Nhựa Bình Minh (BMP) vẫn dẫn trước trong cuộc đua song mã của cổ phiếu ngành Nhựa

Mặc dù thành tích từ đầu năm 2024 của cổ phiếu NTP - CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đang vượt trội hơn so với BMP của CTCP Nhựa Bình Minh nhưng diễn biến thực tế của 2 cổ phiếu trong khoảng thời gian 5 năm lại đưa ra cái nhìn khác.

Nhựa Bình Minh (BMP) vẫn dẫn trước trong cuộc đua song mã của cổ phiếu ngành Nhựa

BMP dẫn trước trong cuộc đua song mã của cổ phiếu ngành Nhựa

Cả 2 cổ phiếu đầu ngành Nhựa là BMP và NTP đều đang liên tục lập kỷ lục giá trong thời gian gần đây. Ngay trong phiên 23/9, nhà đầu tư đã được chứng kiến cổ phiếu BMP đóng cửa ở mức giá kỷ lục mới.

BMP vẫn dẫn trước trong cuộc đua song mã của cổ phiếu ngành Nhựa
NTP đang ở năm tăng giá thứ 2 với thành tích 87,54%.

Xét về thành tích tăng giá từ đầu năm 2024, NTP có sự vượt trội hơn BMP với thành tích tăng 87,5% trong khi BMP tăng gần 26%. Tuy nhiên, NTP mới chỉ ở năm tăng giá thứ 2 trong khi BMP đã bước sang năm tăng giá thứ 5 liên tiếp. Riêng trong năm 2023, BMP đã tăng gần gấp 2 lần.

BMP vẫn dẫn trước trong cuộc đua song mã của cổ phiếu ngành Nhựa
BMP trong năm tăng giá thứ 5 liên tiếp với thành tích +25,81%.

Những kết quả này cho thấy hai "ông lớn" ngành nhựa vẫn đang có một cuộc đua về giá cổ phiếu trong đó BMP thực tế vẫn là cổ phiếu "dẫn đoàn".

Xét về trạng thái kỹ thuật, NTP đã có sự hạ nhiệt dần trong các phiên gần đây trong khi đó BMP cũng bước dần vào vùng quá mua với chỉ số RSI tiệm cận mức 80. Do đó, BMP cũng cần sự tích lũy lại trong quá trình đi lên.

Hoạt động chốt lời của nhà đầu tư sẽ xảy ra nhưng kịch bản tốt nhất là BMP không để mất vùng giá 120.000 đồng/cổ phiếu với lực bán đột biến.

BMP không tham gia vào cuộc đua về giá 

Quảng cáo

Quy mô doanh thu của 2 "ông lớn" trong 2 năm trở lại là khá "sít sao" khi đều đạt trên 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, BMP lại nắm giữ những ưu thế lớn hơn và từ năm 2023 đã theo đuổi chiến lược giữ giá sản phẩm, bảo vệ lợi nhuận. Còn NTP lại có chính sách giá mềm dẻo hơn.

Trong giai đoạn trước tháng 8 năm 2022, BMP bán giá cao hơn NTP xấp xỉ 10% nhưng kể từ sau thời điểm này, con số này đã tăng lên thành 20%.

BMP vẫn dẫn trước trong cuộc đua song mã của cổ phiếu ngành Nhựa

Gần đây, CTCK VNDIRECT cho biết khoảng cách giá cả của BMP so với NTP đã thu hẹp lại sau khi giá bán trung bình của NTP ghi nhận tăng 10% so với cùng kỳ.

Trước khi xuất hiện sự kiện cơn bão Yagi, VNDIRECT đưa ra dự báo doanh thu của BMP trong năm 2024 giảm xuống dưới 4.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 13% so với cùng kỳ xuống 909 tỷ đồng.

Đáng chú ý, BMP vẫn sẽ duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt cao, đặc biệt là từ năm 2018 – sau khi được SCG Thái Lan mua lại, tỷ lệ chi trả luôn đạt 99% lợi nhuận trong 5 năm liên tiếp. Với chính sách không thay đổi trong 3 năm tới, VNDIRECT dự đoán BMP sẽ trả 12.000 đồng/cổ phiếu dưới dạng cổ tức tiền mặt, có thể thanh toán trong quý IV/2024 và quý II/2025.

Trái ngược lại, nhờ giá bán rẻ hơn so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp, NTP được kỳ vọng có thể sẽ có thể giành được thị phần từ tay BMP, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn như hiện tại.

