"Điều chỉnh tỷ giá là cần thiết, để ổn định cần điều kiện từ bên ngoài"

Chuyên gia cho rằng, điều kiện để ổn định tỷ giá là Fed phải tạm dừng các đợt tăng lãi suất hoặc thậm chí là giảm lãi suất trong thời gian tới, việc này có thể xảy ra sớm nhất là vào tháng 12.

Về quyết định nới biên độ tỷ giá vừa qua của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Hoài Thu, Thành viên HĐQT, Giám đốc Điều hành Khối đầu tư chứng khoán Đại chúng và Trái phiếu – Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital cho rằng, Việt Nam đã rất kiên định trong việc ổn định tỷ giá, tuy nhiên trong điều kiện hiện tại, việc điều chỉnh như vừa rồi là khó tránh khỏi và cần thiết nhằm đảm bảo một môi trường vĩ mô ổn định.

VÀI YẾU TỐ ĐẶC BIỆT ĐÃ DIỄN RA...

Bà có bình luận gì về việc Việt Nam phải điều chỉnh giá trị đồng tiền? Đây có phải là điều khó tránh khỏi và đâu là các nguyên nhân chính cho việc này?

Tính từ đầu năm nay, tiền Đồng đã mất giá 7%, mà nguyên nhân chủ yếu đến từ việc đồng USD đã mạnh lên tới 18% tính theo chỉ số DXY, mà điều này xảy ra do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết liệt tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát.

Cách đây 2 tuần, tiền Đồng của chúng ta giữ giá khá tốt, chỉ giảm tầm 5% so với đầu năm, thấp hơn nhiều so với mức giảm của các tiền tệ khác trong khu vực. Vài yếu tố đặc biệt đã diễn ra trong 2 tuần vừa rồi, làm tiền Đồng giảm giá nhanh hơn, mất thêm 2%, tương đương mức suy giảm của các tiền tệ khác trong khu vực trong 2 tuần này, bao gồm cả yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại của Việt Nam.

Yếu tố bên ngoài, lạm phát cao hơn dự báo khiến cho kỳ vọng Mỹ sẽ điều chỉnh tăng lãi suất 75 điểm phần trăm trong kỳ điều chỉnh tháng 11 tới được củng cố hơn, làm đồng USD tiếp tục mạnh lên.

Trong nước, giá trị xuất khẩu của chúng ta trong tháng 9 đã giảm hơn 14% so với tháng trước đó cũng một phần gây nên sức ép đối với việc điều chỉnh tăng tỷ giá VND/USD.

Ngoài ra, gần đây để đảm bảo thanh khoản hệ thống liên ngân hàng, NHNN đã bơm ra thị trường khoảng 127 nghìn tỷ trong 2 tuần đầu tháng 10, điều này theo chúng tôi cũng gây sức ép lên tỷ giá trong ngắn hạn.

Chúng ta đã rất kiên định trong việc ổn định tỷ giá, tuy nhiên trong điều kiện hiện tại, việc điều chỉnh tỷ giá như vừa rồi là khó tránh khỏi và cần thiết nhằm đảm bảo một môi trường vĩ mô ổn định.

Còn cụ thể về việc điều chỉnh biên độ thì sao, thưa bà?

Việc NHNN quyết định nới rộng biên độ giao dịch USD/VND đã phát đi tín hiệu cho thị trường rằng NHNN Việt Nam kỳ vọng tỷ giá USD/VND có thể sẽ có nhiều biến động trong những tháng tới, nhưng chúng tôi cho rằng quyết định NHNN tăng giá bán đô la Mỹ hơn 4% trong vòng 6 tuần qua là yếu tố quan trọng hơn. Việc nới biên độ tỷ giá cho thấy sự linh hoạt của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ.

BỐN YẾU TỐ CHÍNH HỖ TRỢ GIÁ TRỊ VND

Bà dự tính thế nào về khả năng điều chỉnh tiếp theo của tỷ giá VND/USD cũng như đường đi của lãi suất tới đây?

Nhìn lại từ đầu năm đến nay, Đồng Việt Nam đã giữ giá khá tốt so với các nước trong khu vực. Tỷ giá USD/VND giảm 7% so với đầu năm, tích cực hơn so với USD/PHP (giảm 15% so với đầu năm), USD/THB (14%), USD/MYR (13%) và USD/IDR (9%).

