Chủ tịch Thuduc House từ nhiệm

Vị trí Chủ tịch công ty liên tục biến động, kể từ khi Thuduc House gặp biến cố liên quan tới việc truy thu thuế hàng trăm tỷ đồng và loạt lãnh đạo doanh nghiệp vướng vòng lao lý.

CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức - Thuduc House (mã TDH) vừa công bố thông tin liên quan biến động vị trí lãnh đạo chủ chốt.

Theo đó, ngày 6/6 công ty đã nhận được đơn từ nhiệm Chủ tịch HĐQT cũng như thành viên Ủy ban Kiểm toán của ông Nguyễn Huy Hoàng.

Theo đơn đề ngày 5/6, ông Nguyễn Huy Hoàng cho biết mình có kế hoạch kinh doanh riêng nên không thể tiếp tục giữ các chức danh nêu trên.

Như vậy, ông Hoàng quyết định rời ghế Chủ tịch Thuduc House sau tròn 1 năm được bổ nhiệm vào vị trí này, thay cho ông Dương Ngọc Hải.

Việc từ nhiệm cần chờ Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thông qua, dự kiến tổ chức sáng ngày 29/6 tới theo hình thức trực tuyến. Nếu được thông qua và TDH có Chủ tịch mới, đây sẽ là lần thay Chủ tịch thứ 4 của doanh nghiệp trong vòng hơn 1 năm.

Hồi tháng 2/2022, ông Lê Chí Hiếu xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch TDH. Ông Hiếu được biết đến là người nắm giữ vị trí Chủ tịch công ty qua gần 3 thập kỷ gắn bó với TDH.

Ông Hiếu rút khỏi Thuduc House khi doanh nghiệp trải qua nhiều biến động. Cụ thể, vào hồi cuối năm 2020, TDH này bị Cục thuế TP.HCM ra quyết định truy thu hàng trăm tỷ đồng, gồm tiền hoàn thuế giá trị gia tăng bị thu hồi và tiền phạt chậm nộp trong kỳ thanh tra năm 2018 và nửa cuối năm 2019. Việc bị truy thu số tiền thuế lớn khiến TDH bị lỗ 363 tỷ đồng năm 2020.

Tiếp đến, hàng loạt lãnh đạo công ty vướng vòng lao lý. Cuối năm 2021, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam cựu Tổng giám đốc Nguyễn Vũ Bảo Hoàng và Phó tổng giám đốc Nguyễn Ngọc Trường Chinh do liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Quảng cáo

Sau khi ông Hiếu từ nhiệm, TDH giao ông Lữ Minh Sơn tạm thời giữ vị trí Chủ tịch từ ngày 9/2/2022. Chỉ hơn 1 tháng sau, ông Sơn có đơn từ nhiệm. Người thay thế là ông Dương Ngọc Hải.

Mới đây, công ty đã có giải trình về việc giá cổ phiếu TDH tăng trần liên tiếp. Theo đó, công ty khẳng định việc giá cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp là do cung cầu thị trường, việc quyết định giao dịch mua bán của nhà đầu tư nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty.

TDH cho biết sau gần 2 năm cổ phiếu TDH bị đưa vào hạn chế giao dịch, với nhiều nỗ lực khắc phục, cổ phiếu công ty đã được giao dịch toàn thời gian trở lại từ ngày 25/5.

Vụ án hình sự liên quan đến hoạt động kinh doanh linh kiện điện tử giai đoạn 2017-2019 của Thuduc House kéo dài gần 3 năm qua gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong lịch sử hơn 33 năm hình thành của công ty đang dần đi đến hồi kết và được TAND TP.HCM chính thức đưa ra xét xử từ ngày 6/6 đến 10/7.

Công ty cho biết, từ năm 2022 đến nay thị trường tài chính và bất động sản đang có những biến động mạnh, nhưng khác với nhiều doanh nghiệp cùng ngành, dòng tiền hoạt động của TDH hiện tại không chịu áp lực từ bất cứ khoản nợ vay nào. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh hợp nhất của công ty đang dương.

Bên cạnh mảng kinh doanh cho thuê bất động sản đang mang đến nguồn thu ổn định thì công ty đang triển khai dịch vụ xây dựng nhà phố, nhà ở liền kề cho các khách hàng hiện hữu tại các dự án cũ của TDH.

Công ty tiếp tục rà soát, hoàn thiện pháp lý các dự án dở dang đến sớm hoàn tất thủ tục chuyển nhượng cho đối tác dự án Phú Mỹ, khu nhà ở Hiệp Bình Chánh 10ha, khu nhà ở Hiệp Bình Phước 2,1ha.

Về việc lấy lại quyền kinh doanh hợp pháp tại Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, công ty đã khởi kiện CTCP Kinh doanh và quản lý chợ nông sản Thủ Đức tại TAND TP.Thủ Đức và có văn bản gửi đến các cơ quan ban ngành. Trong thời gian chờ xét xử, công ty tiếp tục củng cố các chứng cứ, hồ sơ liên quan để sớm lấy lại quyền khai thác kinh doanh.

Kết thúc phiên sáng nay 7/6, giá cổ phiếu TDH tăng gần kịch trần, chốt mức 5.460 đồng/CP. Như vậy, kể từ phiên được giao dịch toàn thời gian, giá TDH đã tăng gần 70%.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Công bố kết quả kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN

Kết quả kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2024 của Bộ Công Thương cho thấy, chi phí sản xuất điện vẫn cao hơn giá bán lẻ bình quân khiến EVN lỗ gần 22.000 tỷ đồng từ sản xuất kinh doanh điện.

