CEO GELEX Nguyễn Văn Tuấn: Đầu tư vào Eximbank không phải phát triển hệ sinh thái, không có nhu cầu tham gia ban điều hành

"GELEX đầu tư vào Ngân hàng Eximbank là chiến lược dài hạn. Tập đoàn đầu tư vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng không phải để phát triển hệ sinh thái, mà là một khoản đầu tư mang lại hiệu quả và lợi nhuận dài hạn", ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Giám đốc GELEX khẳng định.

CEO GELEX Nguyễn Văn Tuấn: Đầu tư vào Eximbank không phải phát triển hệ sinh thái, không có nhu cầu tham gia ban điều hành
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Giám đốc GELEX (thứ hai từ phải sang) trả lời cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 diễn ra sáng 27/3

Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn GELEX (mã GEX) cho biết tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 diễn ra sáng 27/3.

Mục tiêu lợi nhuận hơn 3.000 tỷ đồng, quý I đạt khoảng 600 tỷ đồng

Tại đại hội, báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, lãnh đạo GELEX cho biết, trong bối cảnh kinh tế khởi sắc, các đơn vị thành viên của GELEX đã tận dụng cơ hội, thích ứng linh hoạt để tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo đó, các đơn vị thành viên như CADIVI, EMIC, khối bất động sản của Viglacera đã đạt được kết quả kinh doanh tích cực, đóng góp lớn vào tổng doanh thu thuần 33.752 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.613 tỷ đồng của năm 2024, lần lượt vượt 4,5% và 88,1% so với kế hoạch đặt ra, đồng thời, tăng tương ứng 12,5% và 158,6% so với năm 2023. Đây cũng là mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất mà GELEX đạt được kể từ ngày thành lập.

Sang năm 2025, ban lãnh đạo GELEX đánh giá kinh tế trong nước tiếp tục tăng trưởng tích cực với mục tiêu tăng trưởng GDP 8% song rủi ro lạm phát, biến động tỷ giá, bất ổn kinh tế toàn cầu, căng thẳng địa chính trị và nguy cơ leo thang chiến tranh thương mại vẫn hiện hữu.

Trong bối cảnh đó, công ty đã xây dựng và trình ĐHĐCĐ kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 37.600 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2024. Nếu đạt được đây sẽ là mức doanh thu kỷ lục của tập đoàn này sau hơn 3 thập kỷ phát triển.

Trong khi đó, mục tiêu lợi nhuận hợp nhất trước thuế giảm 15% so với năm 2024, đạt 3.041 tỷ đồng. Theo lý giải của Ban lãnh đạo GELEX, mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm nay giảm là do không còn khoản lợi nhuận bất thường từ thoái vốn các dự án năng lượng tái tạo khoảng gần 1.000 tỷ đồng như năm 2024. Tuy nhiên, nếu xét trên các hoạt động kinh doanh cốt lõi thì mức lợi nhuận này vẫn tăng trưởng 2 chữ số.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Trọng Hiền, Chủ tịch HĐQT GELEX, ước tính sơ bộ trong quý I/2025, doanh thu của GELEX tăng trưởng khoảng 16%, tương đương với trên 7.600 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế khoảng 600 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ.

Để đạt được các chỉ tiêu kinh doanh đặt ra cho năm 2025, ban lãnh đạo GELEX cho biết, năm nay công ty sẽ duy trì tăng trưởng ổn định của các hoạt động kinh doanh cốt lõi, tìm kiếm cơ hội đầu tư lĩnh vực mới giàu tiềm năng, đồng thời tiếp tục triển khai các kế hoạch củng cố sức mạnh nội lực, nâng cao năng lực quản trị rủi ro trên toàn hệ thống và xây dựng chiến lược chuyển đổi số toàn diện.

Đối với mảng thiết bị điện, vật liệu xây dựng, bên cạnh tiếp tục mở rộng thị trường trong nước, các đơn vị thành viên của GELEX cũng sẽ đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài, nghiên cứu các sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện môi trường.

