Chấm dứt chuỗi thua lỗ, hãng hàng không Quốc gia Việt Nam hồi sinh sau cuộc "đại phẫu"

Sau 4 năm khó khăn chưa từng có bởi ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, Vietnam Airlines đang cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ.

Chấm dứt chuỗi thua lỗ, hãng hàng không Quốc gia Việt Nam hồi sinh sau cuộc
Hình minh họa.

Báo lãi kỷ lục

Theo báo cáo tài chính hợp nhất mới công bố, trong năm qua, Vietnam Airlines đã ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 105,8 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6% so với kết quả đạt được trong năm trước.

Trong khi đó, giá vốn bán hàng chỉ tăng nhẹ 4,9% giúp lợi nhuận gộp thu về đạt 13.825 tỷ đồng, gấp tới gần 3,6 lần cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện mạnh từ mức 4,2% năm 2023 lên 13,1% năm 2024.

Sau khoảng thời gian gần như tê liệt vì đại dịch, Vietnam Airlines hiện đã khôi phục lại toàn bộ mạng bay nội địa; khai thác trở lại hầu hết các đường bay quốc tế và mở thêm các đường bay mới.

Trong đó, hãng công bố mở đường bay thẳng Hà Nội, TPHCM - Munich (Đức), Hà Nội - Phnôm Pênh (Campuchia),khai trương loạt đường bay Hà Nội, TPHCM - Manila (Philippines) và khai thác lại đường bay Hà Nội - Thành Đô (Trung Quốc), Đà Nẵng - Đà Lạt; Đà Nẵng - Buôn Ma Thuột. Đồng thời, Vietnam Airlines khai thác máy bay thân rộng trên các đường bay giữa Việt Nam và Ấn Độ, Singapore, Trung Quốc.

Năm qua, Vietnam Airlines vận chuyển 22,7 triệu lượt khách, tăng 8%. Sản lượng hàng hóa chuyên chở khoảng 314.700 tấn, tăng tới 40%. Mỗi tàu bay của hãng bình quân hoạt động 11 giờ mỗi ngày, tăng đến 25% so với năm 2023.

Doanh thu hoạt động tài chính đạt hơn 1.260 tỷ đồng, tăng 36% so với năm trước trong khi chi phí tài chính cũng tăng 26,9% so với cùng kỳ năm trước lên mức 5.588 tỷ đồng chủ yếu do lỗ tỷ giá và lãi tiền vay. Trong kỳ, Vietnam Airlines lỗ ròng gần 1.500 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá.

Nguồn: BCTC Vietnam Airlines, tổng hợp: Trần Thúy

Lợi nhuận gộp tăng mạnh trong khi chi phí bán hàng chỉ tăng nhẹ 11,2% lên 4.864 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng nhích 4,3% lên 2.186 tỷ đồng. Điều này góp phần đáng kể trong việc giúp Vietnam Airlines ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 2.517 tỷ đồng, so với mức lỗ tới hơn 5.977 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, năm qua, Vietnam Airlines ghi nhận khoản lợi nhuận khác tới 5.205 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước, con số này chỉ là 615 tỷ đồng. Nguyên nhân chính đến từ việc hãng hàng không được xóa nợ gần 4.711 tỷ đồng, điều này góp phần giúp giảm áp lực tài chính cho Vietnam Airlines.

Theo đó, kết thúc năm 2024, Vietnam Airlines ghi nhận lợi nhuận trước thuế 7.723 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với mức lỗ 5.362 tỷ đồng trong năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay của Tổng công ty. Con số này cũng gấp hơn hai lần mức lợi nhuận Vietnam Airlines đạt được thời kỳ đỉnh cao những năm 2018, 2019 trước đại dịch.

Quảng cáo

Nguồn: BCTC Vietnam Airlines, tổng hợp: Trần Thúy

Với kết quả này, Vietnam Airlines đã chấm dứt chuỗi thua lỗ 4 năm liên tiếp, đồng thời, giúp hãng hàng không quốc gia hoàn thành mục tiêu lần đầu tiên cân đối được thu chi kể từ năm 2020 được đề ra tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Cùng với kết quả tích cực của năm 2024, các chỉ tiêu tài chính cuối năm của Vietnam Airlines tiếp tục được cải thiện, đặc biệt là chỉ tiêu vốn chủ sở hữu hợp nhất. Lỗ lũy kế cũng được giảm bớt khoảng 6.750 tỷ so với cuối năm 2023.

