Gần một nửa thành viên EU tăng nhập khẩu hàng hóa Nga trong tháng 6

13 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu đã tăng nhập khẩu hàng hóa của Nga trong tháng 6, trong khi 14 nước khác giảm nhập khẩu từ Nga.

Theo đài Sputnik, 13 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu đã tăng nhập khẩu hàng hóa của Nga trong tháng 6, trong khi 14 thành viên khác giảm nhập khẩu từ Nga.

Dữ liệu thống kê được Sputnik phân tích cho thấy, Slovenia tăng gần gấp đôi nhập khẩu từ Nga trong tháng 6 so với tháng 5, trong khi Tây Ban Nha, Thụy Điển, Bỉ và Ba Lan tăng nhập khẩu của Nga lần lượt là 69%, 48%, 25% và 19%.

Về giá trị tiền tệ, Đức dẫn đầu với 3,5 tỷ euro (3,4 tỷ USD) nhập khẩu của Nga, tiếp theo là Italy với 2,6 tỷ euro, Hà Lan với 1,7 tỷ euro, Bỉ với 1,3 tỷ euro và Pháp với 1,2 tỷ euro.

Quảng cáo

Các nước EU đã giảm nhập khẩu của Nga bao gồm Síp (Cyprus) với mức giảm 92%, Áo với 40%, Luxembourg với 37%, Phần Lan với 27%, Bồ Đào Nha và Cộng hòa Séc với 23%.

hang-hoa-nga-6814.png

Biểu đồ các nước nhập khẩu hàng hóa Nga lớn nhất và ít nhất trong tháng 6/2022. Nguồn: Sputnik

Đầu tuần này, Giám đốc chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell nói rằng sự thịnh vượng của Liên minh châu Âu trước đây dựa trên năng lượng giá rẻ từ thị trường Nga và Trung Quốc, vốn mang lại cho khối này cơ hội chuyển giao công nghệ, đầu tư và hàng hóa giá rẻ, nhưng bây giờ EU cần phải xem xét đến các nguồn năng lượng bên trong Châu Âu và cơ cấu lại nền kinh tế của mình.

Cuộc xung đột ở Ukraine từ tháng 2/2022 đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng diễn ra ở châu Âu trong năm qua. Sự gián đoạn trong hoạt động hậu cần và tài chính do khủng hoảng và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã làm suy yếu chuỗi cung ứng và dẫn đến giá năng lượng trên toàn thế giới tăng vọt.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc