ĐHĐCĐ PDR: “Giai đoạn khó khăn nhất của Phát Đạt đã đi qua”

Chủ tịch Phát Đạt tự tin nói rằng, giai đoạn khó khăn nhất đã đi qua, công ty đã đứng vững trước những biến động của thời cuộc

Ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tich PDR chia sẻ tại đại hội - Ảnh: Huyền Châm
Ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tich PDR chia sẻ tại đại hội - Ảnh: Huyền Châm

Sáng nay 30/6, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 tại TP.HCM, thông qua kế hoạch kinh doanh thận trọng trong bối cảnh thị trường bất động sản đối diện nhiều thách thức.

Phát biểu tại đại hội, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Phát Đạt cho biết, ngành bất động sản phải đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có trong vòng một thập kỷ qua. Phát Đạt cũng không nằm ngoài vòng xoáy khốc liệt đó. Công ty phải giải quyết nhiều bài toán nan giải và gấp rút mà tất cả kịch bản ứng phó rủi ro hay kế hoạch dự phòng trước đó gần như bị vô hiệu hóa. Doanh nghiệp có dày dặn kinh nghiệm đến đâu cũng phải đối diện với những biến số nằm ngoài tầm kiểm soát.

Yêu cầu quan trọng nhất mà HĐQT công ty đặt ra trong bối cảnh này là giữ vững nền tảng công ty. PDR bắt buộc phải tìm kiếm những giải pháp hoàn toàn mới, thực thi một cách quyết liệt, bằng những nỗ lực phi thường.

HĐQT đã nhanh chóng đánh giá tình hình một cách toàn diện, lựa chọn giải pháp tài chính tối ưu, tái cấu trúc danh mục đầu tư, xác định dự án và sản phẩm ưu tiên, có tiềm năng hấp thụ cao từ thị trường. Bên cạnh đó, về mặt tổ chức và vận hành, công ty cũng đưa ra giải pháp quyết liệt để tinh gọn, đa nhiệm và hiệu quả hơn, phù hợp tình hình thực tế.

Trước đó, Phát Đạt đặt những mục tiêu cao cho năm 2022 dựa trên cơ sở thực tế và nội lực của công ty và tiềm năng, nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, những diễn biến của thị trường từ quý 4/2022 đã không thể cho công ty và nhiều doanh nghiệp khác trong ngành đạt được kết quả như kỳ vọng. Công ty buộc phải điều chỉnh tốc độ, lộ trình và mục tiêu để bảo vệ cơ hội hướng tới tương lai của công ty và đảm bảo lợi ích của các bên liên quan.

“Mặc dù vậy, tôi cho rằng, kết quả kinh doanh năm 2022 của Phát Đạt vẫn rất đáng khích lệ. Công ty đã chủ động tất toán nhiều lô trái phiếu trước hạn, giữ uy tín với trái chủ, lấy lại niềm tin của nhà đầu tư và các cổ đông. Các chỉ số tiêu biểu cho sức khỏe doanh nghiệp đều được duy trì ở mức tốt. Cho đến thời điểm này, tôi có thể tự tin nói rằng, giai đoạn khó khăn nhất của Phát Đạt đã đi qua, chúng ta đã đứng vững trước những biến động của thời cuộc”, Chủ tịch Phát Đạt chia sẻ với cổ đông.

Lãnh đạo công ty đánh giá, năm 2023 tiếp tục được dự báo sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực về chính sách điều hành kinh tế, tài chính của Chính phủ đang từng bước giúp nền kinh tế và ngành bất động sản dần hồi phục. Với riêng Phát Đạt, công ty đã chuẩn bị sẵn sàng cho những kế hoạch mới với tâm thế chủ động và vững vàng.

Quảng cáo

Chia sẻ thêm về hoạt động kinh doanh của công ty, ông Đạt cho biết, lợi nhuận quý 2/2023 của công ty dự kiến đạt khoảng 360 tỷ đồng. Đối tác Danh Khôi (đơn vị mua lại dự án Astral City) đã trả cho Phát Đạt hơn 800 tỷ đồng, từ nay tới cuối năm sẽ trả khoảng 1.500 tỷ đồng.

Năm 2023, mục tiêu lợi nhuận 850 tỷ đồng

Năm 2022, Phát Đạt ghi nhận tổng doanh thu là 5.339 tỷ đồng (bao gồm doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, chuyển nhượng cổ phần ở các công ty con và doanh thu khác). Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 1.482 tỷ đồng và 1.161 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng từ 20.552 tỷ đồng lên 22.843 tỷ đồng, tăng 11,15%. Vốn chủ sở hữu tăng từ 8.145 tỷ đồng lên 9.261 tỷ đồng, tăng 13,7%.

Ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng giám đốc công ty cho biết, khi thị trường tài chính và bất động sản gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp gặp áp lực lớn từ khoản vay trái phiếu, Phát Đạt đã nỗ lực tái cơ cấu đòn bẩy tài chính và thực hiện cam kết thanh toán với nhà đầu tư. Trong quý 4/2022, công ty đã liên tục mua lại nhiều lô trái phiếu trước thời hạn và tất toán các khoản vay đến hạn.

Tại thời điểm ngày 31/12/2022, tổng nợ vay của Phát Đạt là 4.440 tỷ đồng (so với khoảng 5.265 tỷ đồng vào cuối quý 3/2022), trong đó có khoảng 2.510 tỷ đồng là trái phiếu. So với quy mô hoạt động và tài sản hiện có của Phát Đạt, lãnh đạo công ty đánh giá số nợ này đang nằm trong ngưỡng khá an toàn và đảm bảo thanh khoản trong năm 2023.