Sẵn sàng tăng tốc

Trước khi ghi nhận khoản lãi kỷ lục, Vietnam Airlines đã phải trải qua khoảng thời gian khó khăn chưa từng có trong lịch sử hoạt động, ghi nhận khoản lỗ lũy kế lên tới hơn 40 nghìn tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 17.026 tỷ đồng vào cuối năm 2023.

Trước thách thức mang tính lịch sử, để có thể tồn tại, hãng hàng không buộc phải tiến hành một cuộc “đại phẫu” bao gồm các nhóm giải pháp tự thân và các giải pháp, chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Về các giải pháp tự thân, Vietnam Airlines tiến hành tái cơ cấu đội bay thông qua đàm phán giãn, hoãn các khoản thanh toán, giảm tiền thuê tàu bay, đẩy lùi lịch nhận các tàu bay mới.

Đồng thời, hãng tiến hành tái cơ cấu tài sản thông qua thanh lý các tàu bay cũ, bán và thuê lại tàu bay. Song song, Vietnam Airlines cũng tái cơ cấu danh mục đầu tư và các doanh nghiệp thành viên thông qua chuyển nhượng vốn, cổ phần hóa, bán một số danh mục đầu tư để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính; tái cơ cấu danh mục đất và tài sản trên đất.

Với vai trò là chủ sở hữu, Chính phủ cũng đã có hàng loạt phương án hỗ trợ hãng hàng không quốc gia vượt qua khó khăn, bao gồm các biện pháp miễn, giảm thuế phí, đặc biệt là gói hỗ trợ thanh khoản trị giá 12.000 tỷ đồng trong năm 2021.

Giải pháp tháo gỡ khó khăn về thanh khoản này dành cho Vietnam Airlines bao gồm việc cho vay tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ 8.000 tỷ đồng.

“Những hỗ trợ kịp thời của Nhà nước đã góp phần duy trì hoạt động liên tục cho hãng trong thời điểm hệ lụy nặng nề của đại dịch COVID-19 và đảm bảo có dòng tiền phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh, sớm phục hồi và từng bước cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Vietnam Airlines”, ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT công ty cho biết.

Trong diễn biến mới nhất, hồi cuối tháng 11/2024, Quốc hội đã thông qua các giải pháp để gỡ khó cho hãng hàng không từ ảnh hưởng của đại dịch. Theo đó, Vietnam Airlines được chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ thêm tối đa 22.000 tỷ đồng theo hai giai đoạn, khi đáp ứng các quy định của Luật Chứng khoán.

Cụ thể, giai đoạn 1, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được phép thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu tại Vietnam Airlines. Đây là quyền mua cổ phần của cổ đông Nhà nước theo phương thức chuyển giao quyền mua khi hãng thực hiện phương án tăng vốn giai đoạn 1 với quy mô phát hành 9.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2, Nhà nước chuyển giao quyền mua cổ phần cho doanh nghiệp, với quy mô tối đa 13.000 tỷ đồng.

Hiện Vietnam Airlines đã hoàn thành Đề án tái cơ cấu tổng thể giai đoạn 2021-2025 và đã báo cáo cổ đông và cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Theo đề án, trong năm 2024-2025, Tổng công ty sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng cường thích nghi và kinh doanh có lãi; tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư tài chính để gia tăng thu nhập, dòng tiền và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn chủ sở hữu sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

DNSE vươn lên 16,7 % thị phần chứng khoán phái sinh quý I/2025

DNSE đạt 16,7% thị phần môi giới chứng khoán phái sinh quý I/2025, tiếp tục giữ vững vị trí Top 2 trên Bảng xếp hạng thị phần, theo Báo cáo của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX.

DNSE lên kế hoạch chào bán 85,65 triệu cổ phiếu ra công chúng ĐHĐCĐ Chứng khoán DNSE: Điểm sáng nổi bật đến từ chứng khoán phái sinh

Cổ phiếu Novaland thoát diện cảnh báo

Novaland đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị cảnh báo theo quy định. NVL có thể được HOSE xem xét cấp quyền giao dịch ký quỹ trở lại trong thời gian tới.

Doanh thu của RIC đạt hơn 133 tỷ đồng năm 2024, tăng trưởng 20%

Ban lãnh đạo công ty cho biết đã tích cực tìm mọi biện pháp ổn định nguồn khách hàng có sẵn, khai thác nguồn khách mới, đồng thời thúc đẩy các kênh bán hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ nên doanh thu tăng so với cùng kỳ.

Digiworld kỳ vọng doanh thu tỷ đô, dự kiến phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP "Nữ hoàng cá tra" đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục

Sản phẩm thép Việt Nam được loại trừ khỏi thuế đối ứng của Mỹ, chịu mức thuế 25%

Ngày 2/4/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hơn 100 nền kinh tế và có hiệu lực từ ngày 9/4/2025, trong đó Việt Nam chịu mức thuế nhập khẩu lên đến 46%.

Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ sau tuyên bố áp thuế của Tổng thống Trump Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng trăm nền kinh tế, thị trường hàng hoá biến động mạnh

Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng trăm nền kinh tế, thị trường hàng hoá biến động mạnh

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ghi nhận nhiều diễn biến đáng chú ý trong phiên giao dịch ngày hôm qua (2/4). Đóng cửa, lực mua áp đảo đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng mạnh 2%, vượt mốc 2.330 điểm - mứ

Nóng: Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế đối ứng với một loạt nền kinh tế Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ sau tuyên bố áp thuế của Tổng thống Trump

Thanh tra Chính phủ kiến nghị: Truy thu Novaland 446 tỷ đồng

Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị, UBND Thành phố thực hiện và chỉ đạo các sở, ngành, các quận/huyện rà soát, tính toán, truy thu tiền sử dụng đất với các dự án còn nợ tiền sử dụng đất trên toàn địa bàn Thành phố với số tiền 802,8 tỷ đồng.

Novaland lên tiếng về 2 lô trái phiếu dư nợ 1.200 tỷ không thể thanh toán đúng hạn Novaland (NVL) lần đầu tiên báo lỗ do trích lập dự phòng

Thanh tra nhận giá ưu đãi điện mặt trời: Hà Đô (HDG) 'bay' hơn 300 tỷ lợi nhuận sau kiểm toán

Hà Đô chỉ đạt 572,8 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2024, thay vì 880 tỷ như báo cáo trước đó. Lợi nhuận ròng đạt 348 tỷ đồng (thay vì 576 tỷ đồng như báo cáo tự lập) – giảm 48% so với năm 2023.

Làn sóng ồ ạt từ nhiệm của Chủ tịch, TGĐ các doanh nghiệp lớn: Từ Vinaconex, Hà Đô, TTC AgriS… đến Lộc Trời, Dược Cửu Long, Dược Hậu Giang Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Tập đoàn Hà Đô

"Nữ hoàng cá tra" đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục

Công ty CP Vĩnh Hoàn đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2025 tăng lần lượt 10,3% và 22,3% lên mức 13.800 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng, mức doanh thu cao kỷ lục.

Tiền đổ mạnh vào Nhóm thuỷ sản, cổ phiếu VHC, ANV, ASM tím hàng loạt: Điều gì đang xảy ra? PAN, DBC, VHC, HPG, HAG: Những “sếu đầu đàn” nông nghiệp đang làm ăn ra sao?

Vingroup trở lại top 3 vốn hoá lớn nhất sàn chứng khoán

Trong 1 tháng trở lại đây, thị giá VIC đã tăng khoảng 45%, đang ở vùng đỉnh 18 tháng, đưa vốn hoá thị trường của Vingroup lên gần 230.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 9 tỷ USD.

'Gã khổng lồ' Hàn Quốc SK Group và động thái với khoản đầu tư 1,5 tỷ USD vào cổ phiếu Vingroup và Masan Cược lớn vào FPT, bỏ quên nhóm Vingroup, hiệu suất các quỹ mở thua xa VN-Index