộng thêm các chi phí, đặc biệt là chi phí tài chính và chi phí bán hàng giảm mạnh, nên Vinaconex vẫn đạt lợi nhuận thuần 200 tỷ đồng, tăng gần 22% so với cùng kỳ. Kết quả, công ty lãi sau thuế hơn 163 tỷ đồng, tăng 25% so với quý II năm ngoái.

Quảng cáo

Lũy kế 6 tháng, Vinaconex ghi nhận 5.449 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 17% song lãi sau thuế lại tăng gấp 3,6 lần cùng kỳ lên 646 tỷ đồng, thực hiện 68% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Chiều ngược lại, Công ty CP Đầu tư xây dựng Ricons ghi nhận cả doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm. Trong đó, doanh thu sụt giảm 100 tỷ đồng so với cùng kỳ, xuống còn 2003 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm một nửa so với cùng kỳ, đạt 26,4 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần của công ty đạt 3.623 tỷ đồng và lãi sau thuế 41 tỷ đồng, lần lượt giảm 5% và 40% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, mức giảm trên chưa là gì so với Công ty CP Hưng Thịnh Incons (mã HTN). Quý II vừa qua, doanh thu của công ty sụt giảm hơn 72% so với cùng kỳ, xuống 437 tỷ đồng, lợi nhuận gộp vỏn vẹn 36 tỷ đồng cộng thêm doanh thu tài chính hơn 40 tỷ đồng cũng chỉ đủ bù đắp chi phí tài chính (74 tỷ đồng) và chi phí quản lý doanh nghiệp (2 tỷ đồng).

Kết quả nhờ thu nhập khác hơn 1 tỷ đồng mà công ty vẫn có lãi sau thuế 1,7 tỷ đồng, giảm 96,5% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, công ty đạt doanh thu xấp xỉ 901 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 12 tỷ đồng, tương ứng giảm 55% và 53,5% so với nửa đầu năm 2023.

… nhưng ngày càng cách biệt về tình hình tài chính

Tại thời điểm cuối quý II, xét về quy mô, tổng tài sản của Xây dựng Hòa Bình tăng nhẹ lên mức 15.631 tỷ đồng với 11.600 tỷ là các khoản phải thu. Danh mục tồn kho giảm còn gần 1.600 tỷ và lượng tiền mặt, tiền gửi chưa đầy 330 tỷ.

Trong khi đó, tổng tài sản của Coteccons tăng 1.500 tỷ đồng so với đầu niên độ lên mức 22.800 tỷ đồng với hơn 12.700 tỷ giá trị các khoản phải thu, hơn 3.100 tỷ giá trị hàng tồn kho, hơn 3.800 tỷ tiền mặt và tiền gửi cùng hơn 255 tỷ đầu tư chứng khoán và chứng chỉ quỹ.

Ngược lại, quy mô tài sản của Vinaconex đến cuối tháng 6/2024 giảm hơn 2.000 tỷ đồng, còn 28.644 tỷ. Trong đó, hàng tồn kho là 7.596 tỷ, tài sản xây dựng dở dang 6.740 tỷ và các khoản phải thu hơn 6.033 tỷ. Lượng tiền mặt và tiền gửi của công ty đến cuối kỳ khoảng 2.755 tỷ đồng, tăng hơn 300 tỷ sau một quý.

Ở nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn, Ricons ghi nhận tổng tài sản đến cuối quý II đạt 7.518 tỷ đồng, giảm hơn 300 tỷ so với đầu năm, trong đó, các khoản phải thu là 4.600 tỷ, hàng tồn kho 546 tỷ và gần 1.100 tỷ tiền mặt cùng tiền gửi.

Còn Hưng Thịnh Incons đang có tổng tài sản 7.224 tỷ đồng, giảm khoảng 400 tỷ so với đầu năm, trong đó, chiếm phần lớn tài sản là các khoản phải thu ngắn hạn (6.083 tỷ). Lượng tiền mặt và tiền gửi chỉ còn 79 tỷ đồng, giảm 36% so với đầu kỳ.

Cách biệt giữa trong bức tranh tình hình tài chính của các “ông lớn” ngành xây dựng càng được nới rộng hơn khi so sánh về quy mô nợ phải trả.

Theo đó, đến cuối quý tháng 6, tổng nợ phải trả của Hòa Bình giảm gần 1.100 tỷ đồng, còn 14.065 tỷ, trong đó nợ vay ngắn hạn giảm nhẹ hơn 2% so với đầu năm còn 3.906 tỷ đồng và nợ vay dài hạn giảm 20% xuống 579 tỷ. Tuy nhiên, dòng tiền kinh doanh của công ty lại chuyển âm 578 tỷ đồng, cùng kỳ vẫn dương 595 tỷ.

Tương tự, nợ phải trả của Vinaconex cũng giảm hơn 2.600 tỷ đồng so với đầu năm, còn 17.837 tỷ đồng, trong đó, nợ vay ngắn hạn giảm hơn 1.000 tỷ, xuống 5.135 tỷ và nợ dài hạn giảm gần 1.200 tỷ còn 3.785 tỷ. Dòng tiền kinh doanh duy trì ở mức dương hơn 400 tỷ.

