100 tỷ USD - Cái giá Google phải trả vì lợi dụng vị thế độc quyền tăng giá quảng cáo

Bằng chứng từ phiên tòa và phán quyết cho thấy Google có thể đã tăng giá quảng cáo từ 5-15%.

Google đã tận dụng vị thế độc quyền bất hợp pháp của mình để tăng giá quảng cáo trong nhiều năm, theo Business Insider. Một nhà phân tích hàng đầu cho rằng điều đó có thể khiến gã khổng lồ công nghệ này thiệt hại hơn 100 tỷ USD.

Một thẩm phán liên bang ra phán quyết vào tháng trước rằng Google đã vi phạm luật chống độc quyền Mỹ vì duy trì độc quyền trên thị trường tìm kiếm trực tuyến. Các thủ tục tự khắc phục sẽ bắt đầu vào ngày 6 tháng 9 và có thể buộc Google phải chấm dứt các khoản thanh toán độc quyền cho Apple. Rủi ro bị chia tách cũng bị đưa ra thảo luận như một kịch bản cực đoan.

Nhà phân tích Mark Shmulik của Bernstein Research chỉ ra rằng Google nên lo lắng trước các vụ kiện sắp tới. Tháng trước, gã khổng lồ này đã bị kết luận vi phạm luật chống độc quyền không chỉ bằng cách trả tiền cho Apple và các đối tác. Một phát hiện khác, ít được thảo luận hơn, liên quan đến quyền định giá mạnh bất thường của Google trên thị trường quảng cáo tìm kiếm.

Sự độc quyền của Google cho phép công ty tăng giá quảng cáo một cách giả tạo trong nhiều năm. Các nhà quảng cáo vô tình phải trả quá nhiều tiền để quảng cáo thông qua Google.

“Chúng ta có thể chứng kiến một vụ kiện tập thể từ các nhà quảng cáo yêu cầu bồi thường vì đã bị tính phí quá cao trong nhiều năm”, Shmulik viết. “Rất có thể sẽ có vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại lên tới hơn 100 tỷ USD”.

Quảng cáo

Trên thị trường tìm kiếm trực tuyến, cạnh tranh lành mạnh này đã không tồn tại trong ít nhất 1 thập kỷ. Google tăng giá quảng cáo liên tục vì không có đối thủ cạnh tranh nghiêm túc nào. Điều đó rất bất thường.

Bằng chứng từ phiên tòa và phán quyết cho thấy Google có thể tăng giá quảng cáo từ 5-15% mà không làm thay đổi đáng kể chi tiêu của nhà quảng cáo. Mục đích sau cùng là để đạt được mục tiêu doanh thu.

Tháng 9 năm ngoái, giám đốc điều hành của Google Jerry Dischler cũng đã thừa nhận rằng công ty đã điều chỉnh các phiên đấu giá quảng cáo để đảm bảo đạt được mục tiêu doanh thu.

Phán quyết cho rằng Google là một công ty độc quyền là phát ngôn mang tính bước ngoặt, qua đó đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về sức mạnh của gã khổng lồ công nghệ trong kỷ nguyên Internet hiện đại. Apple, Amazon và Meta, công ty sở hữu Facebook và Instagram, cũng đang phải đối mặt với các vụ kiện chống độc quyền.

Trong vụ kiện của Google, Thẩm phán Mehta cho biết vào ngày 5 tháng 8 rằng công ty này đã duy trì độc quyền bất hợp pháp đối với các dịch vụ tìm kiếm trực tuyến nói chung và một số quảng cáo chạy trong kết quả tìm kiếm. Ông đồng ý rằng Google đã xây dựng một “chu kỳ thống trị” ngăn cản các đối thủ xây dựng các sáng kiến mới, đồng thời cho phép mình tăng giá quảng cáo vượt mức trong một thị trường tự do. Trung tâm của chu kỳ đó là hàng tỷ USD mà Google đã chi cho các công ty như Apple và Mozilla để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone và các trình duyệt như Firefox.

Năm 2020, WSJ ước tính thoả thuận giữa Google và Apple rơi vào khoảng 8-12 tỷ USD. Đến năm 2021, Google phải trả cho đối tác gần 15 tỷ USD và sang đến năm 2022 là 18-20 tỷ USD, theo Forbes. Thỏa thuận được cho là bất hợp pháp, đồng thời khiến các đối thủ cạnh tranh như Bing (Microsoft) ít được sử dụng và không thể thu đủ dữ liệu để cải thiện.

Trong kịch bản cực đoan nhất, Google sẽ phải tách một phần đáng kể doanh nghiệp của mình, bao gồm Chrome hoặc Android. Cả hai sản phẩm này đều sử dụng Google làm công cụ tìm kiếm tự động.

