Áp lực giá cả căng thẳng đang hạ nhiệt trên toàn cầu

Giá cả hàng hóa hạ nhiệt khi nhu cầu đi xuống làm giảm bớt áp lực kiềm chế lạm phát của ngân hàng trung ương tuy nhiên đang khiến nhiều người lo lắng về rủi ro suy thoái.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Áp lực giá cả ở thời điểm cuối năm đang hạ nhiệt khi mà ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới cố gắng xử lý vấn đề lạm phát, theo đại diện các doanh nghiệp tại Mỹ và châu Âu cho hay. Đáng nói, điều này diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn chật vật với kịch bản suy thoái kinh tế.

Theo WSJ, nhu cầu của các hộ gia đình với hàng hóa đang yếu đi trên khắp toàn cầu, nhiều nhà máy vì vậy buộc phải cắt giảm quy mô sản xuất. Kết quả áp lực lên chuỗi cung ứng hạ nhiệt, tốc độ tăng giá cả đi xuống và thương mại toàn cầu chững lại.

Hoạt động của ngành dịch vụ đang chững lại, nhiều doanh nghiệp trong ngành dịch vụ cũng đang chứng kiến tình trạng lạm phát suy giảm.

Áp lực giá cả đi xuống diễn ra ở thời điểm mà Fed và nhiều ngân hàng trung ương khác trên toàn cầu nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát có khả năng gây tổn hại đến tăng trưởng toàn cầu. Quan chức tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã nâng lãi suất tốc độ nhanh nhất tính từ thập niên 1980 để hạ nhiệt nền kinh tế và làm giảm lạm phát hiện đang ở ngưỡng cao nhất trong 40 năm.

Lạm phát cao, giá năng lượng leo thang và chi phí lãi vay tăng đã tạo ra những phép thử với nhiều nền kinh tế trên khắp thế giới trong quá trình hồi phục từ đại dịch COVID-19.

Chuyên gia kinh tế trưởng tại S&P Global, ông Chris Williamson, nhận xét: “Chúng tôi đã chứng kiến sự đi xuống tệ hại nhất tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, nếu không tính đến quá trình phong tỏa ban đầu. Tin tốt chính là sự đi xuống của nền kinh tế đang làm giảm đi áp lực lạm phát”.

Hoạt động kinh tế tại Mỹ tháng 12/2022 tiếp tục đi xuống trong tháng 12/2022, theo kết quả khảo sát của S&P Global, cùng lúc đó, hoạt động kinh tế giảm sâu hơn so với kỳ vọng trong tháng 12/2022. Cả hai khu vực này của thế giới đều công bố áp lực giá cả đi xuống.

“Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang chứng kiến lạm phát hạ nhiệt. Fed muốn lạm phát ở ngưỡng 2%. Và sẽ còn rất lâu chúng ta mới đến ngưỡng đó”, ông Williamson nhận định.

Chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ tháng 11/2022 tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước, giảm đáng kể so với ngưỡng 9,1% vào tháng 6/2022.

Hiện tại có hai yếu tố bất ổn dự kiến sẽ ảnh hưởng đến triển vọng của năm sau: việc các ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất mạnh tay đến đâu để kiềm chế lạm phát và kinh tế Trung Quốc sẽ diễn biến ra sao khi các biện pháp kiểm soát COVID-19 được nới lỏng. Nhu cầu toàn cầu chững lại hiện đang tạo ra thách thức cho châu Á khi mà nhiều cường quốc công nghiệp công bố xuất khẩu tháng 11/2022 giảm.

Chỉ số sản lượng của S&P Global tại Mỹ giảm xuống mức 44,6 điểm, ngưỡng thấp nhất trong 4 tháng từ mức 46,4 của tháng 11/2022. Chỉ số này vốn đo lường hoạt động của ngành dịch vụ và sản xuất, ngưỡng dưới 50 cho thấy sự suy giảm.

Trong tuần này, Fed dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chỉ 0,5% trong năm nay và năm sau, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của năm 2021 khi mà kinh tế hồi phục từ đại dịch COVID-19.

Kinh tế châu Âu nhiều khả năng sẽ đi xuống ở thời điểm cuối năm 2022, tuy nhiên có những dấu hiệu vững vàng cho thấy sự đi xuống của nền kinh tế có thể sẽ nhẹ nhàng hơn so với trước đây chỉ vài tháng.

Kết quả khảo sát mới nhất hoàn toàn tương xứng với kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế về việc căng thẳng Nga – Ukraine sẽ có thể ảnh hưởng đến kinh tế châu Âu vào năm sau.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE