Doanh nghiệp vận tải – cảng biển trước thách thức giảm cầu

Thị trường nội địa, sản lượng hàng hóa thông qua cảng đã giảm dần trong những tháng gần đây.

Sản lượng vận tải biển giảm, trong khi giá cước vận tải cũng chịu áp lực giảm đang đặt ra thách thức lớn với hoạt động khai thác cũng như doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp vận tải – cảng biển trong những tháng cuối năm.

Thị trường nội địa, sản lượng hàng hóa thông qua cảng đã giảm dần trong những tháng gần đây. Theo thống kê gần nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, tổng sản lượng container thông qua cảng tăng khoảng 17,5% so với cùng kỳ trong tháng 8 và chỉ tăng khoảng 2% trong 8 tháng năm 2022.

Như vậy, dù tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ đã phục hồi kể từ tháng 8 do mức nền so sánh thấp của năm ngoái, nhưng sản lượng vận tải hàng tháng đang giảm dần.

Số liệu thống kê mới nhất của Công ty Chứng khoán SSI cũng chỉ ra rằng, sản lượng xuất khẩu sang thị trường quốc tế như Mỹ và châu Âu tiếp tục giảm trong tháng 9 tại các cảng lớn như Cái Mép và Lạch Huyện.

Trong khi đó, trên thị trường quốc tế, nhiều chuyên gia nhận định, mùa cao điểm vận tải biển thường thấy hàng năm có khả năng sẽ không xảy ra trong năm nay do hàng tồn kho của nhà bán lẻ ở mức cao và nhu cầu tiêu dùng suy yếu.

Bên cạnh thách thức giảm cầu, hoạt động khai thác của các doanh nghiệp vận tải – cảng biển còn đối mặt với dự báo giảm cước vận tải những tháng cuối năm.

Chuyên viên Phạm Quang Minh, Công ty Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC) ước tính, từ nay đến quý I/2023, giá cước vận tải quốc tế tiếp tục giảm 10-12% do hoạt động xuất nhập khẩu vẫn chậm lại từ mức nền hàng tồn kho cao trong năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, cùng với đó lạm phát tăng cao.

Giá cước nội địa cũng chịu áp lực giảm, với biên độ dao động khoảng 5% do nguồn cung các phương tiện vận tải biển hồi phục chậm.

Theo BSC, nguồn cung tàu nội địa bị sụt giảm mạnh vào quý 3 – 4/2021. Do các hợp đồng cho thuê định hạn thường kéo dài 1-2 năm, nên phải đến hết quý 1/2023, các tàu cho thuê quốc tế mới quay trở lại thị trường nội địa, giúp tăng nguồn cung. Trong khi thị trường nội địa gần như không có nguồn cung từ tàu mới.

Quảng cáo

Năm 2022, thị trường vận tải biển không ghi nhận kế hoạch mua thêm tàu mới, hoặc đẩy tàu ngược về chạy nội địa. Nếu có, Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOS) sẽ mở rộng công suất đội tàu thông qua việc thuê thêm 2 tàu mới là Đại An và Đại Phú cho thời hạn 3 năm tới và thuê thêm một số tàu chở hàng khô khác theo hình thức tổng số chuyến xác định.

Về phía Công ty Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) tái ký được các hợp đồng cho thuê định hạn với giá cước cao. Trong trường hợp HAH khai thác các tàu mới, sẽ chuyển sang các tuyến dịch vụ Nội Á có giá cước cao, sản lượng tốt hơn.

Dưới góc nhìn của chuyên viên Nguyễn Quỳnh Hoa, Công ty Chứng khoán Ngân hàng MB (MBS), dù hoạt động giao thương qua container có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn khi nhu cầu đối với hàng hóa chậm lại trong bối cảnh lạm phát cao đi kèm với nỗi lo suy thoái, triển vọng đối với ngành vận tải – cảng biển được dự báo khả quan trong dài hạn.

Dự báo này dựa trên nguồn cung container tăng mạnh trong năm 2023 - 2024, giãn cách xã hội được nới lỏng và cải thiện trong xung đột địa chính trị trên thế giới.

Hoạt động xuất nhập khẩu có thể tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới nhờ việc triển khai các Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam được thực thi một cách đầy đủ cùng với những cam kết về tạo thuận lợi giảm thiểu các rào cản.

Cùng với đó, làn sóng chuyển dịch đầu tư để tái cơ cấu chuỗi cung ứng của các tập đoàn nước ngoài đang diễn ra mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi sau đại dịch.

Hiện Công ty Gemadept (GMD) tiếp tục đầu tư mở rộng hạ tầng cơ sở. Theo đó, cảng Gemalink giai đoạn 2 đang trong quá trình thực hiện các thủ tục, thu xếp vốn để triển khai xây dựng trong năm 2022. Dự án có công suất gia tăng 1,5 triệu TEU, dự kiến đưa vào khai thác từ năm 2024.

Đối với dự án cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2, hơn 50% tổng khối lượng thi công toàn dự án đã được hoàn thành trong khi bến bãi của Cảng cũng đang được gấp rút thi công. Dự án này có năng suất dao động 600 nghìn – 1,2 triệu TEU, cao hơn so với dự kiến ban đầu.