Các yếu tố đã hỗ trợ giá trị của VND trong năm nay bao gồm:

Quảng cáo

Thứ nhất, không giống như hầu hết các nước trên thế giới, chúng ta có lãi suất tiền gửi thực dương (lãi suất tiền gửi cao hơn mức lạm phát 4% hiện tại).

Thứ hai, chúng ta có tăng trưởng xuất khẩu ổn định (mặc dù có dấu hiệu giảm gần đây), nên trong 9 tháng đầu năm, thặng dư thương mại của chúng ta đạt 6,8 tỷ USD.

Thứ ba, dòng vốn FDI vẫn rất mạnh, đã tăng 16% trong 9 tháng 2022.

Cuối cùng, Việt Nam chúng ta là một trong số nước hiếm hoi có thặng dư ngân sách (khoảng 3% GDP) trong 9 tháng 2022. Với tất cả những yếu tố tích cực hỗ trợ cho VND, chúng tôi kỳ vọng VND sẽ duy trì ở mức tương đối bền vững so với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, cũng không nằm ngoài xu hướng của các nước trong khu vực, chúng ta cũng chịu áp lực giảm giá tiền Đồng trong 2 tháng cuối năm nay. Nếu Fed tăng lãi suất thêm 1,5% cho đến cuối năm 2022 thì lãi suất VND có thể sẽ cần phải tăng thêm ít nhất 0,5% - 1% nữa.

LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM ĐÃ ĐỦ CAO

Vậy theo bà, cần những yếu tố, điều kiện gì để tỷ giá ổn định trở lại, hoặc có những điều chỉnh chinh sách nào và vì sao?

Fed phải tạm dừng các đợt tăng lãi suất hoặc thậm chí là giảm lãi suất trong thời gian tới, việc này có thể xảy ra sớm nhất là vào tháng 12. Khi điều đó xảy ra, các đồng tiền của thị trường mới nổi - bao gồm cả VND - sẽ ổn định và nhiều khả năng sẽ phục hồi.

NHNN đã có nhiều chính sách khéo léo, hỗ trợ Đồng Việt Nam mất giá ít hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn để NHNN có thể tiếp tục ổn định VND trong thời gian tới.

Theo quan điểm của chúng tôi, lãi suất ở Việt Nam hiện đủ cao để thúc đẩy khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, nên chúng tôi kỳ vọng lãi suất sẽ không tiếp tục tăng thêm, đặc biệt là trong bối cảnh lạm phát ở Việt Nam tương đối thấp (mặc dù như đã đề cập ở trên, NHNN có lẽ sẽ cần phải tăng lãi suất nếu Fed tiếp tục tăng thêm 1,5% nữa vào 2 tháng cuối năm 2022).

NHNN đã bán ra một lượng lớn ngoại hối để tăng nguồn cung USD cho các ngân hàng thương mại trong năm nay. Điều đó đã giúp giảm thiểu nhu cầu người dân và doanh nghiệp bán đồng Việt Nam để mua USD (bởi vì NHNN đã cung ứng một lượng USD đáng kể cho các ngân hàng thương mại), nhưng NHNN sẽ cần phải thu mua lại số USD đó trong tương lai, vì vậy chúng tôi cho rằng từ đây tới cuối năm, NHNN sẽ không bán thêm nhiều dự trữ ngoại hối nữa.

Việc bán dự trữ ngoại hối không chỉ xảy ra ở Việt Nam trong năm 2022. Một số phân tích cho thấy dự trữ ngoại hối toàn cầu đã giảm hơn 1 nghìn tỷ USD trong năm nay, trong đó dự trữ ngoại hối của các nước mới nổi châu Á giảm tới 600 tỷ USD.

Bà có khuyến nghị gì với nhà đầu tư và doanh nghiệp trong ứng xử với biến động tỷ giá hiện nay và tới đây?

Chúng tôi khuyến nghị các doanh nghiệp có doanh thu, chi phí hay nợ vay bằng tiền USD cần cân nhắc kỹ khả năng đồng USD tiếp tục mạnh lên trong những tháng tới để có thể chủ động đưa ra quyết sách nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá.

