Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Với kinh nghiệm và thế mạnh thi công các dự án bất động sản và hạ tầng khu công nghiệp, các nhà thầu xây dựng đang tận dụng lợi thế để “lấn sân” sang đầu tư bất động sản, nhất là mảng bất động sản công nghiệp - vốn được đánh giá còn tiềm năng tăng trưởng.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?
Phối cảnh Cụm công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái

Bất động sản công nghiệp - tiềm năng tăng trưởng dài hạn

Thị trường bất động sản khu công nghiệp (KCN) đang trở thành điểm sáng đầu tư trong bối cảnh thị trường bất động sản nhà ở còn nhiều thách thức. Tính đến năm 2024, tỷ lệ lấp đầy cao tại các KCN ở miền Bắc đạt 81-83% và miền Nam lên tới 92%. Điều này không chỉ cho thấy nhu cầu mạnh mẽ về không gian công nghiệp, mà còn đảm bảo dòng tiền ổn định cho các chủ đầu tư KCN.

Giá thuê đất KCN cũng duy trì đà tăng ấn tượng, với mức tăng 35% tại miền Bắc và 67% tại miền Nam từ năm 2020 đến giữa năm 2024. Đặc biệt, tại các KCN phía Nam, giá thuê đã tăng trung bình 10-18% chỉ trong năm 2024, chứng tỏ nhu cầu thị trường không hề suy giảm, ngay cả khi phần còn lại của thị trường bất động sản đang gặp khó khăn.

Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2025 sẽ là thời điểm bất động sản công nghiệp bùng nổ, khi làn sóng dịch chuyển sản xuất toàn cầu tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Nhu cầu thuê đất dần dịch chuyển sang các tỉnh thành cấp 2 do khu vực trung tâm khan hiếm, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng quỹ đất tại những khu vực mới.

Dòng vốn FDI thế hệ mới (công nghệ cao, bán dẫn, năng lượng xanh) từ các nước đối tác lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU dự báo sẽ gia tăng đáng kể đến năm 2030. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các KCN chuyên biệt, có tiêu chuẩn cao hơn, mở ra thị trường mới cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN.

Chiến lược đầu tư mới của nhà thầu xây dựng Việt

Nắm bắt cơ hội này, nhiều “ông lớn” bất động sản KCN đang chạy đua để mở rộng quỹ đất công nghiệp. Không những thế, sức hấp dẫn của bất động sản KCN cũng đang thu hút một số doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng tham gia đầu tư.

Trong đó, Công ty Cổ phần FECON (mã FCN) là một trong những doanh nghiệp đang tiên phong trong việc đẩy mạnh chiến lược tham gia đầu tư vào các dự án bất động sản KCN thông qua các công ty thành viên và công ty liên kết.

Quảng cáo

Với kinh nghiệm nhiều năm trong thi công hạ tầng trọng điểm, hạ tầng đô thị, hạ tầng KCN, đặc biệt là các KCN theo hướng sinh thái bền vững trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý nước thải, tối ưu hóa năng lượng bằng hệ thống điện mặt trời,… dễ hiểu vì sao FECON lại lựa chọn “lấn sân” sang mảng bất động sản KCN để tận dụng lợi thế.

Theo đó, vào tháng 10/2024, Công ty Cổ phần FECON Hiệp Hòa - công ty con của FECON đã công bố thông tin về việc triển khai đầu tư Cụm công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái với quy mô 75 ha, tại xã Đoan Bái và xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Cụm công nghiệp này có tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.

Đến tháng 11/2024, thêm một doanh nghiệp thuộc FECON là Công ty Cổ phần FECON Hòa Yên - công ty liên kết của Công ty Cổ phần Đầu tư FECON được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Yên, tỉnh Bắc Giang. Dự án có quy mô hơn 256 ha với tổng vốn đầu tư là 3.745 tỷ đồng, trong đó FECON Hòa Yên góp vào 561,8 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Cả hai dự án “chào sân” của FECON đều được triển khai tại Bắc Giang - một trong các “thủ phủ công nghiệp mới” của miền Bắc với sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng, chính sách thu hút đầu tư, cùng làn sóng dịch chuyển sản xuất.

Hai dự án này đều sở hữu vị trí thuận lợi, gần các tuyến đường trọng điểm như Vành đai 4 Hà Nội, cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Sông Cầu… giúp kết nối hiệu quả với chuỗi cung ứng và các đầu mối giao thông quan trọng.

Ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT FECON cho biết, trong quá trình phát triển dự án, FECON đã tiếp cận được nhiều đối tác tiềm năng, bao gồm các nhà đầu tư đến từ Mỹ, châu Âu, Singapore và Trung Quốc.

Doanh nghiệp cũng hướng tới việc xây dựng các KCN đồng bộ theo hệ sinh thái từng ngành, đáp ứng nhu cầu về kết nối thuận tiện chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất trong cùng khu hoặc trên các địa bàn lân cận. Đồng thời, FECON cũng kết hợp các đối tác hàng đầu về đầu tư và vận hành hạ tầng điện - nước - xử lý chất thải để tối ưu hóa vận hành và cung cấp tiện ích tốt nhất cho khách hàng.

Ngoài bất động sản công nghiệp, FECON đang mở rộng đầu tư sang một số dự án đô thị vệ tinh. Điển hình là dự án Square City tại Phổ Yên, Thái Nguyên, nằm gần KCN Yên Bình và cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Đây là mô hình gắn kết dựa trên thế mạnh sẵn có, phát triển các khu đô thị hiện đại nằm trong lòng của thành phố công nghiệp để tạo ra một hệ sinh thái gắn kết, phát triển bền vững.

“FECON xác định KCN và khu đô thị vệ tinh là mảng đầu tư quan trọng trong định hướng phát triển và tận dụng thế mạnh sẵn có để tạo lợi thế cạnh tranh. Công ty hướng tới việc mở rộng danh mục đầu tư tại các khu vực có lợi thế về hạ tầng và kinh tế”, Chủ tịch FECON chia sẻ và cho biết thêm, sau Bắc Giang, FECON dự kiến triển khai thêm các dự án khu đô thị và KCN tại Hưng Yên, Đồng Nai, cùng một số địa phương khác trong vòng 3-5 năm tới.

Tuy nhiên, Chủ tịch FECON khẳng định FECON sẽ không chạy theo số lượng mà tập trung vào chất lượng và sự bền vững. Các khu công nghiệp do FECON phát triển sẽ ưu tiên hướng đến các ngành sản xuất có giá trị cao, sử dụng công nghệ xanh, ít lao động phổ thông nhưng tạo ra nhiều giá trị kinh tế. Cùng với đó, các khu đô thị của FECON đã và đang phát triển theo hướng sinh thái, đáng sống trên nguyên tắc tôn trọng các giá trị truyền thống tại địa phương.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Chuyên gia lý giải nguồn cung bất động sản TP. Hồ Chí Minh "tắc nghẽn"

Báo cáo của Savills Việt Nam về thị trường bất động sản TP.HCM trong Quý 1/2025 cho thấy sự sụt giảm đáng kể về nguồn cung mới. Theo đó, chỉ có khoảng 800 căn hộ được chào bán ra thị trường, giảm mạnh 70% so với quý trước.

VARS: Thị trường bất động sản Trung Trung Bộ phục hồi rõ rệt Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Hà Nội lên kế hoạch rà soát trụ sở dôi dư, sử dụng không đúng mục đích

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Kế hoạch số 113/KH – UBND ngày 23/4 về việc xử lý và tổ chức xử lý tài sản công là nhà, đất (trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp) không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả hoặc sử dụng không đúng mục đích.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Hà Nội giao đất đợt 2 cho Đầu tư DIA xây khu đô thị ở Đan Phượng

Ông Nguyễn Trọng Đông - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ngày 22/4 đã ký Quyết định số 2159/QĐ-UBND về việc giao 38.507m2 đất (đợt 2) tại các xã Tân Lập, Tân Hội, huyện Đan Phượng và xã Đức Giang huyện Hoài Đức cho Công ty cổ phần Đầu tư DIA để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Nhịp sống mới - Sunshine Grand Capital.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Với kinh nghiệm và thế mạnh thi công các dự án bất động sản và hạ tầng khu công nghiệp, các nhà thầu xây dựng đang tận dụng lợi thế để “lấn sân” sang đầu tư bất động sản, nhất là mảng bất động sản công nghiệp - vốn được đánh giá còn tiềm năng tăng trưởng.

Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao" Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành

Tổ chức đấu giá quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt cao tốc Bắc - Nam 68 tỷ USD để phát triển đô thị

Nội dung này được đề cập tại Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 23/4/2025 về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam mà Chính phủ vừa ban hành.

Thương mại Bắc Nam muốn xây khu dân cư hơn 1.120 tỷ đồng ở Thanh Hóa Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam 70 tỷ USD rục rịch triển khai, doanh nghiệp nào trên sàn chứng khoán hưởng lợi?

Diễn biến trái chiều giá căn hộ tại Hà Nội

Trong 5 năm qua, giá bán sơ cấp trung bình tại Hà Nội tăng 22% theo năm. Trái ngược với xu hướng này, thị trường thứ cấp trong quý 1/2025 lại chứng kiến sự điều chỉnh giảm giá, trong khi đó giá sơ cấp tiếp tục neo ở mức cao.

Lựa chọn thông thái khi đầu tư căn hộ The Cosmopolitan tại Cổ Loa Dễ dàng sở hữu căn hộ cao cấp Newtown Diamond với loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn

Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng thay đổi địa giới hành chính để lấn chiếm đất

Ngày 22/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính.

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng Thiếu hụt dòng tiền, chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina muốn vay Vinaconex thêm 300 tỷ đồng

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng

Sở Xây dựng Hà Nội vừa Thông báo mời quan tâm 2 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn huyện Đông Anh (dự án xây dựng nhà ở xã hội Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2).

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ Phục Hưng Holdings muốn "chuyển mình" sau giai đoạn khó khăn của ngành xây dựng

Hà Nội ban hành quy định mới về phí quản lý, vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Dự kiến, nguồn của Quỹ phát triển nhà ở quốc gia sẽ được huy động từ các nguồn: Ngân sách nhà nước cấp; huy động từ sự tự nguyện đóng góp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; nguồn thu từ quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thươnng mại theo quy định...

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt Quý I/2025: Tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định quy định về rà soát, công bố công khai, lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt do Nhà nước quản lý và việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt trên địa bàn thành phố.

ĐHĐCĐ Vinaconex: Kỳ vọng 70% lợi nhuận đến từ bất động sản và dịch vụ Gói thầu quan trọng nhất sân bay Long Thành có công nghệ gì?