Tài chính của EVN đã tốt hơn, chỉ lỗ 8.000 tỷ đồng sau nửa đầu năm 2024 EVN trước bài toán khó, làm thế nào để tránh thua lỗ?

Doanh thu và sản lượng bán thép quý III/2024 của Hòa Phát "hạ nhiệt" so với quý trước

Quý III/2024, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu hơn 34.000 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước song giảm gần 13,5% so với quý liền trước. Nguyên nhân là do thị trường thép vẫn gặp nhiều khó khăn khiến sản lượng và giá bán đều giảm.

2 công ty con của Hòa Phát bị Canada kết luận bán phá giá dây thép Ủy ban châu Âu giới hạn 15% đối với nhập khẩu HRC từ Việt Nam: Hòa Phát chịu ảnh hưởng như thế nào?

“Gánh” 1.400 tỷ đồng nợ trái phiếu, chủ đầu tư The Esme Dĩ An tiếp tục chuỗi ngày kinh doanh thua lỗ

“Gánh” 1.400 tỷ đồng nợ trái phiếu, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thiên Hà – Băng Dương là chủ đầu tư The Esme Dĩ An ghi nhận lợi nhuận sau thuế lỗ 375 triệu đồng trong nửa đầu năm nay, tiếp tục kéo dài chuỗi kinh doanh thua lỗ.

Một công ty bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nợ thuế gần nghìn tỷ vừa phát hành thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 12,5%/năm MB muốn huy động hơn 3.000 tỷ đồng từ trái phiếu nhằm tăng vốn cấp 2

Nam Long bổ sung tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu 500 tỷ đồng huy động để triển khai dự án Waterpoint

Nam Long vừa bổ sung 5,4% cổ phần tại Nam Long VCD để làm tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu trị giá 500 tỷ đồng phát hành nhằm huy động vốn triển khai dự án Waterpoint giai đoạn 2.

Nam Long muốn phát hành 950 tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ Nam Long thành lập 2 pháp nhân nhận chuyển nhượng bất động sản tại dự án Waterpoint

Airbus và Vietjet bàn giao tàu bay mới mang hình ảnh kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp

Tàu bay A321 thế hệ mới mang hình ảnh biểu tượng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp vừa được Airbus bàn giao cho Vietjet tại sân bay Orly (Paris) trước sự chứng kiến và chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các lãn

Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD, dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch Vietjet và CFM International ký kết thỏa thuận cho hơn 400 động cơ LEAP-1B nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Hòa Phát nộp ngân sách 10.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm

9 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn Hòa Phát đã nộp vào ngân sách Nhà nước 10.000 tỷ đồng. Trong đó, các công ty thành viên có đóng góp ngân sách nhiều nhất là Thép Hòa Phát Dung Quất, Thép Hòa Phát Hải Dương, Ống thép Hòa Phát, Điện lạnh Hòa Phát, Xây dựng & Phát triển Đô thị Hòa Phát.

Một công ty chứng khoán dự báo lợi nhuận Hoà Phát có thể tăng 80% năm 2024 Hòa Phát có thể lãi ròng hơn 2.200 tỷ đồng trong quý III/2024

Thị trường máy nông nghiệp: Khó cạnh tranh do đâu?

Khó cạnh tranh với các sản phẩm Trung Quốc là thực trạng thị trường máy nông nghiệp Việt Nam, do giá thành cao bởi các chính sách về thuế và việc cho phép nhập khẩu máy móc nông nghiệp qua sử dụng không có quy định thời hạn và tiêu chuẩn chất lượng kỹ thu

Nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT để "khoan sức dân" Chốt giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024, tiếp tục chính sách cho vay vốn hỗ trợ lãi suất

Vinamilk và những dấu mốc hành trình nửa thế kỷ

Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM) liên tục ghi dấu ấn trên thị trường sữa trong nước và thế giới. Ngay cả sau khi tái định vị thương hiệu Vinamilk vẫn khẳng định được vị thế của mình.

Nghịch lý VNM, "cứu tinh" của thị trường lại đang dò đáy Làm tốt trọng trách trụ đỡ trong 4 tuần, đã đến lúc VNM cần được san sẻ gánh nặng

Vietjet và CFM International ký kết thỏa thuận cho hơn 400 động cơ LEAP-1B nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vietjet và CFM International - liên doanh giữa Safran Aircraft Engines và GE Aerospace, ký kết thoả thuận cho hơn 400 động cơ LEAP-1B cùng các dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật cho các máy bay thân hẹp của hãng, với tổng giá trị 8 tỷ USD.

Top 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes gọi tên Vinamilk, Vietjet, Petrolimex… Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD, dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch

PNJ bị xử phạt 1,34 tỷ đồng sau đợt thanh tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Quyết định xử phạt nêu nguyên nhân PNJ bị xử phạt là do ban hành quy định nội bộ, các thực hành phân loại khách hàng theo rủi ro, báo cáo giao dịch giá trị lớn và kiểm toán nội bộ chưa đủ chặt chẽ và đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền,...

PNJ chốt ngày trả cổ tức 1.400 đồng/cổ phiếu trong tháng 10 Dragon Capital nâng sở hữu tại PNJ, trở lại ghế cổ đông lớn PVD