"Chỉ bàn làm, không bàn lùi", quyết liệt các giải pháp ổn định giá cả thị trường

Đó là kết luận Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành liên quan để rà soát, nắm tình hình, đưa ra các giải pháp chủ động, tích cực, từ sớm, từ xa nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, th

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi", quyết liệt các giải pháp ổn định giá cả thị trường

Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt cận trên, lạm phát ở cận dưới so với mục tiêu

Tại cuộc họp, các đại biểu đánh giá, 5 tháng của năm 2024 đã đi qua, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, kinh tế thế giới, nhất là các nền kinh tế lớn và có quan hệ kinh tế với Việt Nam đang hồi phục, song chậm và còn không ít khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh tế Việt Nam; trong khi trong nước, nền kinh tế vẫn có những vấn đề nội tại.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bám sát tình hình, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao, kịp thời, đúng, trúng, hiệu quả. Do đó kinh tế vĩ mô Việt Nam tiếp tục ổn định, lạm phát cơ bản được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài trong ngưỡng cho phép; nhiều định chế quốc tế lạc quan và dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 đạt khoảng trên 6%.

Các đại biểu cho rằng, thời gian tới kinh tế vĩ mô, lạm phát tiếp tục chịu áp lực trước những diễn biến phức tạp, khó lường trên thế giới; sự điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn có quan hệ kinh tế với Việt Nam; cũng như những diễn biến trên thị trường, giá cả các mặt hàng trên thị trường trong nước… Do đó, cần có giải pháp và có sự nỗ lực lớn của tất cả các cấp, các ngành để đạt mục tiêu đã đề ra.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, các bộ, ngành, cơ quan địa phương đã được giao các nhiệm vụ cụ thể điều hành kinh tế vĩ mô tại các nghị quyết của Chính phủ. Cuộc họp này nhằm đánh giá, nhấn mạnh thêm 2 nội dung trong điều hành kinh tế vĩ mô: Vừa thúc đẩy tăng trưởng, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Thủ tướng đánh giá cao các ý kiến phát biểu, đề nghị Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu các báo cáo, các ý kiến, xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp để kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô trong tình hình hiện nay.

Phân tích, đánh giá tình hình, Thủ tướng cho rằng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, song với cách điều hành phù hợp, chúng ta quyết tâm thực hiện thắng lợi các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Thủ tướng nêu rõ mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt cận trên, kiểm soát lạm phát ở cận dưới so với mục tiêu đã đề ra (mục tiêu đã đề ra là tăng trưởng GDP từ 6-6,5% và lạm phát từ 4-4,5%), ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; chính sách tài khoá phải phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.

Về phương châm, Thủ tướng quán triệt tinh thần chủ động tấn công, phòng ngự từ sớm, từ xa, từ nơi xuất phát, từ cơ sở; "chỉ bàn làm, không bàn lùi"; không cầu toàn, không nóng vội, không điều hành giật cục mà phải linh hoạt, mềm mại, uyển chuyển, hiệu quả; giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh, không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, song cũng không hoảng hốt, bi quan, lo sợ; phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, có biện pháp khả thi, phát huy tinh thần chủ động, tích cực, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; phối hợp đồng bộ, tháo gỡ mọi khó khăn, điểm nghẽn, làm việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó; truyền thông tạo khí thế mới, niềm tin mới, động lực, thắng lợi mới...

Đẩy mạnh tăng thu, triệt để tiết kiệm chi, tiếp tục giảm phí, lệ phí

Quảng cáo

Về một số nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng nêu rõ, với quan điểm thể chế, cơ chế, chính sách cũng là nguồn lực, sẽ sớm thành lập Ban Chỉ đạo rà soát các vướng mắc về pháp lý do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban, yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, nhất là các quy định liên quan đầu tư công, hợp tác công tư, ngân sách, thuế... trên cơ sở đó để đề xuất ban hành một văn bản luật để sửa nhiều luật. Khẩn trương tổng kết các chính sách, cơ chế đặc thù. Tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Để đẩy mạnh tăng trưởng, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, sát tình hình, kịp thời, hiệu quả, sử dụng các công cụ hợp lý, hiệu quả; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh...

Cùng với đó, thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục thực hiện giảm phí, lệ phí, giảm phí đầu vào, giảm chi phí tuân thủ để hỗ trợ doanh nghiệp (năm 2023 đã giảm thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí… khoảng 200.000 tỷ đồng); đẩy mạnh tăng thu, nhất là bằng thu thuế điện tử, triệt để tiết kiệm chi. Giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan việc phát hành trái phiếu riêng lẻ. Tiếp tục nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán.

Đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, phát huy vai trò của 5 Tổ công tác của Thủ tướng và 26 Tổ công tác của thành viên Chính phủ; báo cáo Quốc hội cho phép Chính phủ chủ động điều chỉnh vốn từ nơi chậm giải ngân sang nơi có nhu cầu và làm tốt; đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án hạ tầng giao thông quan trọng, trọng điểm quốc gia, hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục; sớm có phương án điều phối, giải quyết dứt điểm vấn đề nguyên vật liệu san lấp thông thường cho các dự án hạ tầng; thúc đẩy đầu tư của các tập đoàn lớn; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý về ODA, trong đó có việc sửa đổi các nghị định liên quan theo hình thức rút gọn.

Tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới như liên kết vùng, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, đổi mới sáng tạo, các ngành, lĩnh vực mới như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.

Tập trung phát triển ngành, lĩnh vực chủ yếu (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ); tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do đã ký; thúc đẩy xuất khẩu nông sản, đồng thời nỗ lực sớm gỡ "thẻ vàng IUU"; đẩy mạnh thu hút khách du lịch.

Về các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để kiểm soát lạm phát, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt triển khai các giải pháp ổn định giá cả thị trường; cung ứng dồi dào hàng hóa, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng; tăng cường công khai, minh bạch, giám sát kê khai giá, niêm yết giá theo quy định; không tăng giá các mặt hàng, dịch vụ bất hợp lý. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp tục chỉ đạo công tác điều hành giá.

Thủ tướng lưu ý bảo đảm lương thực, thực phẩm dồi dào, đa dạng hóa nguồn cung. Bảo đảm cung ứng đủ điện, dứt khoát hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối trước ngày 30/6, huy động và điều phối các nguồn điện, khai thác hiệu quả các thủy điện phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, khẩn trương trình ban hành 3 Nghị định về: cơ chế mua bán điện trực tiếp, về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu và về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG. Khai thác, sản xuất, cung ứng đầy đủ xăng dầu, khí đốt. Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất tiêu thụ xi măng.

Việc điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu phải nhịp nhàng, hài hòa, tránh tăng giá cùng lúc. Đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm và mức điều chỉnh học phí, giá dịch vụ khám chữa bệnh khi tình hình tốt, có dư địa điều chỉnh.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục xử lý các vấn đề tồn đọng kéo dài, các dự án bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2; Thanh tra Chính phủ hướng dẫn các địa phương gỡ vướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án theo ý kiến của cấp có thẩm quyền.

Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục chú trọng các lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; tích cực chuẩn bị tốt việc triển khai cải cách tiền lương; làm tốt công tác khám chữa bệnh, bảo đảm thuốc; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.

Tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; làm tốt công tác đối ngoại; tăng cường thông tin truyền thông theo hướng "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu

Dễ dàng liên kết tài khoản Sacombank vào ứng dụng VNeID nhận an sinh xã hội

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong công tác thúc đẩy chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt, đồng thời tăng cường số hóa hoạt động ngân hàng hướng đến nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, Sacombank chính thức triển khai tính năng liên kết/cập nhật tài khoản thanh toán (TKTT) của khách hàng nhận chi trả ASXH trên ứng dụng VNeID.

Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank Sacombank báo lãi trong quý III/2024