CEO PDR cho biết, hiện tổng diện tích đất thuộc danh mục đầu tư của công ty lên đến 7.434 ha. Trong đó, các dự án đáng chú ý đang triển khai là Cadia Quy Nhon, Bình Dương Tower, 223 Trần Phú – Đà Nẵng, Serenity Phước Hải, Bắc Hà Thanh và 39 Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM.

Năm 2023, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 850 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 680 tỷ đồng. Như vậy, theo số liệu lãnh đạo công ty chia sẻ ở trên, PDR đã hoàn thành 50% lợi nhuận đề ra.

Phát Đạt có kế hoạch triển khai hơn 13.000 sản phẩm tại các thị trường đang có nhu cầu lớn như Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định và Đà Nẵng, kỳ vọng mang lại doanh thu hơn 30.000 tỷ đồng. Các dự án, sản phẩm sẽ được phân phối ra thị trường thông qua mô hình bán lẻ.

Tại cuộc họp, Phát Đạt dự kiến thông qua phương án phát hành thêm cổ phần cho cổ đông hiện hữu và chào bán cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Cụ thể, công ty chào bán 20% cổ phần mới cho cổ đông hiện hữu để tạo nguồn vốn bổ sung phát triển các dự án trọng điểm và chào bán 10% cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư chuyên nghiệp để tái cơ cấu các khoản vay. Đây là bước đi vừa giải quyết nhu cầu vốn trong bối cảnh thị trường vốn hiện tại vừa nâng tầm nội lực tài chính trong dài hạn.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

EVNGENCO3 giảm hơn 4.200 tỷ nợ vay trong 9 tháng đầu năm 2024

Ngày 30/10/2024, Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP (PGV) công bố kết quả sản xuất - kinh doanh Quý III/2024. Theo đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty mẹ quý III đạt 6.810 tỷ đồng, và 28.146 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

PGV bất ngờ tăng trần, VN-Index nối dài chuỗi tăng điểm EVNGENCO3 tham gia hội nghị hiện trạng chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Bamboo Airways được trả góp 120 tỷ đồng tiền thuế đang nợ trong một năm

Nếu Bamboo Airways quá hạn theo từng tháng mà doanh nghiệp không nộp hoặc nộp không đủ, tổ chức bảo lãnh sẽ phải thực hiện nộp thay trong phạm vi bảo lãnh.

Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ người dân vùng lũ Gom góp yêu thương mùa trung thu cùng Bamboo Airways

Nvidia sắp thế chân Intel trong Dow Jones

Nvidia sẽ thay thế vị trí của nhà sản xuất chip đối thủ Intel trong Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones, một sự thay đổi đối với chỉ số blue-chip phản ánh sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo và thay đổi lớn trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Nvidia: Ứng viên sáng giá cho “ngôi vương” vốn hóa 4.000 tỷ USD?

Tập đoàn Cao su báo lãi ròng gấp 3 lần cùng kỳ, tiền mặt, tương đương tiền cao kỷ lục

Giá bán mủ cao su cao hơn so với cùng kỳ năm trước giúp lợi nhuận sản xuất kinh doanh mủ cao su tăng, phần lãi trong công ty liên kết cũng tăng khiến lợi nhuận của Tập đoàn Cao su tăng mạnh trong quý III/2024.

Tập đoàn Cao su ước lãi trước thuế quý II tăng 27% Ngành cao su đối mặt với hai vấn đề lớn

Tập đoàn CIENCO4 bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì loạt vi phạm hành chính

Công ty CP Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt tổng cộng gần 700 triệu đồng do công bố thông tin chậm hoặc chưa đầy đủ; vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan...

C4G trong chuỗi vận động "3 tăng 1 giảm" Lợi nhuận quý 2 sẽ gấp 3 lần quý 1, C4G dự kiến niêm yết HNX vào tháng 5/2023

9 tháng năm 2024, Đất Xanh Services lãi gần 183 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 36 tỷ đồng

Quý III/2024, Đất Xanh Services lãi gần 53 tỷ đồng, đưa lợi nhuận sau 9 tháng năm 2024 của công ty lên mức 183 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2023, Đất Xanh Services từng lỗ đến 36 tỷ đồng.

Dragon Capital giảm sở hữu tại Đất Xanh xuống dưới 11% Đất Xanh báo lãi giảm 55% trong quý III, dòng tiền kinh doanh âm 270 tỷ

9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài tăng 15,7%, đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk

9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài được cho là “tên lửa đẩy” của Vinamilk khi tăng trưởng gần 16%. Tuy thị trường nội địa gặp khó khăn do bão Yagi trong quý III nhưng tổng doanh thu 9 tháng đầu năm vẫn duy trì tăng 3,3%, hoàn thành gần 75% kế hoạch năm.

Vinamilk và những dấu mốc hành trình nửa thế kỷ Vinamilk và nước cờ bất ngờ trong cuộc đấu thị phần

9 tháng, Vietnam Airlines lãi hơn 6.263 tỷ đồng

Nhờ khôi phục toàn bộ mạng bay nội địa và hầu hết các đường bay quốc tế, mở thêm các đường bay mới cùng hoạt động khai thác tăng cao trong giai đoạn cao điểm hè, Vietnam Airlines đạt kết quả kinh doanh tích cực trong quý III và 9 tháng đầu năm 2024.

Cuộc “đại phẫu” lịch sử của Vietnam Airlines Vietnam Airlines lãi hơn 1.000 tỷ đồng trong quý II/2024 Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ người dân vùng lũ