Với các nhà đầu tư chứng khoán, chúng tôi khuyến nghị nên phân tích kỹ tình hình vĩ mô và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà họ đang nắm giữ cổ phiếu. Việc đồng USD tăng cao sẽ khiến những nhà đầu tư nước ngoài tại các thị trường mới nổi gặp bất lợi do bị lỗ tỷ giá vì họ thường chủ yếu chỉ quan tâm đến giá trị tính bằng USD của các khoản đầu tư. Do đó việc nhà đầu tư nước ngoài bán cổ phiếu là điều khó tránh khỏi khi VND suy yếu so với USD.

Trong môi trường có nhiều biến động và rủi ro vĩ mô cũng như rủi ro chính sách cao như hiện nay, các nhà đầu tư không chuyên nên cân nhắc đầu tư thông qua các quỹ mở được quản lý chuyên nghiệp, có quy trình quản trị rủi ro nghiêm ngặt, để có được mức lợi nhuận tốt nhất trong dài hạn.

Cảm ơn những chia sẻ của bà.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng Việt và một thập kỷ nỗ lực mở cửa trái phiếu xanh

Từ những quy định ban đầu của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia vào năm 2015, đến năm 2025, các NHTM đã có một thập kỷ nỗ lực mở cửa thị trường tài chính xanh, trong đó có sứ mệnh tiên phong dẫn dắt trái phiếu xanh tại V

HDBank chính thức tăng vốn điều lệ lên hơn 35.100 tỷ đồng HDBank tiên phong công bố Khung Tài chính Bền vững

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn Công ty Tài chính PTF của SeABank cho AEON Financial Service

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn góp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tại Công ty Tài chính Bưu điện (PTF) cho AEON Financial Service Co., Ltd. (AEON Financial).

SeABank chuẩn bị thưởng hơn 1,1 triệu cổ phiếu cho cán bộ quản lý SeABank vinh dự nhận giải thưởng UN WEPs Award 2024 hạng mục “Bình đẳng giới tại thị trường”

LPBank trao thưởng 5 tỷ đồng, đồng hành cùng Đội tuyển Bóng đá Việt Nam đăng quang ngôi vô địch Đông Nam Á

Hòa chung niềm vui chiến thắng với chức vô địch ASEAN CUP 2024, LPBank đã trao thưởng 5 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Việt Nam, nhằm tri ân sự cố gắng không ngừng nghỉ và ý chí kiên cường của các cầu thủ và ban huấn luyện.

LPBank bất ngờ muốn chuyển trụ sở chính LPBank được chấp thuận tăng vốn lên gần 30.000 tỷ đồng Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) thưởng 2 tỷ đồng nếu đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng tối nay

BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025

Năm 2024, với sự chủ động, quyết tâm, nỗ lực phát huy tối đa mọi nguồn lực... hoạt động kinh doanh của BIDV diễn ra an toàn, thông suốt, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh; tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực, chủ đạo trong thực hiện cá

BIDV dự kiến chi cổ tức 21% BIDV tăng cường hợp tác để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Kỷ lục lượng tiền được hệ thống ngân hàng "bơm" ra nền kinh tế

Doanh số cho vay trong năm 2024 của toàn hệ thống ngân hàng đạt 23 triệu tỷ đồng. Số dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tăng thêm 2,1 triệu tỷ đồng trong 1 năm qua, là con số kỷ lục từ trước đến nay.

Thông tư quan trọng về giãn nợ chính thức hết hiệu lực, nợ xấu các ngân hàng có tăng đột biến? Nhiều ngân hàng có thể sẽ tăng phí dịch vụ trong quý này

Thông tư 02 chính thức kết thúc, nợ xấu ngân hàng sẽ ra sao?

Bắt đầu từ tháng 1/2025, các ngân hàng sẽ không còn được phép áp dụng các điều khoản của chính sách đặc biệt (Thông tư 02) để cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng, sau khi thông tư này hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2024.

Đại biểu Quốc hội lo ngại nợ xấu tiếp tục tăng cao Nợ xấu có thể đã lập đỉnh trong quý III/2024 Tăng trưởng tín dụng 2025: Cơ hội phục hồi trong áp lực xử lý nợ xấu