Đối với Công ty Tập đoàn Container Việt Nam (VSC), chuyên viên phân tích Nguyễn Ngọc Anh, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đánh giá, lợi thế về vị trí địa lý và việc sở hữu hệ thống kho bãi, logistics tích hợp cũng giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh của cảng biển VSC với các cảng khác cùng khu vực.

Đáng chú ý, việc VSC mua lại một trong những cảng cạn lớn nhất miền Bắc là ICD Quảng Bình – Đình Vũ đầu năm qua giúp doanh nghiệp này gia tăng hiệu suất khai thác hệ thống các bãi container hiện có.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần (14/10), sắc xanh gần như lan tỏa đến các lớp cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu ngành vận tải - cảng biển. Thị giá HAH của Công ty Vận tải và Xếp dỡ Hải An là 42.450 đồng; VOS của Công ty Vận tải biển Việt Nam là 11.550 đồng; VSC của Công ty Tập đoàn Container Việt Nam là 35.350 đồng; GMD của Công ty Gemadept là 47.470 đồng/đơn vị.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hủy niêm yết bắt buộc với cổ phiếu HBC của Xây dựng Hoà Bình

Tổng số lỗ luỹ kế 3.240 tỷ đồng vượt quá số vốn điều lệ thực góp (2.741 tỷ đồng) là nguyên nhân HoSE ra quyết định hủy niêm yết đối với cổ phiếu HBC của Xây dựng Hoà Bình.

Lộ diện 99 nhà đầu tư mua 73 triệu cổ phiếu hoán đổi nợ từ Xây dựng Hoà Bình (HBC) với giá cao hơn thị giá 85 cổ phiếu bị cắt margin trên HoSE: VTP, HVN, HBC, HAG, FRT đều có mặt

Ông Đào Ngọc Thanh từ nhiệm, Vinaconex có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới

Ông Đào Ngọc Thanh xin từ nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) của Vinaconex vì lý do sức khỏe. Kế nhiệm vị trí của ông Đào Ngọc Thanh là ông Nguyễn Hữu Tới, Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Vinaconex.

Vinaconex lên kế hoạch huy động của cổ đông gần 1.200 tỷ đồng để trả nợ ĐHĐCĐ Vinaconex: Mục tiêu phá đỉnh doanh thu, ước lãi 400 tỷ đồng trong quý I/2024

Quý II, lợi nhuận của Viglacera giảm gần 73%

Quý II/2024, lợi nhuận sau thuế của Tổng Công ty Viglacera giảm gần 73% so với cùng kỳ chủ yếu do doanh thu của mảng cho thuê hạ tầng khu công nghiệp cùng doanh thu của nhóm kính, gạch, ngói giảm mạnh.

ĐHĐCĐ Viglacera: Sẽ hoàn thành gần 2.200 căn nhà ở xã hội trong năm 2024 và chuẩn bị đầu tư một loạt dự án Giảm gánh nặng giá vốn và chi phí, Viglacera báo lãi sau thuế tăng gần 57% trong quý I/2024

Thaiholdings báo lãi tăng gấp đôi sau khi thoái bớt vốn tại Thaigroup

Trong quý II/2024, dù doanh thu thuần giảm 36% khiến lợi nhuận gộp giảm mạnh nhưng Thaiholdings vẫn báo lãi sau thuế gấp đôi cùng kỳ, đạt gần 35 tỷ đồng. Kết quả này phần lớn nhờ khoản lãi từ bán các khoản đầu tư.

Thaiholdings thay thế Tổng giám đốc và Kế toán trưởng trong ngày cuối năm Thaigroup có Tổng giám đốc mới, từng làm việc tại T&T, Vingroup

Sabeco báo lãi 6 tháng hơn 2.300 tỷ đồng

Việc tiết giảm các chi phí giúp lãi sau thuế 6 tháng đầu năm 2024 của Sabeco vẫn tăng nhẹ so với cùng kỳ, dù thu nhập từ lãi tiền gửi và phần lợi nhuận từ các công ty liên doanh, liên kết giảm mạnh.

Tổng giám đốc Sabeco: Kết quả kinh doanh quý I/2024 vượt kỳ vọng, kế hoạch 2024 dù cao vẫn sẽ đạt được Quá sớm để khẳng định hoạt động kinh doanh của Sabeco đã qua đáy?

Công ty mẹ của Google đạt doanh thu vượt kỳ vọng

Công ty mẹ của Google, Alphabet ngày 23/7 đã báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2024 vượt kỳ vọng của các nhà phân tích với thu nhập 1,89 USD trên mỗi cổ phiếu, bằng với kết quả quý đầu tiên.

Google cập nhật chế độ Ẩn danh trên Chrome, nhắc nhở bạn không thể ẩn danh trước Google và những trang web khác Chiến lược bán lẻ của Apple đã đánh bại Microsoft và Google như thế nào?

Doanh thu thuần sụt giảm mạnh, Nam Long thoát lỗ nhờ bán một phần dự án Paragon Đại Phước

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Đầu tư Nam Long ghi nhận doanh thu đạt 457 tỷ đồng và lãi sau thuế 95 tỷ đồng đều giảm gần 62% so với cùng kỳ và mới lần lượt hoàn thành 6,9% và 18,8% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm.

Cổ đông lớn của Đầu tư Nam Long muốn bán ra 4 triệu cổ phiếu NLG Nam Long (NLG) hoàn tất chuyển nhượng 25% vốn dự án Đại Phước cho đối tác Nhật