Khủng hoảng diễn ra vào đúng thời điểm Google ‘đứng ngồi không yên’ trước sự trỗi dậy của ChatGPT. Google khẳng định OpenAI và Amazon chính là những đối thủ cạnh tranh vô cùng mạnh, bất chấp việc chính phủ liên bang cho rằng quyền lực độc quyền của tập đoàn mang lại những lợi thế lớn chưa từng có.

Theo: Business Insider, The New York Times

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu rung chuyển do thuế quan của Mỹ

Thông tin về việc Mỹ thông báo mức thuế 25% đối với ô tô và xe tải nhẹ nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 3/4 nhập khẩu đã lan rộng khắp thế giới khi các nhà cung cấp xe toàn cầu cảnh báo về việc tăng giá ngay lập tức và các đại lý bày tỏ lo ngại về tình trạng

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô, khí hóa lỏng LNG Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/3 đã thông báo quyết định áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu - điều mà ông đã cam kết từ lâu với các cử tri Mỹ và được áp dụng từ ngày 2/4 tới.

Không bị áp thuế bán phá giá, tập đoàn thép lớn nhất VN tiết lộ bí quyết làm việc với cơ quan điều tra EU EU lùi thời hạn áp thuế trả đũa Mỹ

Trung Quốc lại khiến thế giới phải nể phục: Tung ra 3 công nghệ lần đầu tiên được áp dụng trên thế giới trong lĩnh vực vận tải đường sắt

Ngày 22/3, tại ga cảng Hoàng Hoa thuộc tuyến đường sắt Sóc Hoàng, hệ thống điều khiển tàu tự động thông minh cho đường sắt trọng tải lớn đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển đã chính thức vận hành.

Các chuỗi F&B Trung Quốc “lấn sân” Đông Nam Á, thách thức các “ông lớn” Mỹ Trung Quốc nỗ lực kích cầu giữa bão thuế quan Mỹ

Cuộc đua AI tại Trung Quốc ngày càng “nóng” hơn

Tối ngày 21/3, tập đoàn công nghệ Tencent của Trung Quốc đã chính thức ra mắt phiên bản hoàn chỉnh của mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) T1, đẩy mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực AI vốn ngày càng sôi động.

Mỹ có thể đổi hướng chính sách đối với các tập đoàn công nghệ Cổ phiếu công nghệ lao đao: Loạt “bigtech” NVIDIA, Microsoft, Alphabet, META giảm mạnh từ đỉnh, FPT cũng “bốc hơi” 33.000 tỷ vốn hóa

Reuters: Mỹ chặn DeepSeek trên thiết bị công

Bộ Thương mại Mỹ những tuần gần đây đã thông báo cho nhân viên về việc cấm sử dụng mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc trên những thiết bị do chính phủ cung cấp.

Cùng hỏi ChatGPT và DeepSeek có 1 tỷ đồng thì nên đầu tư vào đâu, 2 công cụ AI trả lời sao? Ông Tập Cận Bình triệu tập Xiaomi, Alibaba, BYD, Huawei, DeepSeek... gặp mặt để làm gì?

"Ông lớn" viễn thông Nhật Bản đầu tư 1,5 tỷ USD vào trung tâm dữ liệu tại Ấn Độ

Nippon Telegraph & Telephone (NTT) sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD vào Ấn Độ trong 3 năm cho đến năm tài chính 2027 nhằm tăng gấp đôi công suất trung tâm dữ liệu khi nền kinh tế số của quốc gia này phát triển.

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Chờ đợi dữ liệu mới, vàng thế giới đi xuống

Mỹ có thể đổi hướng chính sách đối với các tập đoàn công nghệ

Chính quyền Tổng thống Trump cũng đang cho thấy khả năng “nhẹ nhàng” hơn đối với AI, khi Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc để giành vị trí thống trị trong lĩnh vực công nghệ đang trỗi dậy này.

Tổng thống Mỹ cảnh báo sẽ áp thuế 200% đối với rượu của Pháp và EU Gần 1.000 nhà máy thịt Mỹ sắp mất quyền xuất khẩu sang Trung Quốc

VinFast bàn giao hơn 12.500 ô tô điện trong tháng 2/2025 tại Việt Nam

Ngày 12/3/2025, VinFast công bố đã bàn giao hơn 12.500 ô tô điện các loại trong tháng 2/2025 tại thị trường Việt Nam, tiếp tục khẳng định vững chắc vị thế dẫn đầu thị trường ô tô trong nước.

Hành trình VinFast: Khi niềm tin dẫn lối Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 1/2025: Bộ đôi nhà VinFast đỉnh nóc, bán gần gấp 5 lần Mitsubishi Xpander