Apple chuẩn bị kế hoạch lần đầu tiên sản xuất MacBook tại Việt Nam

Apple đã đề nghị nhà cung cấp hàng đầu, tập đoàn Foxconn của Đài Loan, bắt đầu sản xuất máy tính MacBook tại Việt Nam ngay từ đầu tháng 5/2023.

Từ năm sau, lần đầu tiên, Apple có kế hoạch chuyển một phần hoạt động sản xuất máy tính MacBook ra khỏi Trung Quốc bởi doanh nghiệp công nghệ này đang nỗ lực tiếp tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi nước này trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh leo thang, theo nội dung bài báo mới được Nikkei đăng tải.

Apple đã đề nghị nhà cung cấp hàng đầu, tập đoàn Foxconn của Đài Loan, bắt đầu sản xuất máy tính MacBook tại Việt Nam ngay từ đầu tháng 5/2023, theo nhiều nguồn tin từ vụ việc.

Apple đã không ngừng nỗ lực để gia tăng các địa điểm sản xuất bên ngoài Trung Quốc cho tất cả các dây chuyền sản xuất của hãng. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa chuỗi sản xuất máy tính MacBook mất nhiều thời gian hơn bởi chuỗi cung ứng này phức tạp hơn so với các sản phẩm khác rất nhiều.

“Sau khi dây chuyền sản xuất MacBook được dịch chuyển, như vậy, tất cả những sản phẩm chủ chốt của Apple đều đã có dây chuyền sản xuất bên ngoài Trung Quốc, ví dụ như điện thoại iPhone ở Ấn Độ, đồng hồ Apple Watch và máy tính bảng iPad ở Việt Nam”, theo một nguồn tin có hiểu biết về vụ việc nói với Nikkei Asia.

Nguồn tin trên cũng nhấn mạnh: “Cái Apple muốn hiện nay chính là một lựa chọn bên ngoài Trung Quốc cho tất cả các sản phẩm của hãng”.

Cũng theo Nikkei Asia, Apple đã triển khai kế hoạch chuyển một phần hoạt động sản xuất máy tính MacBook sang Việt Nam trong gần 2 năm qua, đồng thời cũng đã chạy thử dây chuyền sản xuất tại Việt Nam. Ước tính mỗi năm Apple sản xuất khoảng từ 20 đến 24 triệu máy tính MacBook, hoạt động sản xuất diễn ra tại nhiều địa điểm ở Trung Quốc như tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Thượng Hải.

Sự dịch chuyển sang Việt Nam diễn ra không chỉ bởi lý do căng thẳng địa chính trị mà còn bởi sản xuất tại Trung Quốc chịu gián đoạn bởi chính sách không COVID-19 và nhiều bất ổn từ chính sách COVID-19 của Trung Quốc trong những tuần gần đây.

Quảng cáo

Đối với Trung Quốc, việc dây chuyển sản xuất máy tính MacBook bị dịch chuyển ra bên ngoài cho thấy vị thế của Trung Quốc trong vai trò “công xưởng của thế giới” đang yếu đi. Hãng sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới từ Apple, HP cho đến Dell hay Google và Meta đều đã có ít nhất một kế hoạch đa dạng hóa nguồn cung ứng sản phẩm ra khỏi Trung Quốc tính từ khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump leo thang căng thẳng với Trung Quốc.

Hoạt động sản xuất của những máy chủ trung tâm dữ liệu cho Google, Meta, Amazon hay Microsoft đều đã được chuyển sang Đài Loan, Mexico và Thái Lan.

“Tính chung, lợi thế của Trung Quốc trong sản xuất phân khúc thấp đang giảm đi, nhiều khách hàng Mỹ giờ đây tìm kiếm các địa điểm sản xuất thay thế bên ngoài Trung Quốc. Xu thế này hiện vốn được đẩy nhanh tại tất cả các thương hiệu toàn cầu và sẽ không sớm thay đổi”, một nhà điều hành doanh nghiệp tại Inventec – doanh nghiệp cung cấp quan trọng cho HP và Dell cho hay.

Đã nhiều thập kỷ nay, Apple đã coi Trung Quốc như địa điểm sản xuất quan trọng nhất, tuy nhiên công thức vốn đã thành công nhiều thập kỷ giờ đây đã rơi vào khủng hoảng.

Mùa xuân năm 2022, hai địa điểm sản xuất máy tính MacBook và điện thoại iPhone đã bị phong tỏa để phòng chống dịch COVID-19. Vào tháng 11/2022, Apple đã cảnh báo về khả năng hai dòng điện thoại cao cấp iPhone 14 Pro và 14 Pro Max dự kiến giao hàng dịp nghỉ lễ này sẽ bị hoãn giao hàng do tình trạng thiếu lao động liên quan đến đại dịch COVID-19 tại nhà máy sản xuất quan trọng nhất ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Chuyên gia về chuỗi cung ứng tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan, ông Chiu Shih-fang, khẳng định rằng những thay đổi trong chuỗi cung ứng giờ đã không thể đảo ngược được.

