Bách Hóa Xanh liên tiếp đón sóng gió

Trong hơn 1 năm qua, Bách Hóa Xanh đối mặt từ phản ứng tiêu cực của người dân khi bán giá cao giữa khó khăn dịch bệnh, ông Trần Kinh Doanh ra đi... cho đến việc nhà cung cấp gian dối về nguồn gốc rau.

Bách Hoá Xanh vừa được nêu tên trong chuỗi bài điều tra nguồn gốc thực phẩm của Báo Tuổi trẻ khi rau tại cửa hàng Bách Hoá Xanh lấy từ nhà cung cấp là Công ty Sản xuất Thương mại Đông A. Theo điều tra, nhà cung cấp Đông A có dấu hiệu “gian dối” về nguồn gốc rau.

Bách Hoá Xanh thông báo đã ngay lập tức thu hồi và ngưng bán toàn bộ hàng hóa của nhà cung cấp Đông A. Đồng thời yêu cầu Đông A phải giải trình về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm và quy trình cung ứng.

Hơn 1 năm trước, vào lúc dịch bệnh căng thẳng, khi nhu cầu đẩy lên quá cao trong khi nguồn lực bị giới hạn, Bách Hóa Xanh đã phải đối mặt với phản ứng tiêu cực từ dư luận, cho rằng hệ thống này lợi dụng tình hình dịch bệnh tăng giá bán hòng chuộc lợi, chất lượng sản phẩm và thái độ nhân viên phục vụ không tốt.

Một số cửa hàng Bách Hóa Xanh ở các tỉnh, thành đã bị cơ quan chức năng xử phạt vì hành vi liên quan đến giá bán như không niêm yết giá, bán cao hơn giá niêm yết... Ngay sau đó, đại diện hệ thống này cho biết sẽ rà soát lại toàn bộ quy trình vận hành và tìm giải pháp xử lý.

Trong khi đang vướng vào lùm xùm tăng giá hàng bán, dư luận lại tiếp tục xôn xao với hình ảnh công văn đề nghị chủ nhà giảm giá thuê mặt bằng của Bách Hóa Xanh. Bởi trong khi nhiều ngành hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch, Bách Hóa Xanh không hề bị gián đoạn kinh doanh, ngược lại doanh số những ngày giãn cách còn tăng gấp 4-5 lần do nhu cầu hàng tiêu dùng thiết yếu tăng đột ngột.

Nội dung văn bản này và văn bản hồi tháng 4/2020 của Thế giới di động gần như giống nhau: đề nghị giảm 50% tiền thuê mặt bằng trong 1 năm/12 tháng. Thế nhưng, tình huống của Bách Hóa Xanh khác hẳn với bối cảnh của Thế Giới Di Động khi đó, bởi ngành bán lẻ điện thoại - điện máy là lĩnh vực không thiết yếu và buộc phải đóng cửa ngừng kinh doanh trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16

Đầu năm 2022, ông Trần Kinh Doanh - người điều hành Bách Hóa Xanh từ khi mới ra mắt đã xin rút khỏi hoạt động điều hành trực tiếp chuỗi và chuyển giao cho ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG). Ít lâu sau, ông Trần Kinh doanh cũng xin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT MWG.

Quảng cáo

Hồi cuối tháng 8, Reuters đưa tin rằng đại diện của Thế giới di động cho biết đã thuê cố vấn để xem xét thoả thuận bán 20% cổ phần của chuỗi cửa hàng tạp hóa Bách Hoá Xanh. Theo một nguồn tin thân cận, định giá doanh nghiệp sẽ lớn hơn 1,5 tỷ USD.

Sau đó, Thế giới di động phát đi thông cáo, lên tiếng rằng các thông tin này là không chính xác.

Gần đây, theo một báo cáo của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), ước tính BHX lỗ 1.130 tỷ đồng trong quý 2/2022 (tăng 167% so với cùng kỳ) và 1.883 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. (tăng 77,5% so với cùng kỳ). Trong đó, chi phí một lần từ đóng cửa cửa hàng là 264 tỷ, trong khi lỗ hoạt động (tức là bao gồm các chi phí liên quan đến thay đổi layout) là 866 tỷ so với mức lỗ 759 tỷ trong quý 1.

photo-4-166304277647276577457-1385.png

Nguyên nhân lỗ lớn trong quý 2 là do Bách Hóa Xanh đã bắt đầu thay đổi layout (cách bố trí – sắp xếp cửa hàng) cho chuỗi siêu thị theo chuẩn mới: Chỉ tập trung vào 2.000-3.000 SKUs có nhu cầu tiêu dùng cao và thường xuyên, đồng thời xây dựng chính sách hàng hóa mới.

