Đất nền tách thửa phân lô ven đô vẫn "đóng băng" dù giá giảm sâu 40%

Mặc dù Hà Nội cho tách thửa trở lại, song thanh khoản loại hình này ở khu vực ven đô vẫn trầm lắng.

Đất nền tách thửa phân lô ven đô vẫn "đóng băng" dù giá giảm sâu 40%

Rao bán 3 tháng lô đất tại Đồng Trúc (Thạch Thất) diện tích gần 80m2, với giá 27,5 triệu đồng, anh Trần Thanh (môi giới khu vực này) cho biết: Chỉ khoảng 5 khách hỏi về thông tin lô đất. Nhưng nghe đến mức giá, khách đều “bặt vô âm tín”.

Anh Thanh nói thêm, lượng lô đất mà nhà đầu tư muốn bán khá nhiều nhưng ở chiều ngược lại, lượng hỏi thăm và chốt mua rất thấp. Sự trầm lắng của thị trường kéo dài kể từ thời điểm giữa năm 2022.

Đến cuối năm 2022, đầu năm 2023, lượng giao dịch tăng nhẹ. Tuy nhiên, phần lớn thanh khoản diễn ra đối với đất thổ cư cắt lỗ sâu cùng mức tài chính dưới 1 tỷ. Hoặc, giao dịch xuất hiện lô đất vị trí đẹp, có thể kinh doanh buôn bán hay xây nhà trọ cho thuê và cũng phải giảm sâu.

Anh Thanh chia sẻ thêm, nhiều nhà đầu tư “chôn vốn” do chính sách hạn chế phân lô tách thửa. Nhưng đến hiện tại, khi Hà Nội cho phép phân lô tách thửa trở lại, thị trường cũng không khả quan hơn, vẫn vắng bóng giao dịch và người xem.

dat-ven-do-02-5687.jpg

(Ảnh minh hoạ)

Quảng cáo

Lý giải hiện tượng này, anh Thanh phân tích: “Thị trường hạ nhiều bởi rất nhiều nguyên nhân mà không phải đến chủ yếu từ cấm hay cho phép phân lô tách thưả. Ví dụ như lãi suất tăng cao khiến nhà đầu tư phải gồng gốc lãi. Người mua e dè xuống tiền. Tâm lý chung của thị trường đều sợ xuống tiền giai đoạn này.

Mặc dù có một số người đang chờ đất rẻ để vào tiền nhưng nhóm người này rất ít. Hoặc họ cứ kỳ vọng thị trường “sập”, mới vào mua. Nhưng giá đất nền ven đô chỉ hạ khoảng 10-20%, hoặc cá biệt từ 30%. Để giảm sâu tới 50% là trường hợp thực sự hiếm. Thực tế, dù có giảm tới 30-40% thì người mua cũng chần chừ xuống tiền”.

Môi giới này thẳng thắn nói, không ít cò đất lợi dụng tin cho phép tách thửa để đẩy thị trường lên nhưng vẫn không đủ sức kéo giao dịch gia tăng.

Khảo sát thực tế, tại một số điểm nóng trước đó như Sơn Tây, Quốc Oai, Thạch Thất (Hà Nội) và Lương Sơn, Kim Bôi (Hòa Bình) đều ghi nhận thanh khoản chững lại. Một số khu vực như Đồng Trúc, biển quảng cáo rao bán đất treo tràn lan. Một số khu đất ghi nhận giảm từ 10-12 triệu đồng/m2 xuống 7-8 triệu đồng/m2.

Tại khu vực Vai Réo, Phù Cát, huyện Quốc Oai, giá đất dịch vụ, đất tái định cư cũng giảm khoảng 20% so với thời gian sốt đất, từ mức 8,5 – 9 triệu đồng/m2, nay còn khoảng 6 – 7 triệu đồng/m2, tùy khu vực.

Một số dự án tái định cư, đất nền phân lô sát trục đường tỉnh lộ 420, nối từ Quốc lộ 21 lên trung tâm huyện Thạch Thất từng có giá 15-20 triệu đồng thì chủ đất hạ giá còn 11-12 triệu đồng/m2. Dù giảm sâu nhưng lượng giao dịch vẫn chậm.

Một báo cáo của trang Batdongsan.com.vn ghi nhận, đất nền là phân khúc có lượng đầu cơ tương đối lớn trên thị trường. Đầu năm 2023 nhu cầu tìm mua đất giảm mạnh, chỉ còn khoảng 30 - 40% so với đỉnh năm 2021.

Báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) mới đây cũng đưa ra nhận định, giá đất nền thứ cấp tại các huyện vùng ven giảm 15-35%, đất nền dự án giảm từ 8-15%...

Ô Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch VARS - cho biết giá bất động sản, đặc biệt là phân khúc đất nền đang được điều chỉnh giảm mạnh, gần như trở lại mức giá tại thời điểm cuối năm 2021 khi chưa xảy ra “sốt đất”. Tuy nhiên, việc “cắt lỗ” thời gian qua chỉ xảy ra với các nhà đầu tư ngắn hạn hoặc đối với các sản phẩm đầu tư, không phục vụ nhu cầu ở thực. Ông Đính cũng đánh giá, thị trường bất động sản chung đang chững lại, thanh khoản ở mức thấp.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Gói vay mua nhà cho người trẻ: Liệu có cứu được giấc mơ an cư?

Tính toán dựa trên nguyên tắc chi phí cho nhà ở không quá 30% thu nhập, thì mỗi tháng mỗi cá nhân hoặc hộ gia đình phải “kiếm” được 90 triệu để đảm bảo cân bằng tài chính cho gói vay mua nhà. Trong khi thực tế, rất ít người trẻ đạt được mức thu nhập có th

HoREA đề xuất Bộ Quốc phòng, Bộ Công an duyệt đối tượng mua nhà ở xã hội thay vì Sở Xây dựng Cơ hội mua nhà ở giá rẻ chưa bao giờ gần đến thế: Năm 2025 cả nước sẽ có hơn 100.000 căn nhà ở xã hội

Nhà đầu tư bất động sản “nhòm ngó” thành phố giáp Hà Nội sở hữu 'siêu nhà máy' 7 tỷ USD

Thị trường bất động sản Phổ Yên đang trải qua giai đoạn phát triển mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư cá nhân sau khi hàng loạt doanh nghiệp lớn góp mặt tại đây như Vingroup, T&T, Vinaconex, FECON Invest, Danko Group.

Bất động sản nhà ở năm 2025 phục hồi mạnh mẽ MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt "top trending", bất động sản Bắc Ninh cũng "nóng" không kém khi Vingroup, SunGroup, T&T, Phú Mỹ Hưng ồ ạt đổ bộ loạt siêu dự án

Hà Nội sẽ di dời một số cơ quan và nhiều hộ dân để xây quảng trường

Ngày 11/3/2025, Văn phòng UBND TP. Hà Nội ban hành Thông báo số 118/TB-VP về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn tại cuộc họp triển khai các nhiệm vụ về quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm.

Thị trường bất động sản công nghiệp sẽ ra sao sau sáp nhập các tỉnh? ACV lần đầu mở thầu trực tuyến gói thầu hơn 4.100 tỷ đồng tại sân bay quốc tế Long Thành