“Trong quá khứ, phần lớn mọi người từng hy vọng rằng tình hình sẽ có thể thay đổi và mọi chuyện sẽ trở lại như trước đây. Tuy nhiên lần này, họ nhận ra rằng không còn cách nào đảo ngược và dù rằng họ chuẩn bị các lựa chọn thay thế đến thế nào đi nữa”, ông Chiu nói với Nikkei Asia.

Các chính sách ngặt nghèo phòng COVID-19 của Trung Quốc đã đẩy nhanh xu thế này và giờ đây nó đang xảy ra nhanh hơn so với kỳ vọng của các nhà điều hành trong ngành công nghệ cũng như các chuyên gia phân tích thị trường. Ngoài ra, căng thẳng Mỹ - Trung cũng có thể coi là một yếu tố tạo ra xu thế này, ông Chiu phân tích.

“Chẳng người chủ doanh nghiệp nào muốn bị mắc kẹt và ảnh hưởng nặng nề chỉ bởi hoạt động sản xuất của họ quá tập trung vào một địa điểm. Từ doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp nhỏ, các nhà cung cấp đều phải tìm kiếm giải pháp cho thực tế đã thay đổi trên toàn cầu”, ông Chiu chỉ ra.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Xiaomi đầu tư gần 7 tỷ USD phát triển chip điện thoại

Người sáng lập của Xiaomi ngày 19/5 cho biết “gã khổng lồ” công nghệ của Trung Quốc này sẽ đầu tư 50 tỷ NDT (6,9 tỷ USD) vào việc phát triển chip điện thoại thông minh cao cấp.

Samsung chính thức soán ngôi Xiaomi, chiếm vị trí thống lĩnh thị trường smartphone tại quốc gia đông dân nhất thế giới Samsung mất “ngôi vương” vào tay Xiaomi tại thị trường Ấn Độ

Kia chào hè với ưu đãi lớn nhất trong năm

Từ ngày 10/5, THACO AUTO và Kia Việt Nam triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm, với mức ưu đãi lên đến 80 triệu đồng (áp dụng tùy theo phiên bản), cùng nhiều quà tặng hấp dẫn.

THACO INDUSTRIES phát huy năng lực sản xuất gia công cơ khí đa lĩnh vực THACO được chấp thuận xây dựng KCN cơ khí ô tô hơn 1.400 tỷ đồng ở Quảng Nam

Tài chính khoảng 15 triệu đồng nên mua xe máy nào cho con đi học?

Giá mới chỉ từ 14,99 triệu đồng, sạc điện miễn phí đến hết tháng 5/2026, VinFast đang khiến thị trường xe máy học sinh sôi động hơn bao giờ hết bằng loạt xe điện đáp ứng đủ tiêu chí “dễ mua, dễ dùng, dễ nuôi”.

Ông Phạm Nhật Vượng đã tài trợ VinFast bao nhiêu? Ông Phạm Nhật Vượng: “VinFast sẵn sàng cạnh tranh, giá nào chơi giá đó”

Xe hơi Nhật Bản cũng phải dựa vào công nghệ Trung Quốc, từ Toyota, Nissan cho đến Honda đều nhận thua

Việc bắt tay với Huawei, Momenta, CATL… đang giúp các hãng xe hơi Nhật rút ngắn lộ trình phát triển công nghệ buồng lái thông minh và ADAS, đảm bảo không bị tụt hậu quá xa so với Tesla, BYD.

5 dự án cao tốc sẽ thông xe kỹ thuật vào 19/4 ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu lợi nhuận tăng 7,4%, lên kế hoạch tham gia các dự án đường sắt cao tốc, sân bay

Người Mỹ tranh thủ “mua vét” ô tô do lo ngại thuế quan

Theo đại lý ô tô và các phân tích trong ngành, nguồn cung xe mới và xe đã qua sử dụng tại Mỹ đang giảm nhanh chóng, khi người tiêu dùng đổ xô mua ô tô và xe tải trước khi giá có thể tăng do thuế quan.

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu rung chuyển do thuế quan của Mỹ Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ

Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây đã chỉ trích các mức thuế quan mới của Mỹ “về cơ bản là sai” khi Đức cảnh báo rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể trả đũa bằng cách nhắm vào các ông lớn công nghệ Mỹ.

Bitcoin rơi thẳng đứng xuống dưới 77.000 USD trong 'cơn bão' thuế quan của ông Trump Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan