Xây dựng Hòa Bình: Từ nhà thầu đầu tiên lên sàn chứng khoán, đến bị huỷ niêm yết phải giao dịch trên UpCOM

Xây dựng Hòa Bình là nhà thầu tổng hợp đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên HoSE. Tuy nhiên, năm 2024 lại đánh một dấu mốc buồn với doanh nghiệp này khi bị hủy niêm yết bắt buộc.

hbc2.jpg
(Ảnh minh hoạ)

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) vừa thông báo về việc huỷ niêm yết bắt buộc với cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) sau khi nhận được báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán riêng lẻ và hợp nhất năm 2023 của công ty.

Theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/12/2023 của Xây dựng Hòa Bình âm 3.240 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp của công ty là 2.741 tỷ đồng. Như vậy, theo quy định, cổ phiếu HBC rơi vào trường hợp huỷ niêm yết bắt buộc và HoSE cho biết sẽ thực hiện huỷ niêm yết với cổ phiếu này.

Sau khi bị huỷ niêm yết trên HoSE, HBC cho biết sẽ tiến hành chuyển gần 347,2 triệu cổ phiếu sang giao dịch tại UpCOM thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Việc chuyển sàn giao dịch dự kiến hoàn tất trong tháng 8/2024.

Trong thông báo mới nhất, HBC cho biết, cam kết sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định, đảm bảo tính minh bạch và bảo vệ quyền lợi của cổ đông, nhà đầu tư. "Chúng tôi nhận thức rõ tầm quan trọng của việc duy trì kênh thông tin liên tục và đáng tin cậy với cộng đồng đầu tư, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi này", thông báo của HBC nêu.

Theo thông báo của HBC, trong 6 tháng đầu năm 2024, Hòa Bình đã nỗ lực khắc phục và ghi nhận sự cải thiện của nhiều chỉ số tài chính: doanh thu đạt 3.810,82 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ 2023 và lợi nhuận sau thuế đạt 740,91 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với khoản lỗ 713,21 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai việc tăng vốn chủ sở hữu theo kế hoạch đã báo cáo trong Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024”, thông báo nêu.

Quảng cáo

Cũng theo HBC, HBC đã hoàn thành việc hoán đổi 730,8 tỷ đồng nợ thành 73,08 triệu cổ phiếu cho 99 nhà cung cấp, nhà thầu phụ vào ngày 29/06/2024, giúp tăng vốn điều lệ lên 3.472 tỷ đồng, tương đương mức tăng 21,05%. Bên cạnh đó, công ty đang tích cực tái cấu trúc toàn diện bao gồm: tối ưu hóa bộ máy quản lý, tinh gọn nhân sự, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh…

Trao đổi với báo chí, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT HBC cho biết, biến động 15% trên UPCoM sẽ trao thêm quyền cho cổ đông khi họ có thể giao dịch với biên độ lớn hơn. Bên cạnh đó, việc Hòa Bình cam kết thực hiện nghĩa vụ không khác so với trước, ông Hải khẳng định giá cổ phiếu sẽ không bị ảnh hưởng.

“Sau giai đoạn có nhiều biến cố, Hòa Bình đang dần cải thiện các chỉ số về tài chính và kỳ vọng trong hai năm tới cổ phiếu HBC sẽ tăng trưởng tốt và quyết tâm sớm niêm yết trở lại trên sàn HoSE", ông Hải nói.

hbc.png
Lợi nhuận sau thuế của HBC đã cải thiện rất nhiều so với khoản lỗ cùng kỳ năm 2023

HBC là nhà thầu xây dựng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên HoSE, vào cuối năm 2006, với vốn điều lệ khoảng 54 tỷ đồng.

Quyết định đưa Xây dựng Hòa Bình lên sàn chứng khoán của ông Hải được cho là bước đi đúng đắn giúp nâng cao nguồn lực tài chính, mở rộng phát triển. Tuy nhiên, giá cổ phiếu cũng gặp nhiều khó khăn. Năm 2011, HBC giảm từ 31.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 18.700 đồng. Ông Hải phải viết tâm thư gửi cán bộ công nhân viên dùng tiền nhàn rỗi để mua cổ phiếu HBC, hạn chế để HBC bị bên ngoài thâu tóm.

Sau những khó khăn, Xây dựng Hòa Bình dần ổn định đà tăng trưởng, với lợi nhuận sau thuế năm 2016 tăng vọt lên 567 tỷ đồng so với mức 83 tỷ đồng năm trước đó. Sang năm 2017, con số này lên mức kỷ lục là 859 tỷ đồng, doanh thu thuần 16.034 tỷ đồng.

Tới thời điểm tháng 11/2021, sau rất nhiều năm bị tụt lại so với đối thủ Coteccons, Xây dựng Hòa Bình đã trở thành nhà thầu lớn nhất Việt Nam với giá trị vốn hóa khi đó là hơn 5.700 tỷ đồng. Trước đó, Hòa Bình đã vượt qua Coteccons về cả doanh thu và lợi nhuận.

Lợi nhuận sau thuế bắt đầu đà đi xuống từ sau năm 2017, nhưng cho tới 2 năm gần nhất, khoản lỗ đã lên đến hàng nghìn tỷ đồng, lần lượt lỗ 2.570 tỷ đồng và 1.115 tỷ đồng trong 2 năm 2022 và 2023.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Khám phá thiết kế và công năng đột phá của Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc

Với vai trò then chốt trong chiến lược phát triển hạ tầng giao thông và du lịch, đặc biệt chuẩn bị cho APEC 2027, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ được nâng cấp toàn diện, hướng đến trở thành một trong những sân bay hiện đại, thông minh bậc nhất thế giới.

Sun Group khởi công dự án trị giá 13.000 tỷ đồng tại Phú Quốc Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương nâng cấp sân bay Phú Quốc và cam kết của Sun Group

Lợi nhuận ròng của 1.000 doanh nghiệp niêm yết ghi nhận quý tăng thứ 6 liên tiếp

Tổng lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp niêm yết tăng 22,6% so với cùng kỳ trong quý I/2025, ghi nhận quý thứ 6 tăng liên tiếp. Trong đó, bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong quý I/2025.

Cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn là đầu tàu, trụ đỡ cho thị trường chứng khoán Vợ Chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp bất động sản đăng ký bán sạch 24% cổ phần công ty

Thế Giới Di Động muốn mua lại cổ phiếu quỹ giữa lúc thị giá lên cao nhất từ đầu năm

Thế Giới Di Động thông báo sẽ mua lại hơn 324.000 cổ phiếu quỹ bằng nguồn vốn tự có của công ty, dự kiến thực hiện trong tháng 5 hoặc tháng 6/2025. Sau khi hoàn tất, MWG sẽ nắm giữ tổng cộng hơn 1 triệu cổ phiếu quỹ.

Doanh số chuỗi điện thoại, điện máy của MWG tăng 32% dù giảm hơn 200 cửa hàng Pyn Elite Fund gia tăng mạnh tỷ trọng MWG, đưa cổ phiếu VIX vào top 10 danh mục