Bên cạnh việc thay đổi diện mạo, các cửa hàng Bách Hóa Xanh hoạt động không hiệu quả sẽ bị đóng cửa. Theo thông tin trên website Bách Hóa Xanh, hệ thống cửa hàng Bách Hóa Xanh hiện còn 1.740 cửa hàng, đã giảm khoảng 400 cửa hàng so với số 2.140 cửa hàng hồi tháng 4/2022.

Tuy nhiên ở mặt tích cực, BVSC cho biết dù bị đóng cửa cửa hàng nhưng doanh thu của Bách Hóa Xanh không bị ảnh hưởng. Doanh thu tháng 6 của Bách Hóa Xanh vẫn đạt mức 2.300 tỷ, không sụt giảm so với tháng trước. Biên lãi gộp quý 2 được giữ ổn định ở mức 25%. Doanh thu tháng 7 của chuỗi Bách Hóa Xanh còn tăng lên 2.350 tỷ, tăng 2,2% so với tháng 6.

Doanh thu/cửa hàng của Bách Hóa Xanh đạt 1,3 tỷ đồng vào tháng 7. Ban lãnh đạo kỳ vọng chỉ số này sẽ đạt 1,5 tỷ đồng vào cuối năm.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Công ty bia lớn nhất Việt Nam muốn nâng cổ tức tiền mặt lên 50%, cổ phiếu bất ngờ "lùi" về đáy lịch sử

Sabeco đặt mục tiêu doanh thu thuần 31.641 tỷ đồng, gần như đi ngang so với thực hiện năm trước. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 4.835 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với cùng kỳ.

Tỷ phú Thái Lan quyết tâm theo đuổi Vinamilk sau thương vụ chi 5 tỷ USD thâu tóm Sabeco Sabeco báo lãi sau thuế 4.495 tỷ đồng năm 2024

Dự án Hanoi Melody Residences nhận sổ đỏ toàn khu

Dự án Hanoi Melody Residences đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất – thường gọi là sổ đỏ, đánh dấu một cột mốc pháp lý quan trọng, bảo chứng vững chắc cho quyền lợi của cư dân và nhà đầu tư.

Hơn 2,39 tỷ USD vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản 3 tháng đầu năm “Bộ tứ đắc lợi” khi sở hữu bất động sản thấp tầng ở Ocean City

Mỹ công bố mức thuế sơ bộ chống bán phá giá thép mạ ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp HSG, HPG, NKG?

Theo một doanh nghiệp tôn mạ, dù mức thuế sơ bộ vừa công bố khá cao, nhưng trên thực tế không gây thêm ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tình hình sản xuất – kinh doanh hiện tại của các doanh nghiệp thép Việt Nam do việc tạm ngừng xuất khẩu thép mạ sang Mỹ đã kéo dài suốt từ thời điểm khởi xướng điều tra cho đến nay.

Mỹ kết luận sơ bộ tỷ lệ bán phá giá tôn mạ Việt Nam: Hòa Phát, Pomina, Nam Kim cùng 49,42%, Hoa Sen 59% Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chính phủ đã đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán

Novaland lý giải việc trình 2 phương án kinh doanh cho năm 2025

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, dự kiến diễn ra vào ngày 24/4 tại NovaWorld Phan Thiet Golf Club, Bình Thuận.

Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng trong năm 2025 Cổ phiếu Novaland thoát diện cảnh báo

FPT Retail đặt mục tiêu lợi nhuận cao kỷ lục, dự kiến chia cổ tức 25%

FPT Retail dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh 2025 với mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 48.100 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 900 tỷ đồng. Nếu hoàn thành kế hoạch đề ra, FPT Retail sẽ phá kỷ lục doanh thu và lợi nhuận.

Lợi nhuận FPT Retail về sát đỉnh cũ Một doanh nghiệp "lạ" âm thầm vượt qua Vincom Retail, REE, PNJ, FPT Retail và loạt ngân hàng, vốn hóa lập kỷ lục gần 2 tỷ USD

DNSE vươn lên 16,7 % thị phần chứng khoán phái sinh quý I/2025

DNSE đạt 16,7% thị phần môi giới chứng khoán phái sinh quý I/2025, tiếp tục giữ vững vị trí Top 2 trên Bảng xếp hạng thị phần, theo Báo cáo của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX.

DNSE lên kế hoạch chào bán 85,65 triệu cổ phiếu ra công chúng ĐHĐCĐ Chứng khoán DNSE: Điểm sáng nổi bật đến từ chứng khoán phái sinh

Cổ phiếu Novaland thoát diện cảnh báo

Novaland đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị cảnh báo theo quy định. NVL có thể được HOSE xem xét cấp quyền giao dịch ký quỹ trở lại trong thời gian tới.