Becamex IDC tái khởi động kế hoạch chào bán cổ phiếu tăng vốn

Becamex IDC tiếp tục xin ý kiến cổ đông về phương án chào bán cổ phiếu mới, sau khi phải hoãn đợt đấu giá 300 triệu cổ phiếu trên HOSE hồi tháng 4 do điều kiện thị trường chứng khoán không thuận lợi.

bcm-1749097740.png
Becamex IDC là doanh nghiệp giữ vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa của tỉnh Bình Dương.

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex IDC, mã BCM) vừa công bố nghị quyết hội đồng quản trị thông qua việc chốt danh sách cổ đông tại ngày đăng ký cuối cùng 19/6/2025 để thực hiện quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, thời gian lấy ý kiến dự kiến trong tháng 7/2025.

Nội dung lấy ý kiến là thông qua phương án phát hành chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ.

Becamex IDC tái khởi động kế hoạch chào bán cổ phiếu để tăng vốn khi cổ phiếu BCM đang hồi phục sau “cú sập” vào đầu tháng 4 giữa bối cảnh thị trường chung lao dốc do tác động của thông tin về chính sách thuế đối ứng của Mỹ. Hiện cổ phiếu BCM đã về vùng giá 61.000 đồng/cổ phiếu, song vẫn còn cách khoảng 20% so với thời điểm trước điều chỉnh.

Trước đó, Becamex IDC đã lên kế hoạch đấu giá 300 triệu cổ phiếu với giá khởi điểm 69.600 đồng/cổ phiếu vào ngày 28/4 trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Tuy nhiên, tại thời điểm chỉ còn hơn 2 tuần nữa là diễn ra phiên đấu giá, ban lãnh đạo Becamex đã quyết định tạm hoãn thương vụ với lý do nhằm đảm bảo lợi ích của công ty và cổ đông trong điều kiện thị trường chứng khoán không thuận lợi cho đợt chào bán.

Theo kế hoạch chào bán bị tạm hoãn, nếu đấu giá thành công 300 triệu cổ phiếu BCM với giá khởi điểm 69.600 đồng/cổ phiếu, Becamex IDC có thể huy động ít nhất 20.880 tỷ đồng. Số tiền này công ty dự kiến sử dụng trên 8.400 tỷ đồng cho việc xây dựng các khu công nghiệp Cây Trường và Bàu Bàng mở rộng, cũng như góp thêm vào Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP).

Đồng thời, công ty muốn sử dụng gần 4.300 tỷ đồng vốn huy động được để trả nợ gốc vay từ ngân hàng BIDV và VietinBank. Đây chủ yếu là các khoản nợ vay ngắn hạn, theo thông tin từ báo cáo tài chính.

Quảng cáo

Tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025, trả lời cổ đông về đợt chào bán thêm cổ phiếu và thời gian triển khai, ông Phạm Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Becamex IDC cho biết kế hoạch tăng vốn theo nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2024 đã chốt mức giá khởi điểm là 69.600 đồng/cổ phiếu, song do thông tin về chính sách thuế quan và chiến tranh thương mại ảnh hưởng đến thị trường vì vậy kế hoạch tăng vốn tạm hoãn.

“Sau ngày ĐHĐCĐ thường niên 2025, Tổng công ty sẽ tiếp tục triển khai phương án tăng vốn điều lệ với kế hoạch chào bán 150 triệu cổ phiếu mới giai đoạn 1 thông qua đấu giá công khai. Giá khởi điểm không dưới 50.000 đồng/cổ phiếu – mức tối thiểu mà công ty đề xuất để phản ánh đúng giá trị thương hiệu. Nếu đấu giá thành công, số tiền thu về đạt ít nhất 7.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng vốn điều lệ hiệu quả, mức giá bán thực tế được kỳ vọng cao hơn, qua đó có thể nâng tổng vốn huy động lên khoảng 20.000 tỷ đồng”, Tổng Giám đốc Becamex IDC thông tin.

bcm1-1749098660.PNG
Hiện cổ phiếu BCM đã về vùng giá 61.000 đồng/cổ phiếu, song vẫn còn cách khoảng 20% so với thời điểm trước điều chỉnh.

Chủ tịch HĐQT Becamex IDC - ông Nguyễn Văn Hùng cho biết thêm kế hoạch phát hành cổ phiếu quy mô lớn của Becamex buộc phải tạm hoãn do thị trường biến động, giá cổ phiếu xuống dưới mức kỳ vọng. Tuy nhiên, với mặt bằng giá hiện tại đã ổn định, Becamex dự kiến sẽ huy động lại, với quy mô nhỏ hơn, thấp hơn kế hoạch cũ nhưng phù hợp tình hình mới. Mục tiêu vẫn là giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước, mở rộng không gian phát triển và thu hút thêm nhà đầu tư chiến lược.

Theo ông Hùng, nếu khó khăn tiếp tục, doanh nghiệp sẽ đề xuất Chính phủ gia hạn thời gian huy động vốn đến năm 2030, để có đủ thời gian xoay sở và tận dụng các cơ hội đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Lãnh đạo Becamex tin tưởng Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục tăng vốn để có đủ nguồn lực đầu tư vào các dự án trọng điểm trong thời gian tới. Đặc biệt là sau khi hợp nhất Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM.

Ông Quảng Văn Viết Cương, Phó Tổng Giám đốc công ty cho hay sau ĐHĐCĐ, Becamex IDC sẽ thực hiện thủ tục phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua phương án chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng. Về mục đích sử dụng vốn của đợt phát hành ban lãnh đạo sẽ cân đối và công bố sau.

Về tình hình kinh doanh, quý I/2025, Becamex IDC ghi nhận kết quả tích cực với doanh thu thuần gần 1.843 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần quý I/2024; lợi nhuận sau thuế đạt 366 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ.

Năm 2025, công ty đặt kế hoạch đạt tổng doanh thu 9.500 tỷ đồng, tăng 29% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế 2.470 tỷ đồng, tăng 3%. Như vậy, sau quý I, công ty đã thực hiện lần lượt 21% và 15% chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đề ra cho cả năm.

Theo doanhnghiepkinhtexanh.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng “nhà Vinamilk”

Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13 và chiếm sóng Top 10 với các nhãn hiệu cùng “nhà” là Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Susu và Probi. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).

CEO Vinamilk: Doanh số xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ, ít ảnh hưởng từ biến động toàn cầu Quản lý chặt sữa giả, thuốc giả: Vinamilk, Long Châu hưởng lợi

Cáp treo Bà Nà báo lãi hơn 426 tỷ đồng, tài sản vượt 31.000 tỷ

Lợi nhuận sau thuế năm 2024 của Cáp treo Bà Nà đạt hơn 426 tỷ đồng, giảm so với năm 2023, chủ yếu do không còn ghi nhận lãi từ thanh lý khoản đầu tư tài chính như năm 2023.

Sun Group được chấp thuận lập hãng hàng không quy mô vốn 2.500 tỷ đồng Bà Rịa Vũng Tàu ký kết hợp tác với Sun Group, đề xuất hàng loạt dự án hạ tầng chiến lược

Vingroup thăng 8 bậc, thuộc Top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025

Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southeast Asia 500) của Tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh sách năm 2024, và tiếp tục dẫn đầu khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.

VinFast ghi nhận tăng trưởng doanh thu gần 150% trong quý I/2025, biên lợi nhuận cải thiện đáng kể Vietcap: VinFast có thể bàn giao 300.000 xe trong 2 năm tới, dự kiến đầu tư hơn 20.000 tỷ cho R&D

Chính phủ duyệt tăng vốn điều lệ cho VEC lên mức 39.366 tỷ đồng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 1145/QĐ-TTg phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) giai đoạn năm 2024 - 2026.

4 tuyến cao tốc của VEC phục vụ hơn 50,5 triệu lượt phương tiện, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2023 Tăng vốn điều lệ cho VEC lên hơn 38.000 tỷ đồng có tác động đến ngân sách nhà nước?

Hé lộ bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp quý II/2025: Nhóm ngành nào dẫn sóng?

Dù chính sách thuế quan từ Mỹ là “ẩn số” song kinh tế Việt Nam quý II/2025 vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng. Trong bức tranh biến động đó, những doanh nghiệp có lợi thế nội địa, ít phụ thuộc xuất khẩu đang lặng lẽ “vượt bão” và dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận.

Lợi nhuận sau thuế HSG đạt 567 tỷ đồng sau 8 tháng FPT trở lại mức tăng trưởng lợi nhuận 20%

Viconship gia tăng ảnh hưởng tại Hải An

Hai lãnh đạo cấp cao của Viconship – ông Nguyễn Xuân Dũng và ông Tạ Công Thông – vừa được đề cử tham gia Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cho nhiệm kỳ 2023–2028.

Nhóm Viconship liên tục gom cổ phiếu HAH, nâng sở hữu lên hơn 11,6% Nhóm Viconship liên tục gom cổ phiếu HAH, Dragon Capital giảm sở hữu tại FPT Retail

Hòa Phát thăng hạng trong Top 100 công ty lớn nhất khu vực Đông Nam Á

Ngày 17/6, Fortune đã công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025 (The 2025 Southeast Asia 500). Đây là năm thứ hai liên tiếp Hòa Phát có mặt trong danh sách này và thăng hạng từ vị trí số 76 năm 2024 lên vị trí thứ 62 năm 2025.

Hòa Phát cung cấp 1.000 vỏ container cho “ông trùm” vận tải biển Việt Nam Sau Vingroup, Hòa Phát, doanh nghiệp của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo muốn tham gia dự án metro tại TP. HCM