CTCK DSC, trong báo cáo hồi tháng 5/2024, đánh giá NTP có thể tiếp tục duy trì kết quả tốt đạt được trong năm 2023. Theo đó, NTP sẽ có thể đạt doanh thu và lợi nhuận năm 2024 lần lượt 5.366 tỷ (+4%) và 657 tỷ (+17%).

Lợi nhuận của NTP có thể tăng trưởng mạnh nhưng sẽ chưa theo kịp BMP do không nhận được sự hỗ trợ từ tập đoàn mẹ như BMP trong khi vẫn phải chấp nhận sử dụng đòn bẩy tài chính lớn hơn.

Trong 5 năm trở lại, NTP trả cổ tức khá đều đặn với tỷ lệ cổ tức tiền mặt 20 - 25% mệnh giá. Đồng thời, công ty cũng thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu vào năm 2020 và 2022 với tỷ lệ 20%.

Trong năm 2024, công ty sẽ chi trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 20% (bao gồm đợt 2 của năm 2023 và đợt 1 của năm 2024). Công ty hiện đã hoàn tất trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10% vào đầu tháng 9 này.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Nhựa Bình Minh (BMP) vẫn dẫn trước trong cuộc đua song mã của cổ phiếu ngành Nhựa

Mặc dù thành tích từ đầu năm 2024 của cổ phiếu NTP - CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đang vượt trội hơn so với BMP của CTCP Nhựa Bình Minh nhưng diễn biến thực tế của 2 cổ phiếu trong khoảng thời gian 5 năm lại đưa ra cái nhìn khác.

Chủ tịch TTC AgriS muốn bán hết cổ phiếu SCR, An Phát Holdings thoái vốn khỏi Nhựa Hà Nội Thị trường giao dịch lình xình nhưng vẫn có mã phá kỷ lục giá

Thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) dẫn đầu đà tăng trên các sàn châu Á

Thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) tăng mạnh lúc mở cửa, khối lượng giao dịch hơn 100 tỷ HKD, chỉ số Hang Seng tăng gần 600 điểm khi Trung Quốc công bố các chính sách kích thích kinh tế.

Chứng khoán Mỹ: S&P 500 liên tiếp lập kỷ lục mới Dòng tiền toàn cầu lại đổ về thị trường chứng khoán Ấn Độ

“Thị trường chứng khoán khả năng sẽ lình xình trong 3-6 tháng tới, chưa thể có uptrend thế kỷ ngay”

Theo chuyên gia của VPBankS, câu chuyện Fed hạ lãi suất phải 6 tháng đến 1 năm mới phản ánh được hoàn toàn vào thị trường chứng khoán. Cho nên, kịch bản thị trường chứng khoán sẽ lình xình trong 3 đến 6 tháng tới, chưa thể có uptrend thế kỷ ngay lúc này.

Thị trường đã có thể an tâm hướng về phía trước? Thị trường giao dịch lình xình nhưng vẫn có mã phá kỷ lục giá

EVNGENCO3 tham gia hội nghị hiện trạng chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Ngày 18/9/2024 tại Hà Nội, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Hiện trạng Chuyển dịch Năng lượng tại Việt Nam (VSET), đây cũng là hoạt động tổng kết giai đoạn 2 của Sáng kiến Tương lai Ngành điện Việt Nam (FE-V), được triển khai từ năm 2022.

EVNGENCO3 tổ chức nhiều hoạt động tri ân trong tháng 7 Doanh thu Công ty mẹ EVNGENCO3 đạt gần 23.000 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2024

Thị trường đã có thể an tâm hướng về phía trước?

Tuần tăng điểm vừa qua đã giúp tâm lý nhà đầu tư có sự khởi sắc trên thị trường chứng khoán. Các chuyên gia đã đưa ra những quan điểm đánh giá về triển vọng thị trường sau khi FED có hành động cắt giảm lãi suất mạnh tay.

Thị trường giao dịch gần 1 tỷ USD trong phiên cơ cấu ETFs Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 1.300 tỷ đồng trong tuần giao dịch vừa qua

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 1.300 tỷ đồng trong tuần giao dịch vừa qua

Tuần giao dịch có các sự kiện như đáo hạn phái sinh và cơ cấu của 2 ETFs không làm nối dài chuỗi giảm điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trái lại, chỉ số đã VN-Index đã tăng điểm cùng với lực cầu của nhà đầu tư ngoại xuất hiện trở lại.

Hơn 1 triệu cổ phiếu của MBS chưa phân phối hết sẽ được chuyển sang Ngân hàng MB Thị trường giao dịch gần 1 tỷ USD trong phiên cơ cấu ETFs