Với mảng năng lượng, tiếp tục nghiên cứu và thực hiện đầu tư chọn lọc các dự án năng lượng tái tạo tiềm năng trong danh mục đang nghiên cứu phát triển.

Mảng nước sạch, GELEX đặt mục tiêu hoàn thành đúng tiến độ giai đoạn 2 nhà máy nước sạch Sông Đà và nghiên cứu đầu tư các dự án cung cấp nước sạch tại các địa phương, cung cấp nước sạch tại các khu công nghiệp.

Với mảng hạ tầng khu công nghiệp, để tiếp tục đón làn sóng FDI đổ bộ mạnh vào Việt Nam, GELEX và các công ty thành viên đang tích cực phát triển quỹ đất tại nhiều địa phương, xây dựng các khu công nghiệp thông minh, thành phố công nghiệp tích hợp đô thị sinh thái hướng đến phát triển bền vững, đón đầu xu thế FDI chất lượng cao. Tiếp tục tập trung phát triển các dự án nhà ở xã hội và phát triển quỹ đất cho các dự án bất động sản thương mại.

Trong năm nay, GELEX dự kiến đưa dự án tổ hợp bất động sản tại số 10 Trần Nguyên Hãn và giai đoạn 2 nước Sông Đà đi vào hoạt động; nắm bắt các cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực mới nhiều tiềm năng.

Ngoài ra, tập đoàn này dự kiến tiếp tục quản trị hiệu quả các khoản đầu tư đang nắm giữ; nghiên cứu, chọn lọc, đánh giá và hiện thực hóa các cơ hội đầu tư vốn, M&A tiềm năng, xây dựng chiến lược quản trị phù hợp sau M&A.

Toàn cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2025 sáng 27/3
Quảng cáo

Đầu tư vào Eximbank không phải mở rộng hệ sinh thái

Tại đại hội, ban lãnh đạo GELEX cũng làm rõ băn khoăn của cổ đông về việc đầu tư vào các lĩnh vực mới, trong đó đáng chú ý là việc đầu tư nắm giữ 10% cổ phần của ngân hàng Eximbank và nâng sở hữu tại Công ty CP Đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn lên 65%.

Về khoản đầu tư vào Eximbank, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Giám đốc GELEX cho biết, GELEX đầu tư vào ngân hàng Eximbank là chiến lược dài hạn. Tập đoàn đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngân hàng không phải để phát triển hệ sinh thái, mà đây là một khoản đầu tư mang lại hiệu quả và lợi nhuận dài hạn trong tương lai.

“GELEX có quan điểm rõ ràng là đầu tư. Chúng tôi đang thuê các đơn vị tư vấn để chuyển đổi ngân hàng gồm cả chiến lược, con người. GELEX chắc chắn không tham gia vào việc điều hành ngân hàng. Tập đoàn cũng không có nhu cầu tham gia vào ban điều hành”, Tổng Giám đốc GELEX khẳng định.

Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng nếu HĐQT của Eximbank cần GELEX tham gia vào ban điều hành của ngân hàng để phù hợp với chiến lược của ngân hàng và đảm bảo quyền lợi của cổ đông thì GELEX sẽ tham gia.

Về việc kế hoạch phát triển Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn sau khi nâng sở hữu lên 65%, lãnh đạo GELEX cho biết, hiện dự án tổ hợp dầu khí này đã được cấp chứng nhận đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư, đang trong quá trình triển khai điều chỉnh quy hoạch, lập các quy hoạch phân khu liên quan và đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Dự kiến năm 2026, sẽ khởi công dự án.

Về kế hoạch tăng sở hữu tại Viglacera và Thiết bị điện Đông Anh, ông Nguyễn Văn Tuấn cho hay GELEX tham gia vào Viglacera từ năm 2019 với mức giá trung bình 23.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi tham gia, giá cổ phiếu và lợi nhuận của Viglacera đã tăng gấp đôi. Nếu là cổ đông thì giá này không phù hợp khi giá trên sàn hiện 5x nên GELEX không gia tăng thêm sở hữu.

GELEX sẽ tiếp tục tìm đối tác tốt có năng lực về quản trị và tài chính để tham gia mua cổ phần tại Viglacera. Nếu không có ai mua thì GELEX vẫn phải làm tiếp.

“Sau khi tham gia vào Viglacera, GELEX đã thực hiện việc tái cấu trúc. Chiến lược của GELEX là tham gia vào để tìm cách phát triển doanh nghiệp, chứ không phải đưa người vào để đại diện hay điều hành”, ông Tuấn nói.

Tương tự, với Thiết bị điện Đông Anh, ông Tuấn thông tin tập đoàn không có nhu cầu tăng thêm sở hữu vì định giá quá cao, không phù hợp với chiến lược của tập đoàn.

Duy trì chia cổ tức tỷ lệ 10%

Nói về lý do thay đổi kế hoạch cổ tức năm 2024 từ 15% tiền mặt thành 5% tiền mặt, 5% cổ phiếu, ông Nguyễn Văn Tuấn cho hay, năm 2023 và 2024 có rất nhiều biến động, GELEX phải có lượng tiền đủ để dự phòng cho các tình huống xấu xảy ra khi có biến động trên thị trường tài chính, do đó tập đoàn đã điều chỉnh kế hoạch.

Theo ông Tuấn từ năm 2024 trở đi, mức cổ tức tối thiểu sẽ là 10% trong đó duy trì mức 5% bằng tiền, 5% cổ phiếu. Chiến lược 5 năm tới của GELEX là duy trì cổ tức tối thiểu 10%, có thể sẽ hơn, tuỳ thuộc và kết quả kinh doanh.

"Chúng tôi đã hoạch định lại chiến lược. Trước đây chúng tôi tập trung vào M&A để mở rộng song từ năm 2024 trở đi tập đoàn sẽ tập trung vào nâng cao hiệu quả, có kỷ luật rõ ràng, không tăng trưởng bằng cách mở rộng mà tập trung vào chiều sâu vào các doanh nghiệp tiềm năng", ông Tuấn chia sẻ.

Việc này cũng nhằm mục tiêu là không kéo EPS của tập đoàn xuống nữa bởi những năm qua, hoạt động M&A chịu chi phí rất cao. Cho nên, các năm tiếp theo sẽ tập trung đẩy EPS lên thì giá cổ phiếu mới tăng được.

Chiến lược là tập trung tăng giá trị tập đoàn, trong đó lợi nhuận về công ty mẹ tăng thì giá trị cổ phiếu sẽ tăng. Tập đoàn phải có kỷ luật đầu tư rõ ràng, khi tham gia bất kỳ lĩnh vực đầu tư nào phải có mức tối thiểu bao nhiêu % lợi nhuận, như lĩnh vực hạ tầng phải trên 12% lợi nhuận mới đầu tư.

Cũng tại đại hội, cổ đông của GELEX đã thông qua bầu bà Nguyễn Thị Minh Giang tham gia HĐQT của GELEX nhiệm kỳ 2021-2026, thay ông Nguyễn Văn Tuấn đã có đơn từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT vào đầu tháng 3 để tập trung vào vai trò Tổng Giám đốc.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vietjet ra mắt hãng hàng không Vietjet Qazaqstan

Vietjet và Qazaq Air công bố hợp tác chiến lược, chuẩn bị cho ra mắt hãng hàng không “Vietjet Qazaqstan” tại Diễn đàn Doanh nghiệp Kazakhstan – Việt Nam. Sự kiện diễn ra trang trọng với sự tham dự của Tổng Bí thư Tô Lâm trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà

Vietjet ưu đãi ngày đôi 5/5 giảm 55% giá vé, tặng evoucher 100.000 đồng Quý I/2025, Vietjet đạt lợi nhuận hợp nhất tăng 24% so với cùng kỳ

Gần 1,8 triệu tỷ đồng vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm

Trong hơn 1,79 tỷ đồng tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2025 có hơn 490 nghìn tỷ đồng vốn từ doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và hơn 1,3 triệu tỷ đồng từ vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động.

Doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10 tăng cả lượng và chất Bình quân một tháng có hơn 24.900 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động

Hòa Phát sắp phát hành gần 1,28 tỷ cổ phiếu trả cổ tức, 35% chia cho gia đình tỷ phú Trần Đình Long

Với tổng tỷ lệ sở hữu tại Hoà Phát khoảng 35% vốn điều lệ, nhóm cổ đông liên quan đến Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long dự kiến sẽ nhận về gần 448 triệu cổ phiếu trong đợt phát hành sắp tới.

Vẫn còn nhiều dự định với "át chủ bài" thép, Hòa Phát có mở rộng mảng bất động sản và nông nghiệp? Hòa Phát nợ vay gần 90.000 tỷ, tiền mặt xuống thấp nhất 4 năm

Doanh nghiệp Việt hé lộ kế hoạch giành suất trong “siêu dự án” đường sắt trăm tỷ USD

Sau mùa đại hội đồng cổ đông, kế hoạch tiếp cận “siêu dự án” đường sắt trăm tỷ USD của doanh nghiệp đang dần lộ rõ. Trong khi Hòa Phát muốn sản xuất thép cho tất cả dự án trọng điểm của ngành đường sắt thì Lizen, Fecon, Đèo Cả,... khẳng định có thể đáp ứng đa số các cơ cấu thi công.

Hà Nội xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị dài 413km, tổng vốn lên đến 37 tỷ USD: Tập đoàn đa quốc gia lớn ngỏ ý tham gia, đồng thời có thể hỗ trợ Việt Nam nhiều hơn nữa Tổ chức đấu giá quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt cao tốc Bắc - Nam 68 tỷ USD để phát triển đô thị

Quý I/2025, Vietjet đạt lợi nhuận hợp nhất tăng 24% so với cùng kỳ

Với định hướng mở rộng mạng bay quốc tế và nâng cao hiệu quả hoạt động, quý I/2025, Công ty CP Hàng không Vietjet (mã VJC) đạt lợi nhuận hợp nhất tăng 24% so với cùng kỳ, tiếp tục vai trò tiên phong trong kết nối hàng không và thúc đẩy hội nhập quốc tế.

Vietjet và AV AirFinance ký kết hợp tác 300 triệu USD phát triển đội bay, tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên tới 64 tỉ USD Vietjet ưu đãi ngày đôi 5/5 giảm 55% giá vé, tặng evoucher 100.000 đồng

VietinBank – Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trải qua 37 năm phát triển, VietinBank đã góp phần tích cực, quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trước bối cảnh chuyển đổi số và thách thức toàn cầu, VietinBank tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiến tạo tương lai bền vững và p

Thủ tướng triệu tập lãnh đạo T&T, Hoà Phát, Gelex… và loạt ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank, VPBank... VietinBank muốn chia cổ tức tỷ lệ tới gần 45%

Doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo báo lãi khủng sau khi tái cơ cấu

Lợi nhuận sau thuế quý 1 của doanh nghệp này tăng 283% so với cùng kỳ năm trước, kết quả khả quan trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp lúa gạo đang chịu tác động từ biến động giá.

Lợi nhuận của Sabeco về mức thấp nhất 14 quý Doanh nghiệp có doanh thu gần gấp đôi Hòa Phát, Thế Giới Di Động, Vietnam Airlines… kiếm hơn 750 tỷ mỗi ngày, lợi nhuận bất ngờ giảm mạnh

Petrolimex (PLX) báo lãi sụt giảm 81%, đang có hơn tỷ USD đem gửi ngân hàng và “rót” vào trái phiếu

Quý 1/2025, Petrolimex (PLX) báo lãi sau thuế sụt giảm tới 81%, chỉ còn 211 tỷ đồng – thấp thứ 2 trong vòng 10 quý gần nhất. Đáng chú ý, “ông lớn” xăng dầu nay đang có gần 25.000 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng và 3.200 tỷ đồng đầu từ vào trái phiếu lấy lãi.

Phá đỉnh 2 năm, cổ phiếu PLX đã có sự "lột xác" hoàn toàn Quý I/2024, Petrolimex (PLX) báo lãi hơn 1.000 tỷ, tăng 70% so với cùng kỳ