Xử lý nghiêm ngân hàng ép người vay vốn mua bảo hiểm

Gần đây, nhiều khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại bức xúc vì bị ép mua bảo hiểm mới được giải ngân. Trước vấn đề này, cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm.

Xử lý nghiêm ngân hàng ép người vay vốn mua bảo hiểm
Hình minh họa.

Trong văn bản gửi đến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, cử tri tỉnh Khánh Hòa cho biết trong thời gian qua, khi đi vay vốn ở các ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại, người vay vốn bị “cưỡng ép” phải mua các loại bảo hiểm như: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm cháy nổ… thì mới được giải ngân khoản vay, đã gây bức xúc cho người dân.

Để bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, cử tri kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi trên để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn vay.

Trả lời kiến nghị của cử tri, NHNN cho biết, pháp luật hiện hành đã có quy định nghiêm cấm hành vi “ép” khách hàng mua, giao kết hợp đồng bảo hiểm. Cụ thể, Khoản 5 Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 nghiêm cấm hành vi “đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm”; khoản 5 Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2024 nghiêm cấm “TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức”. Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng đã có chế tài xử lý trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi này.

NHNN cho biết, hiện nay, Bộ Tài chính là cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm. Đối với các TCTD có hoạt động đại lý bảo hiểm, Luật các tổ chức tín dụng năm 2024 cũng có quy định về vấn đề này. Cụ thể, Khoản 3 Điều 206 Luật Các TCTD năm 2024 quy định: “Bộ Tài chính có trách nhiệm quản lý nhà nước trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, hoạt động đại lý bảo hiểm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bảo hiểm và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Điểm b khoản 3 Điều 207 Luật Các TCTD năm 2024 quy định Bộ Tài chính có trách nhiệm “kiểm tra, giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Quảng cáo

Về phía ngành Ngân hàng, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và đối tượng quản lý, liên quan đến vấn đề này, trong thời gian qua, NHNN đã thường xuyên có văn bản chỉ đạo, cảnh báo, chấn chỉnh hoạt động đại lý bảo hiểm của các TCTD, theo đó yêu cầu các TCTD nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật và chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm, không để xảy ra trường hợp TCTD, người quản lý, người điều hành, nhân viên của TCTD gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm, chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo tính răn đe. Tăng cường rà soát, giám sát chặt chẽ hoạt động đại lý bảo hiểm của các chi nhánh TCTD có tỷ lệ tái ký bảo hiểm năm thứ 2 thấp...

NHNN cũng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về hoạt động đại lý bảo hiểm và chỉ đạo các ngân hàng thương mại có hoạt động đại lý bảo hiểm thực hiện một số nội dung nhằm đảm bảo hoạt động đại lý bảo hiểm an toàn, hiệu quả, thực hiện đúng quy định pháp luật, hạn chế tối đa rủi ro phát sinh đối với hoạt động ngân hàng.

Bên cạnh đó, Nhà điều hành cũng bổ sung nội dung thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm của các TCTD vào kế hoạch tiến hành thanh tra năm 2023 của một số ngân hàng thương mại cổ phần. Đồng thời, yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động đại lý bảo hiểm của các TCTD có trụ sở trên địa bàn, thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của NHNN chi nhánh tỉnh thành phố, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm; nghiêm túc, khẩn trương xử lý các phản ánh, kiến nghị liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm qua đường dây nóng của NHNN theo Quy trình tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm của TCTD.

NHNN cho biết, đã cùng Bộ Tài chính đã trao đổi, làm việc và thống nhất thiết lập đường dây nóng để nắm bắt và xử lý kịp thời mọi phản ánh, kiến nghị liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ bảo hiểm của TCTD.

Ngoài ra, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHNN trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật; thanh tra, kiểm tra và giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong hoạt động đại lý bảo hiểm, NHNN (Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng) và Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) đã ký kết Quy chế phối hợp giữa hai đơn vị. Đây sẽ là bước tiến mới, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ hơn giữa hai đơn vị tham mưu của NHNN và Bộ Tài chính trong mục tiêu phát triển thị trường tài chính nói chung cũng như thị trường bảo hiểm một cách an toàn, lành mạnh và bền vững.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Hành trình Sacombank vượt khó và gần 1 tỷ USD chờ chia

Sacombank, một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam, đã trải qua gần một thập kỷ tái cơ cấu với vô vàn thách thức. Từ thương vụ sáp nhập với Southern Bank vào năm 2015, ngân hàng không chỉ gánh trên vai khối nợ xấu khổng lồ, mà còn phải ngừng chi trả cổ tức suốt gần 10 năm.

Sacombank báo lãi trong quý III/2024 Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua 5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank

HDBank công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ROE cao trên 25,7%

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 vượt trên 16.700 tỷ đồng, hoàn thành 106% kế hoạch đề ra. Nợ xấu thấp, các chỉ tiêu hiệu quả thuộc nhóm dẫn đầu toàn ngành.

HDBank chính thức tăng vốn điều lệ lên hơn 35.100 tỷ đồng HDBank tiên phong công bố Khung Tài chính Bền vững

Tăng trưởng tín dụng bứt phá, VPBank báo lãi năm 2024 hơn 20 nghìn tỷ đồng

Tận dụng các chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm, VPBank tăng tốc bứt phá mở rộng quy mô tín dụng tại các phân khúc chiến lược trong quý 4, góp phần đưa lợi nhuận cả năm tăng trưởng vượt trội 85%. Ngân hàng đã và đang tiếp tục ki

Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chỉnh là cơ hội mua” VPBank chính thức nhận chuyển giao bắt buộc GPBank

Năm 2024 SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng

Kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế đạt 6.039 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2023, hoàn thành 103% kế hoạch... Đây là một trong những điểm sáng nổi bật trong kết quả kinh doanh năm 2024 của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn Công ty Tài chính PTF của SeABank cho AEON Financial Service

LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025

Ngày 18/1/2025, tại Khách sạn Kim Liên - Hà Nội, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã: LPB) đã tổ chức Hội nghị Triển khai Kinh doanh năm 2025. Với thông điệp "Tinh gọn để: Dẫn đầu hiệu quả - Vận hành xuất sắc", Hội nghị đã khẳng định quyết tâm của LPBank trong việc phát triển kinh doanh, tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động.

LPBank thôi phân công nhiệm vụ Phó Tổng Giám đốc đối với ông Hoàng Văn Phúc LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng

TPBank: Dấu ấn số hoá trong kết quả tăng trưởng mạnh mẽ năm 2024

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, đánh dấu một năm tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững trong bối cảnh kinh tế dần phục hồi.

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững TPBank: Nhắm vào nhà, xe và tăng trưởng vượt ngành TPBank đang khắc phục sự cố hệ thống