6,6 triệu cổ phiếu và giao dịch kỳ lạ của "cổ đông lớn 2 tuần" tại Sông Hồng (SHG) sau sự cố Tổng Giám đốc bị bắt

Sau ông Toàn và bà Hạnh, hiện một cá nhân khác “tiếp bước” là bà Nguyễn Thị Hương vừa mua đúng 6,6 triệu cổ phiếu SHG, trở thành cổ đông lớn ngay ngày 16/2.

6,6 triệu cổ phiếu và giao dịch kỳ lạ của "cổ đông lớn 2 tuần" tại Sông Hồng (SHG) sau sự cố Tổng Giám đốc bị bắt

Tổng CTCP Sông Hồng (UpCOM: SHG) vừa công bố giao dịch đáng chú ý của cổ đông lớn. Cụ thể, bà Đinh Thị Hạnh đã bán toàn bộ 6,6 triệu cổ phần đang nắm giữ (tương đương 24,5% vốn), giao dịch thực hiện hôm 16/2/2024. Như vậy, chỉ sau 2 tuần kể từ khi trở thành cổ đông lớn của Sông Hồng.

Được biết, bà Đinh Thị Hạnh mua vào lượng cổ phiếu trên và đã trở thành cổ đông lớn của SHG từ ngày 2/2/2024. Cũng tại ngày này, thị trường nhận giao dịch sang tay hơn 6,6 triệu cổ phiếu SHG, bằng đúng lượng cổ phần bà Hạnh đã mua. Nhiều khả năng đây chính là giao dịch của bà Hạnh, với giá trị giao dịch gần 28 tỷ đồng (tương ứng mức giá 4.200 đồng/cp). Ở chiều bán ra hôm 16/2, thị trường cũng ghi nhận hơn 6,6 triệu cổ phiếu giao dịch sang tay với giá trị gần 22,5 tỷ đồng (tương ứng giá 3.400 đồng/cp).

Nếu đúng là giao dịch của bà Hạnh, bà Hạnh chịu lỗ khoảng gần 20% chỉ trong 2 tuần làm cổ đông lớn.

Một trường hợp tương tự là ông Nguyễn Thái Toàn - chỉ mới trở thành cổ đông lớn của SHG vào ngày 19/1 - đến ngày 2/2 ông Toàn đã bán ra toàn bộ 6,6 triệu cổ phiếu SHG cũng sau nửa tháng.

Quảng cáo

Đáng chú ý, sau ông Toàn và bà Hạnh, hiện một cá nhân khác “tiếp bước” là bà Nguyễn Thị Hương vừa mua đúng 6,6 triệu cổ phiếu SHG, trở thành cổ đông lớn ngay ngày 16/2.

Động thái mua bán có phần “kỳ lạ” tại SHG diễn ra trong bối cảnh ông Lã Tuấn Hưng - Ủy viên HĐQT, nguyên Tổng Giám đốc Công ty – vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt tạm giam vì có liên quan tới các vi phạm về đấu thầu liên quan đến Công ty AIC và Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh (hôm 8/1).

Đến ngày 10/1, SHG đã phát đi thông cáo báo chí khẳng định hành vi vi phạm pháp luật của ông Lã Tuấn Hưng là vi phạm cá nhân, không liên quan đến vai trò là Tổng giám đốc SHG.

sgh-5933.png

Về SHG, cuối năm 2023 Bộ Xây dựng vừa đấu giá thành công hơn 13,2 triệu cổ phiếu với giá khớp lệnh là 10.500 đồng/cp, bằng với mức khởi điểm. Có 2 nhà đầu tư mua vào toàn bộ lượng cổ phiếu trên, gồm một tổ chức và một cá nhân. Theo đó, Bộ Xây dựng thu về hơn 139 tỷ đồng và không còn nắm giữ cổ phần sau giao dịch.

Tổng công ty cổ phần Sông Hồng (địa chỉ tại 70 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) tiền thân là Công ty Kiến trúc Việt Trì, được thành lập năm 1958. Năm 2010, công ty chuyển đổi và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với tên gọi là Tổng CTCP Sông Hồng. Ngày 10/4/2015, cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên UPCoM.

Hiện, SHG có vốn điều lệ 270 tỷ đồng, lĩnh vực kinh doanh chính là thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi...; tư vấn, tổng thầu tư vấn, đầu tư xây lắp công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông...; cho thuê mặt bằng.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Vì sao giá bất động sản luôn tăng?

“Suốt 20 năm qua, tôi chưa bao giờ thấy thị trường bất động sản giảm giá đồng loạt. Có chăng là giảm theo một số dự án, khu vực ở thị trường thứ cấp…”, một nhà đầu tư Tp.HCM chia sẻ.

Phân khúc bất động sản này liên tục có diễn biến tích cực tại Tp.HCM Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt dòng tiền?

Lãng phí với hàng trăm dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn Hà Nội

Theo báo cáo của các đơn vị chức năng thành phố Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô hiện có 712 dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất bị chậm tiến độ, chậm triển khai. Trong đó có không ít dự án đã nằm bất động” từ 10 - 20 năm. Hiện Hà Nội đã lên phương án giải quyết vướng mắc cho 680 dự án, 32 dự án còn lại sẽ tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Chứng khoán An Bình gọi tên 3 doanh nghiệp hưởng lợi khi các luật về bất động sản thông qua Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Giá đất nhiều tuyến đường tại TP.HCM sắp tăng cao nhất tới 37 lần

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang lấy ý kiến về dự thảo về ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND Thành phố về bảng giá đất trên địa bàn.

Meta sắp đối mặt với án phạt chống độc quyền đầu tiên từ EU Tp.HCM: Nhà thuê trọ phải có diện tích tối thiểu 5m2 sàn/người

Bà Rịa - Vũng Tàu phạt nặng chủ đầu tư dự án Ecotown Phú Mỹ

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới đây đã ban hành Quyết định số 1854/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco).

Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tiến độ phát triển dự án chậm hơn kỳ vọng, lãi ròng quý II/2024 của Đất Xanh giảm gần 80%

Cung mới ít ỏi đẩy giá biệt thự, liền kề thứ cấp ở Hà Nội tăng mạnh

Trong khi thị trường sơ cấp không ghi nhận nhiều thay đổi về giá và tỉ lệ hấp thụ thì trên thị trường thứ cấp, tại một số khu vực như phía Tây Hồ Tây đang trở thành điểm nóng của thị trường bất động sản Hà Nội khi ghi nhận giá biệt thự gia tăng mạnh.

Vincom Retail có quý thứ 6 liên tiếp lãi trên 1.000 tỷ đồng Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Các chuyên gia kỳ vọng hiệu ứng của Luật Đất đai 2024 sẽ tạo nên làn sóng các nhà đầu tư đổ vốn vào nhiều lĩnh vực kinh tế tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành và đồng nghĩa với việc họ sẽ mua bất động sản tại Việt Nam.

Phân khúc bất động sản này liên tục có diễn biến tích cực tại Tp.HCM Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt dòng tiền?