Ricons và Hưng Thịnh Incons cùng ghi nhận nợ phải trả giảm trên dưới 400 tỷ đồng với nợ vay thay đổi không đáng kể so với đầu năm. Dòng tiền kinh doanh đều chuyển âm hơn 200 tỷ đồng từ mức dương của cùng kỳ.

Trong khi đó, nợ phải trả của Coteccons lại “phình to” hơn 1.100 tỷ đồng so với đầu năm tài chính, lên 14.248 tỷ đồng, chủ yếu do tăng chi phí phải trả ngắn hạn (tăng hơn 1.100 tỷ đồng lên gần 3.160 tỷ). Đồng thời, nợ vay ngắn hạn cũng tăng gần 2,2 lần lên 1.519 tỷ đồng, trong khi nợ vay dài hạn giảm mạnh từ 498 tỷ đồng về 21 tỷ. Dòng tiền kinh doanh của công ty vẫn duy trì ở mức dương dù chỉ hơn 24 tỷ đồng (cùng kỳ là hơn 602 tỷ).

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Lợi nhuận ròng của 1.000 doanh nghiệp niêm yết ghi nhận quý tăng thứ 6 liên tiếp

Tổng lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp niêm yết tăng 22,6% so với cùng kỳ trong quý I/2025, ghi nhận quý thứ 6 tăng liên tiếp. Trong đó, bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong quý I/2025.

Cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn là đầu tàu, trụ đỡ cho thị trường chứng khoán Vợ Chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp bất động sản đăng ký bán sạch 24% cổ phần công ty

Thế Giới Di Động muốn mua lại cổ phiếu quỹ giữa lúc thị giá lên cao nhất từ đầu năm

Thế Giới Di Động thông báo sẽ mua lại hơn 324.000 cổ phiếu quỹ bằng nguồn vốn tự có của công ty, dự kiến thực hiện trong tháng 5 hoặc tháng 6/2025. Sau khi hoàn tất, MWG sẽ nắm giữ tổng cộng hơn 1 triệu cổ phiếu quỹ.

Doanh số chuỗi điện thoại, điện máy của MWG tăng 32% dù giảm hơn 200 cửa hàng Pyn Elite Fund gia tăng mạnh tỷ trọng MWG, đưa cổ phiếu VIX vào top 10 danh mục

Vinasun dốc cả nghìn tỷ mua 1.200 xe Hybrid, hứa ra mắt dòng xe chưa có đối thủ nào có: Liệu có cứu được thị phần đã mất?

Phó Tổng Giám đốc Trần Anh Minh thừa nhận Vinasun đang ở trong thế có nhiều sức ép, khi "Xanh SM 2 năm qua đã tăng vốn lên 18.000 tỷ đồng, Grab cũng đã huy động đến 12 tỷ USD… vốn chủ sở hữu của Vinasun chỉ hơn 1.100 tỷ đồng".

Ông Đặng Phước Thành xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch Vinasun sau 23 năm, con trai ngồi vào ghế Tổng giám đốc SK Group đăng ký bán hơn 50 triệu cổ phiếu VIC, cổ đông Singapore thoát hết vốn tại Vinasun

Trái phiếu bất động sản trở lại “đường đua”

Sau 3 tháng đầu năm “vắng bóng” trên “đường đua” phát hành, sang tháng 4 và nửa đầu tháng 5 thị trường đã xuất hiện những lô trái phiếu nghìn tỷ do các doanh nghiệp bất động sản phát hành, dẫn đầu là Vingroup.

Doanh nghiệp BĐS phải đáo hạn 3.500 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 5 Doanh nghiệp bất động sản hút thành công 12.000 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 4

VinSpeed của ông Phạm Nhật Vượng đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có vốn đầu tư khoảng 1.562 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 61,35 tỷ USD), không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ di dời, tái định cư để giải phóng mặt bằng. Trong đó, VinSpeed chịu trách nhiệm thu xếp 20% tổng vốn đầu

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc hơn 14.000 tỷ đồng Đề xuất "vượt quy hoạch", dự án cao tốc nghìn tỷ này sẽ "mở toang" cửa ngõ vào Hà Nội

HSG: Lợi nhuận sau thuế 7 tháng niên độ tài chính 2024-2025 ước đạt 460 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch đề ra

Mặc dù tạm gián đoạn hoạt động xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong thời gian 6 tháng kể từ tháng 9/2024, Tập đoàn Hoa Sen (mã HGS) vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với lợi nhuận sau thuế 7 tháng ước đạt 460 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch.

ĐHĐCĐ HSG: HSG đặt mục tiêu lãi ròng 500 tỷ đồng, lên kế hoạch niêm yết Hoa Sen Home HSG đạt 371 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế sau 6 tháng NĐTC 2024 - 2025, hoàn thành 74% kế hoạch

Bay khắp thế giới, làm mới chất hè với ưu đãi vé hấp dẫn cùng Vietjet

Khởi động mùa hè 2025, Vietjet dành tặng hành khách hàng triệu vé bay chỉ từ 0 đồng (*) trên tất cả các đường bay nội địa và quốc tế cùng với rất nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn xuyên suốt mùa hè.

Quý I/2025, Vietjet đạt lợi nhuận hợp nhất tăng 24% so với cùng kỳ Vietjet ra mắt hãng hàng không Vietjet Qazaqstan Cuộc đua tăng vốn của các “ông lớn” hàng không ACV, Vietnam Airlines, Vietjet